Luận Văn Nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ DRIVER-HODL-GUIDE (DHG) của khác

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 22/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ DRIVER-HODL-GUIDE (DHG) của khách du lịch nước ngoài tại Nha Trang



    MỤC LỤC
    Mục lục . i
    Danh mục bảng, biểu . vi
    Lời cám ơn viii
    Tóm tắt ix
    CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
    1.1. Lý do nghiên cứu đề tài . 1
    1.2. Giới thiệu và mô tả dịch vụ Driver -Hold -Guide . 3
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu 7
    1.4. Đối tượng và phạm vinghiên cứu 7
    1.5. Sơ bộphương pháp nghiên cứu . 8
    1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 9
    1.7. Kết cấu đề tài 9
    CHƯƠNG2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 10
    2.1. Giới thiệu . 10
    2.2. Một vài khái niệm về du lịch 10
    2.2.1. Khái niệm du lịch . 10
    2.2.2. Sản phẩm du lịch . 11
    2.2.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch . 11
    2.2.2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch . 12
    2.2.2.3. Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch 12
    2.2.3. Thực hiện phân tích sản phẩm du lịch 13
    2.2.3.1. Phân tích sản phẩm cốt lõi . 13
    2.2.3.2. Phân tích sản phẩm hỗ trợ . 15
    2.2.3.3. Phân tích sản phẩm bổ sung 17
    ii
    2.2.4.Khách du lịch 19
    2.2.4.1. Khái niệm khách du lịch 19
    2.2.4.2. Thị trường khách du lịch 20
    2.2.4.3. Sự gia tăng nhu cầu của khách du lịch 20
    2.3. Các loại hình du lịch và phương tiện phục vụ du lịch . 21
    2.3.1. Phân loại loại hình du lịch 21
    2.3.2. Một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay . 22
    2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng . 24
    2.4.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm . 24
    2.4.2.Quá trình quyết định của người mua . 26
    2.4.3. Quá trình quyết định của người mua đối với sản phẩm mới . 26
    2.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chấp nhận sản phẩm mới . 27
    2.5. Mô hình nghiên cứu . 28
    2.5.1. Mô hình TAM (Technology Acceptance Model) 28
    2.5.2. Mô hình TRA (Theory of reasoned action) 28
    2.5.3. Mô hình TPB (Theory of Planned Behavior) . 29
    2.5.4. Mô hình nghiên cứu dịch vụ tương tự tại một số quốc gia . 29
    2.5.5. Mô hình nghiên cứu đề nghị 31
    2.6. Giải thích các khái niệm 31
    2.7. Tóm tắt 33
    CHƯƠNG3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34
    3.1. Giới thiệu . 34
    3.2. Thiết kế nghiên cứu . 34
    3.2.1. Nghiên cứu khám phá 34
    3.2.2. Nghiên cứu định lượng 35
    3.2.3. Quy trình nghiên cứu . 35
    3.3. Xây dựng thang đo . 37
    iii
    3.3.1. Đo lườngmức độ tác động của nhân tố “đánh giá kết quả” 37
    3.3.2. Đo lường mức độ tác động của nhân tố “an toàn” 37
    3.3.3. Đo lường mức độ tác động của nhân tố “động lực” . 38
    3.3.4. Đo lường mức độ tác động của nhân tố “điều kiện thuận tiện” 38
    3.4. Các giả thuyết nghiên cứu . 39
    3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu . 39
    3.5.1. Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha . 39
    3.5.2. Phương pháp phân tích nhân tố EFA 40
    3.5.3. Phương pháp hồi quy đa biến . 41
    3.6. Tóm tắt . 43
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ . 44
    4.1. Giới thiệu . 44
    4.2. Thông tin về mẫu nghiên cứu . 44
    4.2.1. Giới tính 44
    4.2.2. Độ tuổi . 44
    4.2.3. Trình độ học vấn . 45
    4.2.4. Thu nhập . 46
    4.2.5. Tình trạngcông việc . 46
    4.2.6. Tình trạng hôn nhân . 47
