Chuyên Đề Nghiên cứu khoa học: Báo chí với vấn đề quảng bá du lịch hạ long

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH HẠ LONG



    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài:


    Trong thời đại ngày nay, du lịch không còn là điều xa lạ đối với con người. Mỗi ngày, dòng khách du lịch trên thế giới đã, đang và sẽ tỏa đi muôn nơi để khám phá những điều kỳ bí, mới mẻ ở các chân trời mới. Hiện nay, du lịch được đánh giá là ngành công nghiệp vàng, cung cấp nguồn lợi nhuận lớn cho nhiều quốc gia.


    Ở Việt Nam, tiềm năng du lịch là rất lớn. Đó là những điểm du lịch tự nhiên như các bãi tắm tuyệt đẹp dọc 3260km đường bờ biển Bắc - Nam như: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu , hay các hang động caxtơ tự nhiên lung linh, huyền ảo say đắm lòng người như động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), “Nam Thiên đệ nhất động” Phong Nha, Kẻ Bàng Ngoài ra, du lịch văn hóa - lịch sử cũng thu hút được đông đảo sự chú ý của du khách như Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An Nụ cười Việt Nam cùng khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới” đang là hình ảnh gây ấn tượng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho phát triển du lịch Việt Nam.


    Nhắc đến du lịch Việt Nam không thể không nhắc tới Vịnh Hạ Long - niềm tự hào của nhân dân cả nước. Hạ Long hội tụ đầy đủ những yếu tố thiên tạo và nhân tạo - điều mà các điểm du lịch khác khó có được. Đó là vẻ đẹp thuần khiết, huyền diệu của tự nhiên, từ bãi biển tuyệt đẹp, vịnh với hệ thống hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ sắp xếp ngẫu nhiên, hệ thống động thực vật phong phú Bên cạnh đó là những giá trị văn hóa - lịch sử do con người tạo nên như: làng chài biển, các đồ cổ vật còn tồn tại, hệ thống nhà hàng, khách sạn Chính tất cả những yếu tố đó đã tạo nên ở Hạ Long một sức lôi cuốn du khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng. Đồng thời cũng vì thế mà UNESCO đã 2 lần công nhận Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Lần đầu tiên vào ngày 17-12-1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng di sản thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan. Và năm 2000, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần thứ 2 là di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị địa chất, địa mạo. Chính những điều này đã khẳng định giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu của Vịnh Hạ Long.


    Không chỉ dừng lại ở đó, ngày nay, Vịnh Hạ Long đang được đông đảo nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế biết tới như một “ứng viên sáng giá” trong cuộc bình chọn 7 kì quan thiên nhiên thế giới mới do tổ chức New Open world (NOW) phát động. Đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long nói riêng và vẻ đẹp nước Việt Nam nói chung ra toàn thế giới; đồng thời là thời cơ ngàn vàng để du lịch Hạ Long và Việt Nam phát triển vượt bậc so với trước. Vịnh Hạ Long thực sự đã trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam.


    Báo chí - với vai trò là phương tiện truyền thông đại chúng rộng rãi và hiệu quả cần có sự nhanh nhạy nắm bắt “thời cơ ngàn vàng” nói trên. Thực tế, trong những năm qua, báo chí đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của du lịch nước nhà. Không chỉ có những thông tin phản ánh, đưa ra những nhận xét chung, mà báo chí còn đưa tin, truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có tính chỉ đạo, định hướng dư luận trong việc phát triển đất nước, du lịch đúng hướng, phù hợp xu thế phát triển của đất nước.


    Chính vì vậy khi lựa chọn đề tài “Báo chí với vấn đề quảng du lịch Hạ Long”, người viết một lần nữa muốn khẳng định hiệu quả truyền thông báo chí trong việc phát triển du lịch Hạ Long và đóng góp của báo chí trong cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.


    Đề tài “báo chí với vấn đề quảng bá du lịch Hạ Long” cố gắng tiếp cận, tìm hiểu vấn đề ở những giá trị thực tiễn mà báo chí đã, đang làm được đối với vấn đề quảng bá du lịch, hình ảnh Hạ Long; đồng thời mở ra có tính dự đoán những đóng góp của ngành trong tương lai. Tính thời sự nóng hổi của đề tài trong hôm nay và chắc chắn còn gợi mở nhiều khía cạnh trong tương lai.


    .


    PHẦN KẾT LUẬN


    Vịnh Hạ Long là tài sản vô cùng quý giá của đất nước, là quà tặng vô giá tự nhiên đã ban tặng cho đất nước Việt Nam. Vịnh Hạ Long chứa đựng trong nó giá trị cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, giá trị nhân văn, văn hóa - lịch sử sâu sắc. Chính vì thế, việc gìn giữ, bảo tồn và quảng bá hình ảnh của vịnh ra bạn bè quốc tế là rất cần thiết.


    Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam được nằm trong danh mục đề cử kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do Tổ chức New Open World tổ chức thì việc quảng bá du lịch Hạ Long càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.


    Vấn đề quảng bá Du lịch Hạ Long được Đảng và Chính phủ quan tâm, theo dõi sát sao, bởi Hạ Long là hình ảnh đại diện cho đất nước, nhân dân Việt Nam; là niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải làm sao để biến hững chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống một cách nhanh chóng nhất, được nhân dân ủng hộ và tích cực bình chọn cho Hạ Long. Để giải quyết vấn đề đó, Đảng và Nhà nước đã chọn báo chí - phương tiện truyền thông đại chúng hiệu quả nhất - thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn người dân về cách thức, thể lệ và nhen nhóm lên trong lòng mỗi người dân ngọn lửa yêu nước; để từ đó họ tích cực tham gia vào cuộc bình chọn này.


    Thông qua việc phản ánh những mặt tốt, đẹp và những mặt còn hạn chế của du lịch Hạ Long. Báo chí đã đóng góp tiếng nói quan trọng cho khâu củng cố, chấn chỉnh, xây dựng Hạ Long ngày càng đẹp hơn nữa, xứng đáng là kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.


    Xin được trích dẫn lời của nhà Sử học Dương Trung Quốc để kết thúc đề tài nghiên cứu này: “việc đề cử cho Hạ Long không phải xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc mà bắt nguồn từ giá trị độc đáo nội tại của nó, nên tôi rất ủng hộ và sẵn sàng bỏ phiếu cho Vịnh Hạ Long trở thành một trong những kỳ quan thiên nhiên thế giới. Những giá trị độc nhất vô nhị để Hạ Long 2 lần được công nhận di sản thiên nhiên thế giới đã được nhà khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu và thừa nhận. Đây là cơ hội vinh danh giá trị di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ di sản”.


    Như vậy, xét trên những luận điểm mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đề tài “Báo chí với vấn đề quảng bá du lịch Hạ Long” ra đời là nhằm đóng góp thêm tiếng nói vào công cuộc vận động bầu cử Vịnh Hạ Long. Hi vọng, bằng sự nghiêm túc trong làm việc và bằng nhiệt tình, say mê vấn đề quảng bá Du lịch Hạ Long của báo chí;hi vọng đề tài của chúng tôi sẽ có giá trị cho việc phát triển nền báo chí và Du lịch Hạ Long.


    Cuối cùng chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Đinh Văn Hường, trưởng khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng tôi hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này./.
     
Đang tải...