Tiến Sĩ Nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [h=1]MỞ ĐẦU[/h]
    Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt thuộc Khu dự trữ Sinh quyển Tây Nghệ An, nằm trong hành lang xanh phía Tây, có 56.232 ha rừng tự nhiên, chiếm 83 % tổng diện tích, trong đó 33.555 ha rừng ít bị tác động, có cảnh quan đa dạng, có tiềm năng về Đa dạng sinh học. Nghiên cứu bước đầu đã xác định khu hệ thực vật có 762 loài thuộc 428 chi và 124 họ, trong đó có 30 loài quý hiếm đã ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Thú có 96 loài, Chim 131 loài. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một danh mục đầy đủ về khu hệ LC, BS. Do đó điều tra nghiên cứu khu hệ LC, BS ở đây là công việc cần thiết và cấp bách cho công tác bảo tồn. Để góp phần làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn bền vững, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”.
    [h=3]Mục tiêu nghiên cứu:[/h]- Xác định thành phần loài, xây dựng khoá định loại, mô tả đặc điểm hình thái phân loại các loài LC, BS ở Khu BTTN Pù Hoạt.
    - Xác định phân bố địa lí, phân bố theo sinh cảnh và nơi ở LC, BS Khu BTTN Pù Hoạt.
    - Đề xuất các biện pháp quản lí, bảo tồn LC, BS Khu BTTN Pù Hoạt.
    [h=3]Nội dung của đề tài:[/h]- Điều tra nghiên cứu thành phần loài, mô tả đặc điểm nhận dạng chính và xây dựng khoá định loại, ghi nhận đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài LC, BS ở Pù Hoạt.
    - Nghiên cứu sự phân bố các loài theo độ cao, sinh cảnh và nơi ở các loài LC, BS ở Pù Hoạt.
    - Đánh giá tầm quan trọng, hiện trạng và các mối đe doạ đến các loài LC, BS. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài LC, BS ở Khu BTTN Pù Hoạt.
    [h=1]Những đóng góp mới của luận án:[/h]- Lập được danh sách 107 loài LC, BS trong đó bổ sung 47 loài cho Pù Hoạt, 8 loài cho Nghệ An, 8 loài cho BTB; 2 loài lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam và 1 loài mới cho khoa học.
    - Xây dựng 4 khoá định tên họ, 15 khoá định tên giống, 24 khoá định tên loài. Bổ sung tư liệu cho 75 loài thu được mẫu vật ở Pù Hoạt.
    - Bổ sung tư liệu về phân bố, sinh học, sinh thái học và xem xét mối quan hệ với các vùng lân cận.
    - Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên và đề xuất một số giải pháp bảo tồn LC, BS ở Khu BTTN Pù Hoạt.
    [h=1] [/h][h=1]Chương 1[/h][h=1]TỔNG QUAN[/h]
    [h=2]1.1. Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở khu vực Bắc Trung Bộ[/h]Nghiên cứu về LC, BS ở Bắc Trung Bộ trước năm 1954 chủ yếu do người nước ngoài tiến hành, đáng chú ý là các công trình của tác giả Bourret từ năm 1934-1942. Cho đến hết thời kì này đã biết 58 loài ếch nhái, bò sát có ở Bắc Trung Bộ, nhiều chuyên khảo của Bourret về LC, BS Đông Dương, trong đó có Việt Nam được xuất bản: Rắn Đông Dương, Rùa Đông Dương, Ếch nhái Đông Dương.
    Do chiến tranh, sau năm 1954 các nghiên cứu LC, BS ở BTB cũng như trong cả nước mới được tiếp tục. Năm 1960 Đào Văn Tiến và cs. nghiên cứu ở khu vực Vĩnh Linh, Quảng Trị, đã thống kê được 1 loài LC, 13 loài BS. Năm 1970, Campden-Main thông báo kết quả nghiên cứu rắn Miền Nam Việt Nam, đã thống kê có 25 loài ở BTB. Năm 1981, Trần Kiên và cs. thống kê 159 loài và phân loài BS, 69 loài và phân loài LC ở miền Bắc Việt Nam, có 59 loài phân bố ở BTB. Hoàng Xuân Quang (1993) đã ghi nhận 128 loài LC, BS ở Bắc Trung Bộ. Sau đó, nhiều nghiên cứu về khu hệ LC, BS được thực hiện: Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật, Hồ Thu Cúc, Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung, Đoàn Văn Kiên . Cho đến năm 2008, các kết quả nghiên cứu đã xác định được ở khu vực BTB có 226 loài LC, BS, gồm 88 loài LC, 138 loài BS thuộc 26 họ, 5 bộ.
    Nghiên cứu về sinh học sinh thái và nhân nuôi một số loài có giá trị kinh tế đã được tiến hành trên các đối tượng: Rana rugulosa của Nguyễn Kim Tiến (1999); Ptyas mucosus của Ông Vĩnh An (2009); Leiolepis belliana của Ngô Đắc Chứng (1991) và Cao Tiến Trung (2009). Ngoài ra còn có nghiên cứu về âm thanh LC của Phùng Thị Hương, Trần Đình Quang, Trần Thị Ngân, Đậu Quang Vinh. Ngô Văn Bình, Nguyễn Thị Xuyến . Vai trò của LC trên hệ sinh thái đồng ruộng của tác giả Hoàng Xuân Quang và cs. (2002), Trần Kiên và cs. (2002). Nghiên cứu sinh học phát triển nòng nọc LC của Lê Thị Thu và cs., Lê Thị Quý và cs.