    4.3. Kết quả thống kê về các hoạt động mà du khách sẽ tham gia và các loại phương
    tiện dự định sử dụng khi đi du lịch ở Nha Trang . 48
    4.3.1. Các hoạt động du khách dự định sẽ tham gia . 48
    4.3.2. Các loại phương tiện du khách dự định sẽ sử dụng 49
    4.3.3. Những nhu cầu khác du khách cần khi sử dụng dịch vụ 50
    4.4. Kết quả thống kê mô tả về nhu cầu của du khách với dịch vụ DHG . 50
    4.5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 51
    4.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “đánh giá kết quả” . 51
    iv
    4.5.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “yếu tố an toàn” . 53
    4.5.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “động lục sử dụng” . 54
    4.5.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “điều kiện thuận tiện” . 55
    4.5.5. Đánh giá chung sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ DHG
    của Du khách nước ngoài khi đến Nha Trang 55
    4.6. Phân tích nhân tố EFA 56
    4.6.1. Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và kiểm định Barrlett 56
    4.6.2. Phương sai trích ( Cumulative) .57
    4.6.3. Ma trận nhân tố (Component Matrix) . 58
    4.7. Xây dựng mô hình . 61
    4.7.1. Kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lậpvà giữa
    các biến độc lập với nhau 61
    4.7.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu mới . 62
    4.7.3. Tìm các nhân số cho các nhân tố bằng phương pháp trung bình cộng . 64
    4.8. Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để xây dựng hoàn chỉnh mô hình . 64
    4.9.1. Kết quả hồi đa biến . 64
    4.9.2. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội 65
    4.9.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình 65
    4.9.4. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến . 66
    4.9.5. Phương trình hồi quy hoàn chỉnh 66
    4.9. Kết quả nghiên cứu . 67
    4.9.1. Kết quả kiểm định mốiqua hệ giữa các biến nhân khẩu học với ý định sử
    dụng dịch vụ DHG của du khách 67
    4.9.2. Kết quả thống kê tìm hiểu nhu cầu của dịch vụ . 67
    4.9.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo . 67
    4.9.4. Kết quả phân tích nhân tố EFA 68
    4.9.5. Kết quả hồi quy đa biến . 68
    v
    4.10. Tóm tắt . 71
    CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
    5.1. Vấn đề Du lịch có trách nhiệm (Responsible Travel) . 73
    5.1.1. Du lịch có trách nhiệm là gì? . 73
    5.1.2. “Du lịch có trách nhiệm” ở Việt Nam 73
    5.1.3. Lợi ích bước đầu đạt được từ “Du lịch có trách nhiệm” . 74
    5.2. Du lịch bằng xe máy (dịch vụ DHG) . 74
    5.2.1. Một vài thảo luận chung về dịch vụ DHG . 74
    5.2.2. Một vài kiến nghị đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ . 75
    5.3. Hạn chế của nghiên cứu và bước nghiên cứu tiếp theo . 80
    vi
    DANH MỤC BẢNG -BIỂU - SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô tả dịch vụ Driver -Hold -Guide . 4
    Sơ đồ 2-1 : Mô hình hành vi của người mua 25
    Sơ đồ 2-2 : Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi . 25
    Sơ đồ 2-3 : Mô hình quá trình quyết định của người mua 26
    Sơ đồ 2-4. Mô hình TAM (Nguồn: Fred Davis, 1989) . 28
    Sơ đồ 2-5 : Mô hình TRA (Nguồn: Davis et al, 1989) . 29
    Sơ đồ 2-6 : Mô hình TPB (Nguồn: Ajzen, 1991) . 29
    Sơ đồ 2-7 : Mô hình nghiên cứu đề nghị . 31
    Biểu đồ 4-1: Độ tuổi nhóm du khách 5
    Biểu đồ 4-2: Trình độ học vấn 5
    Biểu đồ 4-3: Thu nhập du khách . 6
    Biểu đồ 4-4: Tình trạng công việc . 7
    Biểu đồ 4-5: Tình trạng hôn nhân . 7
    Bảng 1-1 : Thông tin về công ty Havina Moto . 6
