Luận Văn Nghiên cứu khai thác chợ Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài thực hiện năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu khai thác chợ Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2.Mục đích nghiên cứu 1
    3.Đối tượng nghiên cứu . 1
    4.Phương pháp nghiên cứu . 2
    5. Giới hạn của đề tài . 2
    6. Bố cục khóa luận 2
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG . 3
    1.1. Tìm hiểu chung về chợ . 3
    1.1.1. Khái niệm chợ . 3
    1.1.2. Phân loại chợ 4
    1.1.2.1. Theo địa giới hành chính . 4
    1.1.2.2. Theo tính chất mua bán . 4
    1.1.2.3. Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh 4
    1.1.2.4. Theo số lượng kinh doanh và mặt bằng của chợ 5
    1.1.2.5. Theo tính chất và quy mô xây dựng 6
    1.1.3. Đặc điểm và vai trò của chợ đối với đời sống 7
    1.1.3.1. Đặc điểm . 7
    1.1.3.2. Vai trò . 7
    1.1.4. Tầm quan trọng của chợ đối với việc phát triển kinh tế xã hội . 10
    1.2. Khái quát chung về du lịch và vai trò của chợ trong hoạt động du lịch . 10
    1.2.1. Khái niệm du lịch . 10
    1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động du lịch . 11
    1.2.3. Khái niệm tài nguyên du lịch . 12
    1.2.4. Phân loại tài nguyên du lịch 12
    1.2.4.1.Theo đặc trưng của tài nguyên 12
    1.2.4.2 Theo thực trạng sử dụng 12
    1.2.4.3.Theo vị trí khai khai thác tài nguyên . 12
    1.2.5. Các loại hình du lịch 12
    1.2.6. Loại hình du lịch chợ . 14
    1.2.7. Lợi ích từ việc phát triển du lịch chợ . 15
    1.2.7.1. Góp phần đa dạng hóa loại hình du lịch 15
    1.2.7.2. Giáo dục hiệu quả ý thức bảo tồn tài nguyên du lịch . 16
    1.2.7.3. Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương . 16
    1.2.7.4. Tăng cường nâng cao nhận thức và giao lưu văn hóa cho người dân địa
    phương . 16
    Tiểu kết chương 1 17
    CHƯƠNG 2. CHỢ HẢI PHÒNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH . 18
    2.1. Lịch sử hình thành chợ 18
    2.1.1. Lịch sử hình thành chợ Việt Nam . 18
    2.1.2. Lịch sử hình thành chợ Hải Phòng . 19
    2.2. Lịch sử khai thác chợ phục vụ phát triển du lịch 20
    2.2.1. Việc khai thác chợ phục vụ phát triển du lịch trên thế giới . 20
    2.2.1.1. Tại Hàn Quốc . 20
    2.2.1.2. Chợ Chatuchak - Băng Cốc, Thái Lan . 21
    2.2.1.3. Chợ Queen Victoria - Melbourne, Úc 22
    2.2.1.4. Chợ Lớn - Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ . 22
    2.2.1.5. Portobello Road Market, London . 22
    2.2.1.6. Chandni Chowk - Delhi, Ấn Độ 23
    2.2.2. Việc khai thác chợ phục vụ phát triển du lịch ở Việt Nam 23
    2.2.2.1. Chợ hoa Bình Điền . 23
    2.2.2.2. Chợ nổi Cái Bè . 24
    2.2.2.3. Ch ợ trung tâm Móng Cái . 26
    2.2.3. Vài nét về du lịch Hải phòng 27
    2.3. Lịch sử hình thành và đặc điểm một số chợ Hải Phòng có khả năng khai thác
    phục vụ du lịch . 29
    2.3.1. Lịch sử hình thành các chợ Hải Phòng 29
    2.3.1.1. Chợ Hàng . 29
    2.3.1.2. Chợ Tam Bạc 30
    2.3.1.3. Chợ Sắt . 30
    2.3.2. Nét văn hóa nổi bật riêng tại mỗi khu chợ 32
    2.3.2.1. Chợ hàng 32
    2.3.2.2. Chợ Tam Bạc 33
    2.3.2.3. Chợ Sắt . 34
    2.4. Khảo sát nhu cầu du lịch chợ ở Hải Phòng 34
    2.4.1. Đặc điểm về độ tuổi của du khách . 37
    2.4.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của du khách 37
    2.4.3. Đặc điểm về thu nhập của du khách . 38
    Tiểu kết chương 2 38
    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHAI
    THÁC CHỢ HẢI PHÒNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 39
    3.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở Hải Phòng 39
    3.2. Thực trạng phát triển du lịch chợ Hải Phòng . 40
