Báo Cáo Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao bằng thiết bị kỵ khí dạng vách ngăn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÓ
    NỒNG ĐỘ CHẤT HỮU CƠ CAO BẰNG THIẾT BỊ KỴ KHÍ
    DẠNG VÁCH NGĂN

    INVESTIGATION OF HIGH STRENGTH ORGANIC MATTER WASTEWATER
    TREATMENT ABILITY BY ANAEROBIC BAFLED REACTOR

    SVTH: TÔN NỮ TRÀ MI
    Lớp 05MT1, Trường Cao đẳng công nghệ, Đại học Đà Nẵng
    HUỲNH TRỌNG NGHĨA
    Lớp 05MT2, Trường Cao đẳng công nghệ, Đại học Đà Nẵng
    GVHD: ThS TRẦN MINH THẢO
    Khoa Công nghệ hoá học, Trường Cao đẳng công nghệ, Đại
    học Đà Nẵng

    TÓM TẮT
    Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo mà cụ thể là trong điều kiện
    kỵ khí có thể giúp xử lý các nguồn nước có nồng độ chất ô nhiễm cao mà vẫn thân thiện với
    môi trường, với chi phí thấp. Với lý do đó đề tài nghiên cứu khả năng xử lý nước thải có nồng
    độ chất hữu cơ cao (BOD=6000-8000 mg/L) bằng mô hình thiết bị kỵ khí dạng vách ngăn.
    ABSTRACT
    Wastewater treatment by biological approach in artificial condition, especially anaerobic
    environment, can strongly reduce comtaminated matters in highly polluted water resources
    with environmentally friendly way, but low cost. For this reason, the research focuses on
    studying ability of high strength organic matter wastewater treatment (BOD=6000-8000 mg/L)
    via pilot scale of anaerobic baffled reactor (ABR).

    1. Mở đầu
    Trong vài thập niên trở lại đây, cùng với xu thế chung của toàn cầu, Việt Nam không ngừng
    đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm tạo dựng vị thế trên trường
    khu vực và thế giới. Nhiều khu công nghiệp mọc lên đã làm thay đổi diện mạo và thúc đẩy
    kinh tế trong nước phát triển. Tuy nhiên, chính điều này lại làm cho cán cân MÔI TRƯỜNG -
    PHÁT TRIỂN có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tiêu cực đó là môi trường ngày càng bị
    ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Trong đó đặc biệt là sự ô nhiễm do nước thải từ các nhà
    máy, các khu công nghiệp đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với các kỹ sư môi
    trường và xã hội nói chung cần phải có những biện pháp kịp thời để bảo vệ môi trường sống
    và sức khỏe cộng đồng.
    So với nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có các chỉ số BOD ( nhu cầu oxygen sinh
    hóa ) và COD ( nhu cầu oxygen hóa học ) cao hơn nhiều. Do vậy mà mức độ ô nhiễm của
    nước thải công nghiệp là rất cao, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe người dân.
    Tuy nhiên, lựa chọn một biện pháp xử lý phù hợp lại không phải là việc làm dễ dàng. Trong
    nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm, biện pháp sinh học được mọi người đặc biệt quan tâm sử dụng
    vì nó chiếm ưu thế về quy mô và giá thành đầu tư, thân thiện với môi trường. Đặc biệt là
    không gây tái ô nhiễm môi trường - một nhược điểm mà biện pháp hóa học và vật lý hay mắc
    phải.
    Nếu như xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên chỉ áp dụng đối với
    các loại nước thải có độ nhiễm bẩn không cao hoặc nước thải sinh hoạt, thì với biện pháp sinh
    học xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo mà cụ thể là trong điều kiện kỵ khí chúng ta có
    thể xử lý các nguồn nước có độ nhiễm bẩn hữu cơ cao bằng cách phân hủy yếm khí các chất
    hữu cơ chứa trong nước thải để tạo thành khí CH4, các sản phẩm vô cơ kể cả CO2 và NH3.
    Trên cơ sở đó chúng em đã tiến hành nghiên cứu khả năng xử lý nước thải có nồng độ chất
    hữu cơ cao bằng thiết bị kỵ khí dạng vách ngăn nhằm giảm nồng độ chất hữu cơ trong nước
    thải, góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

    2. Giới thiệu
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu

    - Nghiên cứu khả năng xử lí nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao bằng phương pháp sử dụng
    thiết bị kỵ khí dạng vách ngăn dựa trên hàm lượng BOD.
    - So sánh với các phương pháp kiểu cũ, từ đó đưa ra nhận xét và các phương án đề xuất nhằm
    mở rộng mô hình trong tương lai.
    2.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài nghiên cứu khả năng xử lý nước thải tại bãi rác Khánh Sơn (nước rỉ rác) và nước thải
    tại hồ Đầm Rong (có bổ sung BOD) của thiết bị kỵ khí dạng vách ngăn.
    - Toàn bộ quy trình nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Công nghệ Môi trường,
    khoa Công nghệ hoá học - trường Cao đẳng công nghệ.
    2.3 Đối tượng nghiên cứu
    - Bùn hoạt tính được lấy từ bể UASB ( Upflow Anaerobic Sludge Blanket) tại Đại học Bách
    Khoa - Đà Nẵng.
    - Nước thải được lấy từ hai nguồn:
    + Bãi rác Khánh Sơn.
    + Hồ Đầm Rong.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...