    Bảng 1-2 : Thông tin về công ty Hiền Linh 6
    Bảng 1-3. : Thông tin về công ty Khánh Duy . 6
    Bảng 2-1 : Câuhỏi cần trả lời khi phân tích sản phẩm cốt lõi của thành phố 14
    Bảng 2-2 : Câu cần trả lời khi phân tích sản phẩm hỗ trợ 15
    Bảng 2-3 : Câu hỏi cần trả lời khi phân tích sản phẩm bổ sung 18
    Bảng 2-4 : Tóm tắt mô hình nghiên cứu ở một số quốc gia . 30
    Bảng 4-1: Các hoạt động du khách có ý định sẽ tham gia khi đến Nha Trang 48
    Bảng 4-2: Các loại phương tiện du khách dự định sẽ sử dụng khi ở Nha Trang . 49
    Bảng 4-3: Những nhu cầu khác cần có khi sử dụng dịch vụ 50
    Bảng 4-4: Hệ số Alpha -thang đo k ết quả đánh giá dịch vụ DHG gồm 7 quan sát 51
    Bảng 4-5: Hệ số Alpha -thang đo đánh giá kết quả dịch vụ gồm 6 quan sát 52
    vii
    Bảng 4-6: Hệ số Alpha -thang đo yếu tố an toàn dịch vụ DHG gồm 10 quan sát 53
    Bảng 4-7: Hệ số Alpha -thang đo động lực gồm 8 quan sát 54
    Bảng 4-8: Hệ số Alpha -thang đo các điều kiện thuận tiện gồm 7 quan sát 55
    Bảng 4-9: Hệ số Alpha -thang đo sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng dịch
    vụ của du khách . 55
    Bảng 4-10: Đại lượng thống kê Bartlett’s và chỉ số KMO . 57
    Bảng 4-11: Phương sai trích khi xoay nhân tố 57
    Bảng 4-12: Bảng ma trận nhân tố đã xoay trongkết quả EFA . 58
    Bảng 4-13: Hệ số tương quan giữa các biến . 62
    Bảng 4-14: Kết quả hồi quy với 5 nhân tố F1, F2, F3, F6, F7 . 65


    TÓM TẮT
    Mục đích nghiên cứu đề tài này là khám phá các yếu tố có khả năng tác động
    vào ý định sử dụng dịch vụ mới “Driver -Hold -Guide”(DHG), xây dựng thang đo
    lường các yếu tố này, xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa
    các yếu tố với sự tác động đến ý định sử dụng dịch vụ của du khách nước ngoài khi
    đến thành phố Nha Trang.
    Dựa vào các nghiên cứu liên quan, bài viết học thuật phân tích về các mô hình
    liên quancủa đại học Oakland, đề tài đã đưa ra một mô hình lý thuyết và các thang đo
    lường khái niệm nghiên cứu. Một nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu 243 du khách
    nước ngoài được thực hiện để đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết.
    Kết quả kiểm định và những lập luận cho thấy các thang đo đạt yêu cầu (sau khi
    có một số điều chỉnh), mô hình lý thuyết phù hợp với thông tin thị trường và đa số
    các giả thuyết được chấp nhận. Cụthể các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch
    vụ DHG khi du lịch ở Nha Trang là: sự hữu ích của dịch vụ, sự cảm nhận của du
    kháchvề lái xe, yếu tố hiểu biết của du khách về dịch vụ và công ty, sự thuận tiện khi
    tiếp cận dịch vụ của du khách và cuối cùng là sự an toàn khi sử dụng dịch vụ.
    Kết quảcủa nghiên cứu tuy không thực sự như mong muốn của người viết
    nhưng mang lại một số hàm ý thiết thực đối với các công tydu lịch, khách sạn khi
    muốn đa dạng hóa sản phẩm du lịch của mình. Cụ thểlà nghiên cứu giúp các công ty,
    khách sạn xác địnhđược những yếu tố nào tác động đến ý định sử dụng loại hình dịch
    vụ này, đồng thời cũng đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế
    nào. Từ đó, các công ty du lịch, khách sạn có thểchọn lựa các điểm đến thích hợp,
    hấp dẫn và độc đáo nhằm thu hút sự chú ý của du khách. Đồng thời có phương pháp
    tiếp cận hợp lí sẽ tạo nên hiệu quả hơn trong việc thu hút du khách cho loại dịch vụ
    này. Bên cạnh đó, các công tycũng cần quan tâm nhiều đến chất lượng và uy tín
    thông qua người thực hiện dịch vụ là tài xế, cộng với việc đảm bảo trách nhiệm của
    công ty đối với du khách là rất cần thiết.