    3.2.1. Chủ thể tham gia hoạt động du lịch chợ . 40
    3.2.1.1. Người dân địa phương 40
    3.2.1.2. Khách du lịch 40
    3.2.1.3. Công ty du lịch 40
    3.2.1.4. Chính quyền địa phương 40
    3.2.2. Một số tác động của hoạt động du lịch chợ tới địa phương . 40
    3.2.2.1. Tác động tới môi trường tự nhiên . 40
    3.2.2.2. Tác động tới kinh tế 41
    3.2.2.3. Tác động tới xã hội . 41
    3.2.2.4. Tác động tới văn hóa 41
    3.2.3. Nguyên nhân của thực trạng . 42
    3.3. Giải pháp nhằm khai thác hiệu quả điều kiện phát triển du lịch chợ ở
    Hải Phòng . 42
    3.3.1. Tạo lập cơ chế chính sách quản lí phù hợp 42
    3.3.2. Xây dựng quy hoạch hợp lí 43
    3.3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch chợ . 43
    3.3.3.1. Chợ Tam Bạc 43
    3.3.3.2. Chợ Sắt . 43
    3.3.3.3. Chợ hàng 44
    3.3.4. Tăng cường xúc tiến quảng bá loại hình du lịch chợ 44
    3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực 45
    3.3.6. Khai thác kết hợp bảo tồn tài nguyên du lịch . 45
    3.3.7. Đảm bảo an ninh an toàn . 46
    3.3.8. Xây dựng chương trình du lịch 46
    3.3.8.1. Xây dựng một số chương trình tour gắn với chợ 46
    3.3.8.2. Xây dựng tour du lịch chợ 47
    3.4. Một số kiến nghị 48
    3.4.1. Kiến nghị với cơ quan quản lí nhà nước về du lịch 48
    3.4.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương . 48
    3.4.3. Kiến nghị đối với công ty lữ hành 48
    3.4.4. Kiến nghị với các tiểu thương kinh doanh tại khu chợ 49
    3.4.5. Kiến nghị đối với khách du lịch . 49
    Tiểu kết chương 3 49
    KẾT LUẬN 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 52




    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Hải Phòng là một đỉnh của tam giác phát triển du lịch Hà Nội – Hải Phòng –
    Hạ Long thuộc vùng du lịch Bắc Bộ,có tài nguyên du lịch tương đối phong phú từ tự
    nhiên tới nhân văn. Tuy nhiên du lịch Hải Phòng vẫn chưa thực sự là ngành kinh tế
    phát triển tương xứng với tiềm năng. Để du lịch Hải Phòng phát triển hơn nữa cần
    nhiều giải pháp đồng bộ trong đó việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một hướng đi
    đúng đắn.
    Loại hình du lịch mua sắm đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập nhưng loại
    hình.“du lịch chợ” lại chưa được chú ý, tuy hai loại hình du lịch này có những điểm
    tương đồng nhất định. Loại hình “du lịch chợ” ở một số nước hiện đang được các du
    khách rất yêu thích và ưa chuộng . Do vậy việc nghiên cứu làm rõ vấn đề khoa học về
    loại hình du lịch mới này là cần thiết.
    Việc nghiên cứu về các ngôi chợ của Hải Phòng từ lịch sử hình thành và kiến
    trúc cũng như các sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương gắn với ngôi chợ mới
    chỉ được nghiên cứu khá sơ sài . Do vậy nghiên cứu các ngôi chợ của Hải Phòng để từ
    đó có thể khai thác phục vụ du lịch nói chung và loại hình “du lịch chợ” nói riêng là
    vấn đề có tính ứng dụng cao.
    2.Mục đích nghiên cứu
    Đưa ra cơ sở lý luận chung về chợ và du lịch chợ
    Nghiên cứu một số chợ Hải Phòng có khả năng khai thác phục vụ phát triển du
    lịch
    Tìm hiểu thực trạng, giải pháp và đưa ra kiến nghị khai thác chợ Hải Phòng
    phát triển du lịch
    3.Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu khai thác một số chợ Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
    2
    4.Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp điều tra xã hội học: là phương pháp thu thập thông tin về các hiện
    tượng và quá trình kinh tế xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể nhằm phân tích và
    đưa ra những kiến nghị đúng đắn với với công tác quản lý.
