Luận Văn Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thành phố Hạ Long phục vụ phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    Du lịch là ngành công nhiệp không khói, là một bộ phận quan trọng của nền
    kinh tế xã hội. Lúc đầu du lịch chỉ là hoạt động bên lề của các hoạt động khác như:
    buôn bán, tôn giáo, tín ngưỡng, khám phá, thể thao của con người. Trong thời kì
    hiện đại, con người đi du lịch với mục đích chính là thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải
    trí. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động du lịch sẽ được
    tiến hành nhanh hơn, thuận tiện hơn giúp con người rút ngắn thời gian và chi phí
    khi tham gia du lịch.
    Du lịch mang lại lợi ích kinh tế cao, cân bằng thu nhập giữa các vùng miền
    lãnh thổ. Đặc biệt với các quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển như
    Việt Nam thì việc đẩy mạnh phát triển du lịch là một vấn đề cần được quan tâm
    sâu sắc. Hơn nữa, một trong những mục tiêu phấn đấu của nước ta là “dân giàu,
    nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Để đạt được mục tiêu này, việc
    đẩy mạnh phát triển du lịch là hoạt động không thể thiếu.
    Để phát triển du lịch đòi hỏi phải có sự hợp thành của nhiều yếu tố. Trong
    đó TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Chính sự phong phú
    đa dạng và đặc sắc của TNDL tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của sản
    phẩm du lịch. Du khách có quyết định thực hiện các chuyến đi hay không phụ
    thuộc rất lớn vào giá trị TNDL nơi đến. Do vậy, mỗi quốc gia, mỗi vùng miền
    muốn phát triển du lịch đạt hiệu quả cao cần quan tâm đầu tư khai thác, sử dụng
    TNDL một cách hợp lí.
    Tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Hạ Long nói riêng có nguồn TNDL
    phong phú và đa dạng. Bên cạnh TNDL tự nhiên, TNDL nhân văn của địa phương
    cũng chứa đựng nhiều giá trị. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chỉ quan tâm khai thác
    TNDL tự nhiên mà chưa có kế hoạch quan tâm đến việc khai thác TNDL nhân văn.
    Trong khi đó khai thác cân đối tài nguyên là một biện pháp quan trọng để phát
    4
    triển du lịch. Chính vì vậy đề tài: “Nghiên cứu khai thác TNDL nhân văn thành
    phố Hạ Long phục vụ phát triển du lịch” mong muốn sẽ có điều kiện đánh giá giá
    trị tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hạ Long, vận dụng kiến thức đã học
    vào thực tiễn nhằm nhận diện rõ hơn về mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch nhân
    văn và việc khai thác các tài nguyên đó để phục vụ phát triển du lịch của thành phố
    Hạ Long. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa có ý nghĩa thực tiễn
    cấp bách góp phần vào việc xây dựng và phát triển du lịch thành phố nhằm thu hút
    khách du lịch đến với Hạ Long ngày một nhiều hơn, Hạ Long phát triển toàn diện
    hơn.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Nghiên cứu TNDL nhân văn là một vấn đề quan trọng, từ đó đưa ra những
    định hướng, chiến lược và chính sách nhằm khai thác tài nguyên hợp lí, sử dụng tài
    nguyên, nâng cao giá trị, sức hấp dẫn của điểm đến. Việc khai thác TNDL nhân
    văn phù hợp với giá trị sẵn có hay không, có thúc đẩy sự phát triển du lịch địa
    phương hay không rất cần đến sự quan tâm của nhà nước, các ban ngành, các nhà
    nghiên cứu du lịch
    Thấy rõ tầm quan trọng cũng như khả năng thực tiễn của vấn đề, đã có rất
    nhiều những đề án, tham luận của các tổ chức, cá nhân đưa ra nhằm đánh giá đúng
    giá trị tài nguyên nhân văn Hạ Long bên cạnh mục tiêu chính nhằm phát triển
    thành phố Hạ Long nói riêng, du lịch tỉnh Quảng Ninh nói chung. Các đề án,
    nghiên cứu có thể kể tên như:
    Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng
    Ninh (Thực hiện năm 2002). TNDL nhân văn được đưa ra ở phần II: Đánh giá
    tiềm năng và thực trạng phát triển của trung tâm du lịch Hải Phòn g - Quảng Ninh.
    Cụ thể ở mục: 2.3. Các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, 2.4. Lễ hội,
    2.5. Nghề thủ công truyền thống, 2.6. Đánh giá chung về tài nguyên nhân văn. Quy
    hoạch đã đưa ra cái nhìn khái quát TNDL nhân văn Hải Phòng - Quảng Ninh và
    thấy được tầm quan trọng TNDL nhân văn với phát triển du lịch.
    Tham luận định hướng phát triển thương hiệu du lịch Hạ Long (chuyên gia
    thương hiệu Võ Văn Quang, hội thảo du lịc h Hạ Long tầm nhìn mới ngày 24 / 7/
    5
    2012 tại thành phố Hạ Long). Vấn đề được đưa ra ở phần: Định hướng Chiến lược,
    Vấn đề 1: Tổng quan thương hiệu và kinh tế du lịch Hạ Long qua Mô tả sản phẩm
    thương hiệu. Tham luận đã đánh giá sơ bộ và nhận xét TNDL nhân văn Hạ Long.
