Tiểu Luận Nghiên cứu khoa hoc anten

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 23/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trên mọi lĩnh vực với hàng loạt những nghiên cứu, phát minh mới đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ sản xuất và đời sống của con người. Một trong những lĩnh vực được đánh giá là có triển vọng nhất và được coi là thế mạnh của Việt Nam hiện nay phải kể đến viễn thông, nó làm cho con người xích lại gần nhau hơn, làm cho khoảng cách địa lý không còn ý nghĩa nữa.
    Đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ nói trên chúng ta phải nói đến sự phát triển của các thiết bị thu phát và khả năng truyền lan sóng điện từ hiện nay, bởi lẽ hầu hết các hệ thống truyền dẫn thông tin, liên lạc chúng đều sử dụng phương thức truyền lan sóng điện từ là chủ yếu.
    Các thiết bị thu phát và chuyển tiếp sóng điện từ gọi chung là anten. Tuỳ theo điều kiện công tác, mục đích sử dụng cũng như kết cấu của các hệ thống viễn thông mà ta sử dụng nhiều loại anten khác nhau: anten chấn tử, anten khe, anten mạch dải, anten gương, anten xoắn
    Do nhu cầu thông tin, liên lạc, truyền tải dữ liệu ngày càng cao nên các băng tần ở dải sóng dài, sóng trung dần dần bị thay thế bởi các băng tần ở dải sóng ngắn và cực ngắn. Với lợi thế là khả năng bức xạ tốt ở các dải sóng này cùng với kết cấu tương đối đơn giản, dễ dàng điều chỉnh và kết hợp với các loại anten khác để tạo thành một hệ bức xạ mà anten chấn tử là lựa chọn tối ưu trong hầu hết các thiết bị vô tuyến điện.
    Trong phạm vi đề tài này, chúng em đã nghiên cứu đặc tính phương hướng của chấn tử đối xứng nhằm tìm ra được giá trị giới hạn độ dài chấn tử sao cho hướng tính của nó còn đạt cực đại ở hướng .Đây là một trong những hướng bức xạ quan trọng của anten trong việc thu phát sóng điện từ.




    Nội dung đề tài bao gồm 6 phần :
    I. Giới thiệu chung về chấn tử đối xứng
    II. Mô hình toán
    III. Đặt vấn đề
    IV. Giải quyết vấn đề
    V. Biện luận và đánh giá kết quả
    VI. Tài liệu tham khảo
    Chúng em xin chân thành cảm ơn TS Trần Xuân Việt đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình nghiên cứu, đồng thời, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Ths Phạm Việt Hưng đã đóng góp những ý kiến quý báu để giúp chúng em có thể hoàn thành được đề tài này.
    Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện báo cáo này, nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này để xây dựng nên một đề tài hoàn thiện hơn.

    NGHIÊN CỨU KHOA HOC ANTEN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...