    Cuối cùng, nghiên cứu này là cơ sở để sinh viên nghành du lịch mở rộng các
    hướng nghiên cứu sau này, đi vào các nghiên cứu sâu hơn về sự tác động của các yếu
    tố đến ý định sử dụng dịch mới không chỉ trong nghành du lịch mà cả các ngành khác
    trong phạm vi ở thành phố Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
    1
    CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.1. Lý do nghiên cứu đề tài
    Việt Nam -một quốc giatiềm năng du lịch vớiđiều kiệntự nhiên,kinh tế, chính
    trị, văn hóa, xã hội thuận lợi, thích hợp để phát triển Dulịch thành một trong những
    ngành kinh tế mũi nhọn.
    Tính đến tháng 2/2010, Việt Nam cóhơn2.741 di tích, thắng cảnh được xếp
    hạng di tích quốc gia, trong đó có 8 di sảnđược UNESCO công nhận là di sản thế
    giới. Đồng thời, Việt Nam cũng đã được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh
    quyển thế giới.
    Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trênthế giới với 125 bãi
    tắm đẹp và là 1 trong 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới (Hạ Long, Nha Trang).
    Thực hiện chiến lược định hướng phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
    nhọn, vừa qua, Tổng cục Du lịch đã tiếp tục thực hiệnChương trình kích cầu du lịch
    năm 2010 mang tên “Việt Nam -Điểm đến của bạn”, với mục tiêu đạtđược 4,2 triệu
    lượt khách quốc tế và 27-28 triệu lượt khách nội địa.
    Chương trình kích cầu du lịch 2010 có 7 nội dung chính trong đó có 3 nội dung
    hoàn toàn mới đó là: Phát động chiến dịch bán hàng giảm giá "Impressive Vietnam
    Grand Sale 2010" vào mùa thấp điểm; Phát động chiến dịch xúc tiến tại chỗ đối với
    khách du lịch đã đến Việt Nam với khẩu hiệu “Việt Nam thân thiện chào đón bạn”;
    phát động chiến dịch hướng về cội nguồn giành cho Việt kiều. Bốn nội dung còn lại
    đã được ngành du lịch triển khai trong thời gian qua và năm nay tiếp tục được tập
    trung đẩy mạnh đó là: chương trình đẩy mạnh thu hút khách quốc tế; tiếp tục đẩy
    mạnh chương trình du lịch nội địa nhân dịp các sự kiện lớn của dân tộc và các sự kiện
    của ngành du lịch; đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, phát triển sản phẩm và nâng
    cao chất lượng dịch vụ; và đẩy mạnh chiến dịch bình chọn cho Vịnh Hạ Long.
    Cùng với xu hướng phát triển của Ngành, Du lịch Khánh Hòa đã vàđang từng
    bước đi lên theonhững định hướng sáng tạo từ Chương trình phát triển Du lịch của
    Tỉnh ủy khóa XIII.Chính vì vậy, để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm2010, có
    tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh đã không ngừngxây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
    triển du lịch đối với các khu du lịch trong tỉnh, đồng thời tiến hành đầu tư và thu hút
    đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Nha
    Trang -Khánh Hòa; thực hiện đa dạng hóa các loại hình du lịch, gắn kết hoạt động du
    2
    lịch với các hoạt động văn hóa và các lễ hội truyền thống; triển khai các biện pháp
    bảo đảm an ninh trật tự và vệ sinhmôi trường du lịch; chú trọng đào tạo nguồn nhân
    lực du lịch; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước trong hoạt
    động du lịch .