    Các nghiên cứu đưa ra tập trung hướng khai thác phát triển đa dạng sản
    phẩm du lịch Hạ Long, quan tâm đặc biệt tới tính phong phú hấp dẫn của tài
    nguyên, nghiên cứu và đưa ra các định hướng khác nhau nhằm đẩy mạnh sự phát
    triển du lịch Hạ Long trong tương lai gần. Các đề án, tham luận cũng dành sự quan
    tâm tới nguồn TNDL nhân văn Hạ Long, đây là những hướng đi mới nhằm phát
    triển du lịch Hạ Long toàn diện hơn.
    Tuy nhiên, qua các đề tài và tham luận, em nhận thấy các nghiên cứu về phát
    triển du lịch Hạ Long mới chỉ dành sự quan tâm lớn tới TNDL tự nhiên, chưa khai
    thác sâu TNDL nhân văn. Trong khi đó, nhắc tới Hạ Long ta biết đến cộng đồng
    dân cư có nhiều truyền thống văn hóa, có những khu di tích lịch sử văn hóa hấp
    dẫn, sinh hoạt văn hóa độc đáo . Chính vì vậy tác giả rất mong muốn đề tài này
    được nhiều người quan tâm nghiên cứu để có thể khai thác TNDL nhân văn hợp lí
    nhằm phục vụ phát triển du lịch Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung đạt
    hiệu quả cao.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Môi trường kinh tế - xã hội nói chung của Hạ Long để
    phát triển du lịch, TNDL nhân văn Hạ Long, hoạt động khai thác TNDL nhân văn
    thành phố Hạ Long.
    - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu TNDL nhân văn địa bàn thành
    phố Hạ Long.
    4. Nhiệm vụ của đề tài
    - Tổng hợp một số vấn đề lí luận về du lịch nói chung và TNDL nhân văn nói
    riêng.
    - Đánh giá TNDL nhân văn Hạ Long.
    - Nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác sử dụng TNDL nhân văn tại thành phố
    Hạ long phục vụ phát triển du lịch.
    6
    - Đề xuất định hướng khai thác TNDL nhân văn tại thành phố Hạ Long phục vụ
    phát triển du lịch.
    5. Phương pháp nghiên cứu
     Phương pháp thu thập tài liệu, xử lí tài liệu
    Là phương pháp được sử dụng trước hết và cơ bản để hoàn thành đề tài, áp
    dụng việc nghiên cứu lí luận vào thực tiễn để bổ sung cho các vấn đề lí luận hoàn
    chỉnh hơn.
    Qua đó đưa ra những đánh giá khách quan, trung thực nhất từ việc thu thập
    những số liệu từ các nguồn đáng tin cậy, những số liệu thống kê bằng các văn bản
    của các công trình khoa học, đề án, các báo cáo, tham luận, các nghị quyết, nghị
    định của các cơ quan chức năng.
     Phương pháp điều tra, khảo sát, thực tế (thực địa)
    Trong quá trình điều tra nghiên cứu đề tài đã vận dụng phương pháp này để
    tổng hợp những thông tin đáng tin cậy nhất về thực trạng khai thác TNDL nhân
    văn phục vụ phát triển du lịch, đánh giá được những mặt đã đạt được và cần xem
    xét những mặt tồn tại trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên tại địa phương
    chứa đựng tài nguyên. Sử dụng phương pháp sẽ mang lại cách nhìn tổng quan sinh
    động, dưới những hiểu biết sẵn có giúp cho người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề
    chính xác hơn, đầy đủ hơn. Từ đây có thể đưa ra giải pháp hữu ích đóng góp vào
    hoạt động khai thác TNDL nhân văn thành phố Hạ Long, góp phần xây dựng phát
    triển du lịch, phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng
    Ninh nói chung.
     Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh
    Đây là phương pháp cơ bản được người nghiên cứu sử dụng. Trên cơ sở
    phân tích xử lí dữ liệu, so sánh với hoạt động của các vùng địa phương khác để đưa
    ra những nhận xét đánh giá của mình về những vấn đề được đề cập.
     Phương pháp chuyên gia
    Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp gồm nhiều yếu tố tác động liên quan.
    Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để học hỏi cách nhìn nhận vấn đề của
    7
    các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, các lĩnh vực kinh tế xã
    hội. Từ đây rút ra những điểm cốt lõi của vấn đề, tập trung đánh giá nhận định
    khách quan phù hợp với thực trạng, với quá trình phát triển du lịch địa phương.
    6. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm các
    nội dung chính sau:
    Chương 1. Một số vấn đề lí luận cơ bản và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du
    lịch nhân văn
    Chương 2.Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thành phố Hạ Long
    Chương 3. Kiến nghị và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thành phố
    Hạ Long phục vụ phát triển du lịch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...