Thạc Sĩ Nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số p/e trên sàn hose

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 19/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý do hình thành đề tài:



    Trong việc định giá một tài sản nói chung và tài sản tài chính nói riêng, lý thuyết tài chính cung cấp cho người định giá nhiều công cụ hữu dụng như: phương chiết khấu dòng tiền ròng, phương pháp định giá tài sản thanh lý, phương pháp so sánh. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán đang phát triển ở mức sơ khai và chưa hoàn thiện. Đa số các nhà đầu tư trên sản chứng khoán không có một nền tảng vững vàng về phân tích tài chính. Phương pháp định giá so sánh sử dụng P/E là một công cụ đơn giản và thông dụng nhất mà các nhà đầu tư này sử dụng để ra quyết định. Cách thức sử dụng phương pháp định giá so sánh nói chung và phương pháp so sánh dùng P/E nói riêng là định giá một công ty dựa vào mức giá của công ty “tương tự”, trong đó khái niệm tương tự trong tài chính bao gồm tương tự về lĩnh vực hoạt động, mức độ rủi ro, năng lực tài chính, và tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, liệu việc ứng dụng phương pháp này trong định giá tại thị trường chứng khoán Việt Nam có được sử dụng đúng đắn và có đảm bảo tính chất “tương đương” giữa các công ty so sánh? Với mong muốn tìm hiểu khía cạnh này về thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả thực hiện nghiên cứu các yếu tố có mối quan hệ với chỉ số P/E trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hay nói cách khác nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố phản ánh bởi chỉ số P/E trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Các nghiên cứu tài chính về các yếu tố tác động tỉ số P/E có thể nói xuất phát từ mô hình các yếu tố cơ bản của P/E được Gordon xây dựng (1962), trong đó ông chỉ ra rằng tỉ số P/E được quyết định bởi tỉ lệ chi trả cổ tức, mức độ rủi ro của cổ phiếu và tiềm năng tăng trưởng của công ty. Mô hình này sau được phát triển tiếp bởi Campbell và Shiller (1988) thành mô hình hồi qui log(P/E) cũng với các yếu tố cơ bản này làm biến giải thích cho tỉ số P/E. Năm 1996, Fama và French kiểm chứng mối liên hệ giữa E/P với rủi ro, tăng trưởng (tỉ số BE/ME) và kích thước của công ty, hai ông kết luận rằng các yếu tố này có vai trò giải thích tỉ số E/P. Từ sự quan sát và tìm kiếm thông tin của tác giả, chưa có một nghiên cứu chính thức và hoàn chỉnh nào về các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E tại thị trường Việt Nam. Trước những thực trạng này, đề tài được xây dựng nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên tỉ số P/E của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh cho giai đoạn từ tháng 1/2002 đến tháng 12/2008.
    Mục tiêu nghiên cứu:

    Mục tiêu của nghiên cứu này là nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E trên thị trường HOSE.

    Mục lục

    Mục lục 1
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 4
    Lý do hình thành đề tài: 4
    Mục tiêu nghiên cứu: 4
    Phạm vi nghiên cứu: 5
    Ý nghĩa thực tiễn: 5
    Các bước tiến hành nghiên cứu: 5
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
    Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng chỉ số P/E: 6
    Mô hình của Gordon (1962): 6
    Mô hình của John Y. Campbell & Roert J. Shiller (1988): 6
    Các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng lên chỉ số P/E: 7
    Các biến đại diện cho rủi ro: 7
    Hệ số nợ: D/E (Debt to Equity Ratio) (Modigliani –Millers – 1958) 7
    Hệ số Beta: CAPM (William Sharpe, John Lintner và Jack Treynor 1960s) 8
    Mức vốn hoá thị trường: (Market Capitalization) 9
    Các biến đại diện cho khả năng sinh lợi: 9
    Khả năng sinh lợi: (ROA, ROE) 9
    Lợi nhuận biên tế (profit margin): 10
    Các biến đại diện cho sự tăng trưởng: 10
    Tốc độ tăng trưởng g: 10
    Tỷ số giá thị trường với giá trị bút toán: (Market to book value) 10
    Mức đầu tư ròng vào tài sản cố định (Capital Expenditures): 11
    Các biến đại diện cho chính sách cổ tức của công ty: 11
    Phương pháp phân tích số liệu: 11
    Các tiêu chuẩn để lựa chọn mô hình: 11
    Kiểm định các giả thuyết: 12
    Hiện tượng phương sai thay đổi (Heteroscedasticity): 13
    Hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation): 13
    Hiện tượng đa công tuyến (Multicollinearity): 13
    Dữ liệu bảng (Panel data): 13
    Định nghĩa và phân loại: 13
    Ưu điểm của dữ liệu bảng: 14
    Tổ chức dữ liệu trong Panel data: 14
    Các loại dữ liệu bảng: 14
    Xử lý các đơn vị chéo trong nhiều trường hợp: 14
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 15
    Quan sát tổng quan chỉ số P/E: 15
    xây dựng ma trận hệ số tương quan giữa các biến quan sát: 16
    Ma trận hệ số tương quan giữa các biến với chỉ số P/E cho toàn thị trường: 16
    Ma trận hệ số tương quan giữa các biến với chỉ số P/E cho từng nhóm ngành: 16
    Lựa chọn mô hình hồi quy: 16
    Hồi quy cắt lớp: (Cross-section regression) 16
    Mô hình lựa chọn cụ thể: 17
    Các yếu tố đại diện rủi ro: 17
    Các yếu tố đại diện tốc độ tăng trưởng: 17
    Các yếu tố đại diện khả năng sinh lợi: 17
    Các yếu tố phân loại: 17
    Giải thích việc lựa chọn các biến: 18
    Tỷ lệ chia cổ tức: 18
    Rủi ro: 18
    Quy mô công ty: 19
    Tỷ số nợ trên vốn cổ đông: 19
    Giá tị trường/ giá bút toán: 19
    Tốc độ tăng trưởng: 19
    Mức độ tái đầu tư: (Capital Expenditure) 19
    Lợi nhuận biên tế: 20
    ROE và ROA: 20
    Yếu tố Ngành – Nhóm ngành: 20
    Yếu tố thời gian: 20
    Mô hình nghiên cứu đề nghị: 21
    Thông tin thu thập: 21
    CHƯƠNG 4: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 23
    Đề cương: 23
    Nghiên cứu sơ bộ 23
    Nghiên cứu chính thức: 23
    Soạn thảo luận văn: 23
    Gặp giáo viên hướng dẫn: 23
    4.2.Sơ đồ Gantt thể hiện lịch trình làm việc: 24
    Tài liệu tham khảo dự kiến: 25
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...