    Với những nỗ lực trên, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế
    thế giới, nhưng du lịch Khánh Hòa vẫn có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ: lượng khách
    du lịch đến Nha Trang tăng hằng năm từ 13% đến 25%, doanh thu năm 2009 ước đạt
    1.567 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2005 và tăng 15,8% so với năm 2008.
    Đến nay, Khánh Hòa đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về du lịch do Đại hội
    Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2006 -2010
    của tỉnh đã đề ra. Phấn đấu đến cuối năm 2010 thu hút 1,76 triệu lượt khách lưu trú,
    doanh thu đạt trên 1.750 tỉ đồng và đến năm 2015 đạt 2,3 triệu lượt khách, trong đó
    có 880.000 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 3.000 tỉ đồng .
    Thực tiễn phát triển du lịchtrong những năm qua cho thấy không thể phát triển
    du lịch nếu chỉ trông chờ vào điều kiện tự nhiên và thế mạnh cảnh quan thiên nhiên.
    Để du lịch trở thành ngành công nghiệp không khói, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền có
    những định hướng đúng đắn, sáng tạo làm chỗ dựa tin cậy cho doanh nghiệp đầu tư,
    phát triển.
    Theo khảo sát của Viện nghiên cứu xu hướng tương lai Kairos Future
    International và Ducoral Vaccine tại Thụy Điển đã đưa ra một số dự báo khuynh
    hướng du khách cho năm 2010 và những năm sắp tới: khuynh hướng 1: đi du lịch xa;
    khuynh hướng 2: những trải nghiệm độc đáo; khuynh hướng3: du lịch thân thiện với
    môi trường; khuynh hướng 4: chăm sóc sức khỏe; khuynh hướng 5: cho cuộc sống
    thêm phong phú.
    Từ những nghiên cứu khảo sát khuynh hướng đi du lịch của du khách, những
    người có trách nhiệm trong ngành du lịch nên quan tâm hơn đến những khuynh
    hướng của du khách cũng như tìm hiểu họ thích gì, ghét gì vì muốn chiều lòng
    “Thượng đế” thì cũng cần phải biết ý “Thượng đế”!. Từ đó, chúng ta có thể chủ động
    trong việc thiết kế các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, đa dạng và phù hợp hơn với
    sở thích của khách quốc tế cũng như khách nội địa. Tuy nhiên, theo ý kiến một
    chuyên gia du lịch, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước, việc đầu tư vào các sản
    phẩm giải trí riêng lẻ như trung tâm thể thao, biểu diễn văn hóa, thậm chí cả sân golf
    thường không có lời. Mà phải có các sản phẩm giải trí được tổ chức tốt, liên kết tốt
    với các dịch vụ du lịch khác mới tạo được sức hấp dẫn lớn hơn cho ngành du lịch.
    3
    Điều tra thường niên của Hiệp hội Các đại lý lữ hành Anh (Association of
    British Travel Agents -ABTA) cũng cho thấy nhu cầu đối với những điểm đến mạo
    hiểm với những trải nghiệm khác biệt sẽ tăng trong năm tới.
    Hiện nay, ở nhiều nước, các tour du lịch đại chúng theo những chương trình
    tham quan ngắm cảnh chung chung đang dần nhường chỗ cho loại hình du lịch
    chuyên biệt như du lịch thiên nhiên, du lịch thể thao Để bắt kịp xu hướng này, các
    nước phải dựa vào lợi thế của mình để đa dạng hóa sản phẩm.
    Trong đó,du lịch bụi xuyên Việt (xe máy, xe đạp) là xu hướng của du khách
    thích khám phá, mạo hiểm do rẻ tiền, thú vị, lại học được nhiều điều từ thực tế và có
    thể chủ động điểm đến theo ý mình. Đặc biệt với du lịch bụi, chúng ta có thể khám
    phá các điểm vùng sâu vùng xa mà ôtô khó có thể đến được.
    Hấp dẫn, độc đáo và đầy lôi cuốn, các tour du lịch khám phá và mạo hiểm đang
    dần trở thành một loại hình du lịch được yêu thích. Hình thức này ngày càng được
    các bạn trẻ ưa chuộng, thu hút một số lượng đông đảo khách du lịch quốc tế.Tuy
    nhiên, loại hình này có lẽ vẫn cần có một "cú hích" để phát triển.
