Tiến Sĩ Nghiên cứu khu hệ cá hệ thống sông Ba

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SỸ SINH HỌC
    NĂM 2011

    MỞ ĐẦU
    Sông Ba là con sông lớn nhất ở Nam Trung Bộ Việt Nam với chiều dài 388km, diện tích lưu vực 13.800km2, ở tọa độ 120 38' đến 140 33' vĩ Bắc và 1080 5' đến 1090 20' kinh Đông, bắt nguồn từ sườn núi cao Kông Ka Kinh (1.761m) và Kông Plông (1.376m) thuộc địa phận của tỉnh Kon Tum, chảy qua các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và đến Phú Yên, đổ nước ra cửa Đà Giang cạnh thành phố Tuy Hòa. Hệ thống sông Ba đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và cải thiện môi trường, có tiềm năng thủy điện, thủy lợi lớn với tổng lượng nước đổ ra biển hàng năm là 9,7tỉ m3/năm, cung cấp nước tưới dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và phát triển thủy điện. Hệ thống sông Ba có 4 con đập lớn: Đập thủy lợi Đồng Cam, ngăn dòng chính (Phú Yên); Đập thủy điện sông Ba Hạ, ngăn dòng chính (Phú Yên - Gia Lai); đập thủy điện sông Hinh, ngăn dòng phụ lưu - sông Hinh (Phú Yên); đập thủy điện Cửu An - An Khê ngăn dòng chính (Gia Lai). Sông Ba có nguồn lợi thủy sản phong phú, cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm cho nhân dân trong vùng từ việc khai thác cá, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên và một phần của Tây Nguyên. Việc nghiên cứu và sử dụng hợp lí nguồn lợi thủy sản ở sông Ba có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn. Trong những thập niên gần đây, sông Ba đang chịu nhiều tác động của các hoạt động kinh tế xã hội: Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, các nhà máy, các cơ sở sản xuất công nghiệp, gia tăng sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong lưu vực làm thay đổi dòng chảy, nguồn nước ở vùng trung lưu và đầu nguồn bị ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống các loài cá và các loài thủy sinh vật khác. Nhiều loài có giá trị kinh tế, loài quí hiếm bị suy giảm nhanh về số lượng, làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy nghiên cứu tài nguyên đa dạng sinh học các loài cá, đánh giá hiện trạng khai thác, và các tác động bất lợi lên nguồn lợi cá, góp phần xây dựng những cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi cá cuả hệ thống sông Ba là cấp thiết. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
    Nghiên cứu khu hệ cá hệ thống sông Ba”. Mục tiêu của đề tài gồm
    :
    1. Lập danh lục thành phần l, xây dựng khóa phân loại, mô tả đặc điểm hình thái cơ bản của các loài cá ở sông Ba.
    2. Phân tích đặc điểm phân bố địa lý, các nhóm sinh thái cá sông Ba; yếu tố địa động vật của khu hệ cá sông Ba; điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi và nghề cá sông Ba.
    3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn lợi cá hệ thống sông Ba.
    Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần đánh giá và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học các vùng nước nội địa Việt Nam, xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...