    Phương pháp điền dã : Là một trong nhưng phương pháp phổ biến và quan
    trọng kết quả mang lại có tính xác thực giúp đưa ra bài viết có tính thực tế cao . Điền
    dã tại các chợ Hải Phòng thu thập những thông tin về các chợ ,thực tế phát triển du
    lịch tại các chợ và nắm bắt các điều kiện phát triển du lịch tại các chợ này .
    Phương pháp phân tích - tổng hợp : Phương pháp này giúp định hướng thống
    kê,phân tích để có cái nhìn tương quan,phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của các
    yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu việc phân tích so sánh tổng hợp
    các thông tin và các số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu
    dự báo , các chương trình phát triển,các định hướng,các chiến lược,và các giải pháp
    phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    5. Giới hạn của đề tài
    Về không gian : Tập trung nghiên cứu chợ ở khu vực trung tâm nội thành Hải
    Phòng phục vụ phát triển du lịch
    Về thời gian : Từ tháng 03/2013 đến tháng 06/2013
    6. Bố cục khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo bài viết có nội dung
    chính gồm :
    Chương 1 : Cơ sở lí luận chung
    Chương 2 : Chợ Hải Phòng với việc phát triển du lịch
    Chương 3 :Thực trạng, giải pháp và một số kiến nghị nhằm khai thác chợ Hải
    Phòng phát triển du lịch
    3
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
    1.1. Tìm hiểu chung về chợ
    1.1.1. Khái niệm chợ
    Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 ,Theo đại Từ
    điển tiếng Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 2004: "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua
    và người bán để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng
    phiên nhất định (chợ phiên) .
    Theo từ điển tiếng việt- NXB Văn hóa thông tin khái niệm chợ cũng được thể
    hiện cơ bản nhưng vẫn chưa đầy đủ chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là
    nơi giao lưu văn hóa và thể hiện bản sắc văn hoá từng vùng miền và trong nó còn thể
    hiện nhiều vai trò khác nhau trong từng lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu khái niệm
    chợ lại mang sắc thái khác nhau.
    Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại
    hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thành
    và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội
    Theo định nghĩa của của Bộ Thương Mại định nghĩa này mang tính chất chuyên
    biệt chủ yếu thiên về thương mại.
    Để có khái niệm tổng quan và đầy đủ về chợ dựa trên những yếu tố hình thành
    chợ như sau: Người bán, người mua có nhu cầu trao đổi; có địa điểm trao đổi truyền
    thống hoặc làm mới được thừa nhận về pháp lý; có những tập quán thương mại và quy
    tắc (nội quy chợ); có khả năng thu hút các dịch vụ khác như hoạt động tín dụng, tiền
    tệ, thanh toán, du lịch, văn hoá,
    Dựa trên những yếu tố trên định nghĩa đầy đủ và tương đối hoàn chỉnh về chợ
    theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP được đưa ra :
    “Chợ vừa là nơi trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ vừa là nơi giao lưu văn hóa
    thoả mãn nhu cầu sản xuất vật chất, tinh thần của người dân. Chợ là một loại hình
    thương mại truyền thống được duy trì và phát triển ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông
    thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo với nhiều quy mô, đặc điểm riêng của địa
    phương .”




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Trang web
    http//***********/tim-kiem/tailieu/th%E1%BB%B1c%20tr%E1%BA%A1ng%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20du%20l%E1%BB%
    8Bch%20vi%E1%BB%87t%20nam.html
    http://www.********/luan-van/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-du-lich-viet-nam-127539
    http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?srcval=ph%C3%A1t+tri%E1%BB%83n+du+l%E1%BB%
    8Bch+vi%E1%BB%87t+nam&news=search
    Sách tham khảo
    PGS-TS Trần Đức Thanh. 1999. Nhập môn khoa học du lịch. NXB ĐH Quốc Gia Hà
    Nội
    Tác giả Lê Thị Mai. 2012. Chợ Quê trong quá trình chuyển đổi. NXB Thế Giới
    Tác giả Lương Minh & Các Ngọc. 2012. Chợ tỉnh chợ quê. NXB Hội nhà văn
    Tác giả Huỳnh Thị Dung. 2011. Chợ Việt. NXB Bách khoa
    Tác giả PGS_TS Đỗ Thị Hảo. 2010. Chợ xưa và nay. NXB Phụ nữ
    Tác giả Trần Gia Linh. 2009. Chợ quê Việt Nam. NXB Giáo dục
    Tác giả Trần Phương. 2006. Du lịch văn hóa Hải Phòng. NXB Hải Phòng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...