    Các nghiên cứu trên đã góp phần vào việc xuất bản các sách chuyên khảo: Ếch nhái, Bò sát ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, 2007; Ếch nhái, Bò sát ở Vườn quốc gia Bạch Mã, 2012; Động vật chí Việt Nam (phần Rắn).
    [h=2]1.2. Nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở khu BTTN Pù Hoạt[/h] Cho đến nay, khu BTTN Pù Hoạt còn ít được nghiên cứu. Năm 2008, Hoàng Xuân Quang đã ghi nhận ở Pù Hoạt 10 loài LC và 28 loài BS; Nguyễn Quảng Trường và cs., (2010) ghi nhận phân bố mới của loài Amphiesmoides ornaticeps ở Pù Hoạt. Trong báo cáo dự án xây dựng khu BTTN Pù Hoạt 2002 và của Frontier (2002) ghi nhận 35 loài LC. Như vậy rõ ràng vẫn chưa có một danh mục loài đầy đủ và có tính chất hệ thống về khu hệ LC, BS ở Khu BTTN Pù Hoạt. Kết quả các nghiên cứu trên chỉ mới thống kê được 60 loài (28 loài LC và 32 loài BS). Chính vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội ở vùng nghiên cứu
    1.3.1. Vị trí địa lí: Khu BTTN Pù Hoạt có tọa độ địa lí 19[SUP]0 [/SUP]25[SUP]’[/SUP]- 20[SUP]0[/SUP] 00’ vĩ Bắc, 104[SUP]0[/SUP]37’- 104[SUP]0 [/SUP]14’ kinh Đông, diện tích 67.943 ha, nằm trong địa phận 6 xã: Tri Lễ, Nậm Giải, Tiền Phong, Hạnh Dịch, Thông Thụ và Đồng Văn thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; Phía Bắc và Đông giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp biên giới Việt – Lào, phía Nam một phần thuộc xã Tri Lễ.
    1.3.2. Địa hình: Pù Hoạt nằm dọc biên giới Việt-Lào theo hướng Đông Bắc-Tây Nam dài 47 km, bề ngang rộng nhất ở Bắc sông Chu 25 km. Các đỉnh cao nhất 2.452 m, 2.330 m, 1.723 m, 1.530 m (tập trung ở gần đỉnh Pù Hoạt - Pù Pha Lâng phía Nam Pù Hoạt); Phía Bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa có Pù Nhích cao 1.250 m, Pù Phá Nhà ở vùng trung tâm cao trên 1.500 m. Độ cao trung bình toàn vùng 800-1.400 m và thấp nhất là bề mặt các suối Nậm Giải, Nậm Viếc, sông Chu (120-150 m so với mực nước biển).
    1.3.3. Đặc điểm khí hậu: Huyện Quế Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào tháng 5, tháng 6 gió Tây Nam qua Cao nguyên Hủa Phăn (Lào) vào Pù Hoạt trở thành gió Tây khô nóng. Gió mùa Đông Bắc vào mùa đông yếu đi khi tới Pù Hoạt. Vì vậy ở đây mùa hạ nóng có khi nhiệt độ lên tới 41,3[SUP]0[/SUP]C; mùa đông rét, nhiệt độ xuống thấp 0,6[SUP]0[/SUP]C.
    [h=3]1.3.4. Đặc điểm sông ngòi và thủy văn : Hệ thống sông suối ở Pù Hoạt có hai lưu vực sông chính: Sông Chu bắt nguồn từ sông Nậm San (ở cao nguyên Hủa Phăn-Lào) chảy vào Việt Nam ở Tây Bắc huyện Quế Phong. Lưu vực sông Con: được tạo thành từ 3 dòng suối chính là Nậm Suối, Nậm Viếc và Nậm Giải. [/h][h=2]1.3.5. Thổ nhưỡng: Về địa chất của khu BTTN Pù Hoạt có sự khác nhau giữa các phân khu: Phía Nam chủ yếu là granit trong đó đỉnh Pù Hoạt và khu vực lân cận được tạo ra do sự xâm nhập của marma chứa syenit và granit felspar kiềm; Phía Tây Nam của khu bảo tồn có một dải núi đá vôi hẹp kéo dài theo hướng Tây Nam; phía Bắc của khu bảo tồn là một dải đất có diện tích tương đối rộng được tạo bởi axít phun trào và đá tro núi lửa.[/h][h=2]1.3.6. Khu hệ thực vật và động vật: Khu BTTN Pù Hoạt có 56.232 ha rừng tự nhiên, gồm 3 kiểu rừng chính: Rừng thường xanh mưa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim; Rừng kín lá rộng thường xanh mưa nhiệt đới núi trung bình; Rừng kín lá rộng thường xanh mưa nhiệt đới núi thấp. Khu hệ thực vật ở khu BTTN Pù Hoạt có 762 loài thuộc 428 chi và 124 họ, trong đó có 30 loài quý hiếm đã ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Những khảo sát bước đầu ở Pù Hoạt đã thống kê được 193 loài động vật có xương sống thuộc 4 lớp. Thú có 96 loài, Chim 131 loài, Bò sát 32 loài, Lưỡng cư 28 loài.[/h][h=2]1.3.7. Kinh tế: Dân số có 37.365 người, gồm các dân tộc: Thái, Khơ-mú, Mường, H’mông và Kinh. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác các loại tài nguyên rừng như: gỗ, măng, tre, lá cọ, ong mật, cây thuốc và săn bắt động vật [/h]1.3.8. Văn hóa xã hội: Các xã trong Khu BTTN Pù Hoạt có trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và đường giao thông đến trung tâm xã. Tuy nhiên công tác phổ cập học sinh trong độ tuổi đến trường và chăn sóc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn hạn chế và vào mùa lũ, giao thông gặp nhiều khó khăn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...