    Có thểthấy, trong những năm trở lại đây, việc cho phép tổ chức những đoàn du
    lịch môtô phân khối lớn vào Việt Nam đang mở ra những cơ hội rất lớn trong việc thu
    hút một số lượng lớn khách quốc tế đến nước ta tham gia loại hình du lịch này; nhất
    là các đoàn khách đi qua ngả đường bộ Campuchia, Thái Lan, Lào và Trung Quốc
    theo các hành trình xuyên Á, dọc sông Mekong và hành lang kinh tế Đông -Tây.
    Điều này cho thấyxu hướng sử dụng xe máy vào du lịch cũng đang rất được ưu
    chuộng và hấp dẫn đối với khách quốc tế. Tuy nhiên, loại hình dịch vụ này chưa phổ
    biến ở Việt Nam, riêng ở Nha Trang - Khánh Hòa nó chỉ đang tồn tạidưới dạng manh
    múm, nhỏ lẻvà mạng tính tự phát.
    Xuất phát từ thực tế trên, người viết đã chọn đề tài “Nghiên cứu khám phá các
    yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ DRIVER-HODL-GUIDE (DHG) của
    khách du lịch nước ngoài tại Nha Trang”cho khóa luậntốt nghiệp. Dịch vụ DHG là
    sự “Phá cách”trong việc tạo ra dịch vụ mới nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu
    cầu của khách nước ngoài trong tương lai.
    1.2. Giới thiệu và mô tả dịch vụ Driver -Hold -Guide
     Giới thiệu dịch vụ
    Driver -Hold -Guide là một loại hình dịch vụ sử dụng phương tiện xe gắn máy
    làm phương tiện phục v ụ chính, nhằm giúp du khách nước ngoài có được sự thuận
    4
    tiện hơn trong việc khám phá các điểm đến đồng thời có thể dễ dàng hơn trong việc
    đi lại, ăn uống, học hỏi và tìm hiểu văn hóa của con người Việt.
    Sơ đồ1.1: Sơ đồ mô tả dịch vụ Driver -Hold -Guide
     Môtả dịch vụ Driver Hold Guide
    Khách nước ngoài (gồm các cá nhân hoặc một đoàn nhỏ khoảng 10 người) có nhu
    cầu khám phá các điểm du lịch tại địa phương bằng phương tiện xe gắn máy sẽ liên hệ
    với DHG để được tư vấn hỗ trợvề điểm đến, giá cả, ăn uống, ngủ nghỉ .Khách có thể
    liên hệ trực tiếp, qua điện thoại hoặc đăng ký trực tuyến tại trang web của công ty.
    Sau khi chọn tour, các tài xế kiêm hướng dẫn viên sẽ đưa khách đến các điểm
    tham quan bằng xe gắn máy. Các tài xế được xemlà người bạn đồng hành cùng du
    khách khám phá địa phương. Khách có thể đến công ty hoặc được đưa đón tận nơi. Giá
    cước được tính theo số km đã được quy ước trong bảng giáthông qua đồng hồ điện tử
    gắn theo xe. Khách sẽ ăn uống và nghỉ ngơi tại nhà dânnếu có thêm nhu cầu. Với
    những nhóm khách đoàn, DHG có thêm dịch vụ tổ chức trò chơi giải trí tăng thêm tính
    hấp dẫn của tour. Khách cũng có thể tự sử dụng xe gắn máy thông qua sự hướng dẫn
    của công ty. Điểm đến ban đầu là những điểm tham quan trong thành phố, và những
    điểm ngoại thành. Tiến đến là các điểm đến của các tỉnh thành kế cận, và xa hơn nữa
    là tổ chức các chuyến đi xuyên Việt.
    Các bác tàiđượctrang bị đầy đủ những vật dụngvà được huấn luyện những kỹ
    năng cần thiết cho suốt chuyến hành trình. Mỗi lái xe có một mã số riêng và được
    phân công ở vị trí nhất định trong thành phố. Khi đón, trả khách họ đều phải liên lạc
    về cho tổng đài.
