Luận Văn Nghiên cứu khả năng xử lý Niken trong nước thải mạ điện bằng phương pháp kết tủa kết hợp với hấp phụ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Như chúng ta đã biết, nước là một tài nguyên thiên nhiên quý giá, là một trong bốn thành phần cấu tạo môi trường. Trái đất sẽ không thể có sự sống nếu thiếu nước. Nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đời sống.
    Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước càng ngày càng gia tăng. Rất nhiều các hóa chất độc hại được thải vào các nguồn nước từ các hoạt động sống và các quá trình sản xuất của con người, trong đó phải kể đến các kim loại nặng như: niken, đồng, chì, crôm
    Các kim loại này sau khi thâm nhập vào cơ thể, được tích lũy dần dần và gây rối loạn tổng hợp hemoglobin, chuyển hóa vitamin D, rối loạn chức năng của thận, phá hủy tủy sống, gây ung thư [4] Để xử lý kim loặi nặng, có thể sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp kết tủa, phương pháp trao đổi ion, phương pháp hấp phụ Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các loại vật liệu hấp phụ khác nhau, và ứng dụng của chúng để xử lý kim loại nặng trong nước. Hiện nay, các vật liệu hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên với giá thành rẻ ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Than bùn là một loại khá phổ biến vì rẻ tiền và có khả năng hấp phụ vì vậy chúng tôi chọn than bùn là đối tượng nghiên cứu. Mục đích của khóa luận này là : “Nghiên cứu khả năng xử lý Niken trong nước thải mạ điện bằng phương pháp kết tủa kết hợp với hấp phụ sử dụng than bùn biến tính”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...