Tiến Sĩ Nghiên cứu kháng thể kháng GAD ở bệnh nhân ĐTĐ không thừa cân, béo phì

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 11/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Sơ lược lịch sử bệnh đái tháo đường 3
    1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo WHO 4
    1.3. Phân loại đái tháo đường theo WHO 6
    1.4. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường típ 1 và 2 9
    1.5. Đái tháo đường típ LADA 13
    1.6. Kháng thể kháng GAD 18
    1.7. Xét nghiệm đo nồng độ kháng thể kháng GAD .20
    1.8. Các xét nghiệm tự miễn khác trong bệnh đái tháo đường 21
    1.9. Chuẩn hóa các xét nghiệm định lượng các tự kháng thể tự miễn trong đái tháo đường 25
    1.10. Các nghiên cứu về kháng thể kháng GAD trên thế giới và trong nước 27

    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
    2.3. Các tham số nghiên cứu 30
    2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán LADA 39
    2.5. Xử lý số liệu 40
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
    3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 41
    3.2. Đặc điểm nhóm bệnh nhân có kháng thể kháng GAD dương tính 51
    3.3. Đặc điểm nhóm bệnh nhân có kháng thể kháng GAD âm tính 54
    3.4. So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giữa hai nhóm kháng thể kháng GAD dương tính và âm tính 57
    3.5. So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giữa hai nhóm có điều trị insulin và không điều trị insulin 61
    Chương 4. BÀN LUẬN 64
    4.1. Kháng thể kháng GAD 64
    4.2. Tỷ lệ kháng thể kháng GAD và tuổi 69
    4.3. Tỷ lệ kháng thể kháng GAD dương tính và giới tính 70
    4.4. Tiền sử gia đình ĐTĐ típ 2 và kháng thể kháng GAD dương tính 70
    4.5. BMI ở hai nhóm kháng thể kháng GAD dương tính và âm tính 71
    4.6. Tỷ lệ dùng insulin ở nhóm kháng thể kháng GAD dương tính. 72
    4.7. Bilan lipid và kháng thể kháng GAD 75
    4.8. Các bệnh tự miễn khác và kháng thể kháng GAD dương tính 76
    4.9. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm kháng thể kháng GAD dương tính 77
    4.10. Kháng thể kháng GAD dương tính và LADA 82
    KẾT LUẬN 86
    KIẾN NGHỊ 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Đái tháo đường (ĐTĐ) hiện nay là một trong những bệnh nội tiết-chuyển hoá rất phổ biến trên thế giới với tốc độ phát triển bệnh tăng rất nhanh, là một trong ba bệnh phát triển nhanh nhất toàn cầu (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) [5], đặc biệt trong những năm gần đây tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội [1] .
    Đồng thời, về phương diện kinh tế -xã hội, ĐTĐ là một gánh nặng cho xã hội, việc điều trị và chăm sóc rất tốn kém và phức tạp [1], [2].
    Nhiều dữ liệu nghiên cứu về dịch tể học cho thấy đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ ở Châu Á, Châu Phi và Ấn độ khác với phương tây. Đây là đề tài đã được đưa ra trong hội thảo quốc tế về các loại bệnh đái tháo đường riêng biệt cho vùng nhiệt đới được tổ chức tại Cuttack, Ấn Độ vào năm 1995. Với sự tham gia của 60 đại biểu đến từ các nước Ấn Độ, Bangladesh,Trung Quốc, Ethiopia và các quan sát viên đến từ Châu Âu và Châu Mỹ [58]. Nhiều bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại các vùng nhiệt đới là không béo phì. Tại Ấn Độ 80% bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là không béo phì, mặc khác ở các nước phương tây 60-80% bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là béo phì. LAL H. B. và cộng sự [39] vào năm 1968 đã lưu ý hình thái lâm sàng khác của ĐTĐ thì thấy có đến 25,9% bệnh nhân ĐTĐ lớn tuổi có thể trạng gầy (lean-NIDDM). Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy ĐTĐ típ 2 có thể trạng gầy chiếm 11- 25%, và nhiều bệnh nhân ĐTĐ típ 2 gầy vắng mặt các chỉ điểm phá hủy miễn dịch tế bào beta tuyến tụy [25].
    Theo UKPDS, nghiên cứu ĐTĐ típ 2 sau 6 năm theo dõi điều trị có 30% bệnh nhân dùng sulfonylureas và 22% bệnh nhân dùng metformin chuyển sang cần dùng insulin, điều này liên quan đến sự suy nhanh chóng chức năng tế bào β tuyến tụy do giảm khối lượng tế bào beta, nhiễm độc glucose, nhiễm độc lipid, lắng đọng amyloid trong tuyến tụy hay có cơ chế bệnh sinh qua trung gian miễn dịch với sự hiện diện của kháng thể kháng đảo tụy (ICA) và kháng thể kháng GAD (Glutamic acid decarboxylase).
    Kháng thể kháng GAD được mô tả vào thập niên 1990. Độ nhạy chẩn đoán cao nhất của kháng thể kháng GAD là vào lúc bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh đái tháo đường típ 1 khoảng 70-80% [14], [30], [60], [70]. Độ đặc hiệu của kháng thể kháng GAD là khoảng 99% vì kháng thể này chỉ xuất hiện 1- 2% ở người khỏe mạnh [8], [34], [50], [71]. Tuy nhiên một tỷ lệ “bệnh nhân ĐTĐ típ 2’’ lại xuất hiện kháng thể kháng GAD và nhiều bệnh nhân “ĐTĐ típ 2” lại không thể điều trị bằng thuốc hạ glucose máu uống mà phải chuyển sang dùng insulin, có phải đây là những bệnh nhân ĐTĐ típ LADA mà không được chẩn đoán. Trong nghiên cứu UKPDS 70 [27] theo dõi 4545 bệnh nhân mới được chẩn đoán là ĐTĐ típ 2 trong thời gian 10 năm thì có 11,6% dương tính với ít nhất một kháng thể ICA, kháng thể kháng GAD, IA-2A.
    Tần suất bệnh nhân bị ĐTĐ típ LADA rất dao động trong các nghiên cứu quần thể từ 2,8% đến 22,3%. Trong một nghiên cứu lớn UKPDS thì tần suất ĐTĐ típ LADA là 10% [69]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân ĐTĐ LADA có BMI thấp hơn ĐTĐ típ 2, hay nói cách khác LADA thường chẩn đoán nhầm với bệnh nhân ĐTĐ típ 2 không béo phì.
    Ở Việt Nam trong thực hành chúng tôi nhận thấy khá nhiều bệnh nhân ĐTĐ lớn tuổi thuộc dạng gầy. Hiện tại ở nước ta việc xác định thể ĐTĐ LADA chưa được chú trọng, đặc biệt bệnh nhân ĐTĐ lớn tuổi và không béo phì. Chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu kháng thể kháng GAD ở bệnh nhân ĐTĐ không thừa cân, béo phì” với hai mục tiêu:
    1. Xác định nồng độ kháng thể kháng GAD và tỷ lệ có kháng thể kháng GAD dương tính ở bệnh nhân ĐTĐ không thừa cân, béo phì.
    2. So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và điều trị giữa hai nhóm bệnh nhân ĐTĐ có và không có kháng thể kháng GAD.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...