    Hi vọng mô hình kinh doanh “Phá cách” khá mạo hiểm và mới lạ dành cho du
    khách nước ngoài sẽ thành công trên thị trường Nha Trang.
    KHÁCH
    DU LỊCH
    ĐIỂM
    THAM QUAN
    DRIVER-HOLD-GUIDE


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Quản trị kinh doanh lữ hành, Ths. Nguyễn Hoài Nam, ĐH Kinh tế TP.HCM, Lưu
    hành nội bộ.
    2. Quản trị du lịch v à lữ hành, Ths. Sơn Hồng Đức, ĐH Hoa Sen, Lưu hành nội bộ.
    3. Những nguyên lý tiếp thị 1, Philip Kotler & Gary Armstrong, NXB Thống k ê.
    4. Tiếp thị phá cách, Philip Kotler & Fernando Trias de Bes, NXB Trẻ.
    5. Bùi Thị Hải Yến ,Tuyến điểm du lịch Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục, 2005.
    6. Lê thông (chủ biên), Nguyễn Vắn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý kinh tế -Xã hội
    Việt Nam. NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2001.
    7. Đề tài: Đánh giá sự thỏa mãn của du khách đối với hoạt động kinh doanh du lịch
    tại Nha Trang, Nguyễn Văn Nhân, ĐH Nha Trang.
    8. Đề tài: Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng đối với siêu thị Maximark tại thành
    phố Nha Trang, Nguyễn Thị Hưng, ĐH Nha Trang.
    9. Đề tài: Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ
    Internet Banking nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, Lê Thị Kim Tuyết, ĐH Đà Nẵng-2008 (Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6).
    10. Đề tài: Vận dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để giải thích động cơ của
    người tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang, Th.S. Hồ Huy Tựu ,ĐH Nha trang.
    11. Lê Danh Vinh (2005), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2005, 2006, 2007,
    Bộ Thương Mại.
    12. Ajzen, I., (1991). The theory of planned behavior, Organizational Behavior and
    Human Decision Process, 50, 179-211.
    13. Ajzen, I., Fishbein, M., (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior, Addison
    Wesley Publishing Company, Inc.
    14. Ajzen, I. (2006). Constructing a TpB Questionnaire: Conceptual and
    Methodological Considerations. 2002, revised 2006. Retrieved April 8th from
    http://www-unix.oit.umass.edu/~aizen/pdf/tpb.measurement.pdf.
    15. Oliver, R.L. and Satisfaction, A Behavioral Perspective on the Customer, Irwin
    McGraw Hill, (1997).
    83
    16. Schiffman LG. & Kanuk LL. (2007) Consumer behavior, Pearson, 9th ed., pp.
    240-241.
    17. Bussakorn Jaruwachirathanakul, Dieter Fink. (2005). “Internet banking adoption
    strategies for a developing country: the case of Thailand”, Internet Reasearch, 15(3):
    295-311.
    18. Bài viết học thuật: Kieran Mathieson (Semtember 1991),“Predicting User
    Intentions: Comparing the Technology Acceptance Model with the Theory of
    Planned Behavior”,Department of Decision and Information Sciences, Oakland
    University, Rochester, Michigan 48309-4401, tr.173 -191.
    19. Các website liên quan:
     http://www.vietnam.gov.vn/portal/page?_pageid=33,638900&_dad=portal&_sche
    ma=PORTAL&docid=10920)
     http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1010&itemid=7576
     http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=14331554&news_ID=22510
    69
     http://www.binhthuantourism.com/index.php?nv=News&at=article&sid=1824
     http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=363623&ChannelID=100
     http://www.luavietours.com/front/info.aspx?CateId=31&NewsId=118
     http://www.dalat-easyrider.com.vn/Websites/English/default.aspx
     http://www.vietco.com/store_news.php?news_id=1828
     http://doanhnhansaigon.vn/online/y-tuong-kinh-doanh/y-tuong-moi/2009/05/743/taxi-2-banh-mo-hinh-van-chuyen-linh-hoat/
     http://www.quangcaosanpham.com/doanh-nghiep/10059/cong-ty-van-chuyen-hanh-khach-cong-cong.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...