Luận Văn Nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái ứng dụng vào xây dựng khu công nghiệp hòa lạc

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo giảng viên khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Huế đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học vừa qua.
    Em xin chân thành cảm ơn đến thầy Nguyễn Tưởng đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành, cũng như phương pháp giảng dạy, giúp em tiếp cận được nhiều kiến thức mới. Đặc biệt cùng với thời gian học tập thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận.
    Xin chân thành cảm ơn đến các anh/chị, bạn bè đã góp ý, xung cấp những thông tin xung quan vấn đề tiểu luận để em được hoàn thành tốt bài làm.

    Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!





    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT




    KCN : Khu công nghiệp
    KCNST : Khu công nghiệp sinh thái
    STCN : Sinh thái công nghiệp
    DN : Doanh nghiệp
    STHCN : Sinh thái học công nghiệp
    KCNC : Khu công nghệ cao
    Chương 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
    1. Khái niệm khu công nghiệp sinh thái
    Phải khẳng định rằng mô hình khu công nghiệp sinh thái đã phổ biến trên thế giới từ đầu những năm 1990 tuy nhiên, ở VN đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ. Theo khái niệm của thế giới, trong khu công nghiệp sinh thái cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Khái niệm sinh thái công nghiệp (STCN) còn được xem xét ở khía cạnh tạo thành mô hình hệ công nghiệp bảo toàn tài nguyên là chiến lược có tính chất đổi mới nhằm phát triển công nghiệp bền vững bằng cách thiết kế những hệ công nghiệp theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải và tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh - tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng. STCN là một hướng mới tiến đến đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải. Hay nói cách khác, khái niệm STCN còn bao hàm tái sinh, tái chế, tuần hoàn các loại phế liệu, giảm thiểu chi phí xử lý, tăng cường việc sử dụng tất cả các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm cả sản xuất sạch hơn về xử lý cuối đường ống. Ở đây sản xuất sạch hơn là hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức cơ sở sản xuất riêng lẻ, trong khi đó STCN hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức hệ công nghiệp.
    KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại.
    Khái niệm KCN sinh thái (KCNST) bắt đầu được phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp (STHCN): Hệ công nghiệp không phải là các thực thể riêng rẽ mà là một tổng thể các hệ thống liên quan giống như hệ sinh thái; STHCN tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp. Mục tiêu cơ bản của nó là tăng cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, .
    KCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thế giới ứng dụng Cộng sinh công nghiệp, một trong những nghiên cứu của STHCN, vào việc phát triển một hệ thống trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty từ năm 1972. Trong vòng 15 năm (từ 1982-1997), lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn than, 600.000 m3 nước, và giảm 130.000 tấn cácbon dioxide thải ra. Theo thống kê năm 2001, các công ty trong KCN này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên tổng đầu tư 75 triệu USD. Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các KCNST trên thế giới.
    Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu. Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác.
    Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và các lĩnh vực liên quan khác, với các tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới cho phát triển công nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...