Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng môn anh văn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Table of Contents

    Mục lục ( Contents )-

    Lời nói đầu (Introduction)

    I. Tóm tắt (Summary )

    I.1 Mục đích(The aim )

    I.2 Quy Trình(process )

    I.3 Kết quả (results )

    II. Giới thiệu (Introduction )

    II.1.a: Hiện trạng (status)

    II.1.b: Nguyên nhân(cause )

    II.2: Giải pháp thay thế (Alternatives)

    II.3: Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài

    (Some recent research related topics)

    II.4: Vấn đề nghiên cứu và giải thiết nghiên cứu

    (Research question and research design )

    II.4.a: Vấn đề nghiên cứu(Research Issues )

    II.4.b: Giả thiết nghiên cứu(Assuming research)

    III. Phương pháp(method)

    III.1 Khách thể nghiên cứu(Customers research )

    III.2 Thiết kế(design )

    III.3 Quy trình( process)

    III.4 Đo lường (measurement )

    IV. Phân tích dữ liệu và kết quả (Data analysis and results )

    V. Bàn luận (discussed )

    V.1 Ưu Điểm (advantages)

    V.2 : Hạn Chế (Limitations )

    VI. Kết luận và khuyến nghị (Conclusions and recommendations )

    VI.1 : Kết Luận (conclusions )

    VI.2: Kiến Nghị ( recommendations)

    VII. Tài liệu tham khảo (References )

    VIII. Phụ lục (Appendix )













    Lời nói đầu




    Ngày nay phương pháp giao tiếp đang được khuyến khích sử dụng để dạy tiếng Anh nhằm phát triển kỹ năng nghe –nói – đọc viết cho học sinh

    Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động

    Phương pháp giao tiếp qua một tiết dạy phần language focus thật sự là một nội dung khó thực hiện .Nó luôn làm tôi trăn trở mỗi khi soạn bài.



    Có nhiều quan điểm trong việc dạy học theo đường hướng giao tiếp (Commnunicative Language Teaching). Trong đó vai trò của người học được khẳng định rõ ràng. Theo Littlewood (1981) vai trò của người học không những tiếp nhận ngôn ngữ mà còn chủ động tích cực trong việc học ngôn ngữ. Thực vậy, theo Harmer (1983) thì communication ám chỉ đến những hoạt động mà người học sử dụng ngôn ngữ làm một phương tiện giao tiếp và mục đích chính của người học là hoàn thành những bài tập giao tiếp được đề ra.

    Tiếp cận vấn đề theo một hướng khác, thì tác giả Savignon (2001) đã đề cập trong lý thuyết dạy giaotiếp về 4 yếu tố cấu thành nên năng lực giao tiếp: năng lực về ngôn ngữ (Grammatical Competence),năng lực về văn hoá và xã hội (Sociocultural Competence), năng lực về ngôn bản (Discourse Competence) và năng lực về chiến lược giao tiếp (Strategic Competence). Trong đó tác giả nhấn mạnh vào vai trò của các chiến lược giao tiếp hay năng lực giao tiếp “Strategic Competence” trong việc học ngoại ngữ. Nó cần thiết ngay từ lúc ban đầu học ngoại ngữ và là một trong thành phần cấu tạo nên một nền tảng cần thiết để xây dựng năng lực giao tiếp cùng với những năng lực khác. Theo Savignon, việc đề xuất các hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm để tạo ra môi trường học ngôn ngữ đa dạng sẽ giúp cho người học có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình học, từ đó xây dựng động cơ học tích cực, chủ động, tạo niềm tin và hứng thú cho bản thân trong việc học giao tiếp. Nói một cách khác, thông qua thực hành và kinh nghiệm trong những những ngữ cảnh và sự kiện xã hội thực tế (social interaction activities), người học dần dần mở rộng năng lực giao tiếp của họ.

    Sau một thời gian dài tự học hỏi và áp dụng phương pháp giao tiếp khi dạy language focus tôi xin được chia sẽ chút ít kinh nghiêm với các anh chị và các bạn đông nghiệp.Rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô,các anh chị và các bạn đông nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh của Huyện nhà.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...