Luận Văn Nghiên cứu khả năng ứng dụng nhà tiền chế - lắp ghép cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : MỞ ĐẦU

    1.Lí do chọn đề tài

    Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế phía Nam, là một trọng điểm kinh tế của cả nước, chiếm tỉ lệ phần trăm GDP lớn nhất cả nước. Tp Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0.6% diện tích và 7,63% dân số nhưng chiếm tới 20,2 % tổng sản phẩm, 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2011 , tp.HCM có 6.344.000 lao động, trong đó 139.000 người có độ tuổi ngoài lao động nhưng vẫn tham gia làm việc. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước.


    Với các tiềm năng kinh tế sẵn có như vậy, nên Tp.HCM là miền đất hứa cho những người muốn đổi đời và tìm cơ hội phát triển. Hàng năm ,một lượng lớn người từ các miền trên đất nước đổ dồn về thành phố. Trong đó gồm rất nhiều người thuộc các thành phần khác nhau ( công nhân, sinh viên, thương nhân .), các độ tuổi khác nhau (trẻ vị thành niên, người trưởng thành, người già, ) cùng với các mục đích khác nhau (học tập, tìm việc làm, tìm cơ hội đầu tư ). Những người này là nguồn máu duy trì sự thịnh vượng và phồn vinh cho đô thị phương Nam hoa lệ này. Sự tập trung ào ạt này cộng với nhu cầu nhà ở của bộ phận dân cư bản địa tạo nên một cơn sốt về thị trường nhà ở. Họ có quyền tìm cho mình một ngôi nhà, một mái ấm để phục hồi sức lao động sau ngày làm việc mệt nhọc và hưởng thụ những phúc lợi mà họ góp phần đem lại. Tuy nhiên, một thực tế nhức nhối là chỉ có một lượng nhỏ người trong số những người lao động này có đủ khả năng tạo dựng cho mình một ngôi nhà.


    Cuộc điều tra nhà đất toàn thành năm 1999 do sở Địa Chính – Nhà Đất tổ chức thực hiện theo Quyết Định 3376/QĐ-UBĐT của UBND Tp.HCM cho biết : có 1.007.012 ngôi nhà, riêng nhà cấp 3,4 và nhà bợ có tới 803.573 căn, chiếm 79,8% tổng số nhà, nhà chưa có giấy tờ hợp lệ chiếm 60%. Trong đó, tại các quận ven còn đất nông nghiệp, nhà chưa có giấy tờ hợp lệ chiếm 70%, còn đối với các quận mới và huyện ngoại thành thì từ 75% đến 95%.


    Tăng trưởng kinh tế cần đi đôi với việc tạo nên một sự ổn định và an toàn cho người lao động. Như vậy mới giúp người lao động toàn tâm toàn ý góp phần vào quá trình phát triển chung của xã hội. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo những điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vấn đề về nhà ở cho NTNT. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là tinh thần nhân văn trong cách thức quản lý, qua đó còn giải quyết được những vấn nạn về quy hoạch đô thị, môi trường sinh thái và an ninh xã hội.


    Từ giữa thập niên 80, khi quá trình Đổi mới bắt đầu đi vào guồng máy phát triển, kinh tế thị trường được Đảng và Nhà nước đánh giá đúng bản chất khách quan của nó, nền kinh tế Tp.HCM chuyển hướng mạnh mẽ. Và như một thực tế, đi đôi với phát triển luôn là khó khăn và thách thức. Chính quyền sở tại nhận thức được khó khăn nhu cầu nhà ở cho người lao động nên đã bắt đầu xây dựng chiến lược nhà ở, đề ra một số chương trình mô hình giải quyết nhà ở cho NTNT. Đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể : chương trình giải tỏa di dời 5000 căn hộ sống trên và ven kênh rạch, giúp giải quyết nhu cầu nhà ở của cư dân tại đây cũng như làm đẹp bộ mặt sông nước đô thị

    Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều thiếu sót, vẫn chỉ mới giải quyết được một phần nhỏ về nhu cầu chỗ ở. Chính quyền vẫn còn loay hoay về bài toán nhà ở khi chưa có được sự đồng bộ về chính sách, xã hội, cũng như khả năng về công nghệ. Đồng thời các giải pháp chưa thật sự rõ ràng để đem lại hiệu quả.


    Năm 2005 –Chính phủ ban hành Luật Nhà ở, sau đó ban hành Nghị Định số : 90/2006/NĐ-CP, Nghị Định số : 167/2007/NĐ-CP, Nghị Quyết số : 18/NQ-CP tháng 4 năm 2009, Quyết định số : 66/2009/QĐ-TTg, Quyết Định số 67/2009/QĐ-TTg. Trong đó quy định một số chính sách làm tiền đề cơ bản tạo nên sự thuận lợi cho phát triển nhà ở xã hội, giải quyết một phần đối tượng thuộc NT,NTNT.

    Theo kết quả điều tra của Bộ Xây Dựng công bố mới đây, hiện nay trên phạm vi cả nước chỉ có 22% trong tổng số gần 3 triệu HS,SV được ở trong KTX, chỉ 20% trong tổng số 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1.2 đến 1.5 triệu lao động gián tiếp có chỗ ở, chỉ có khoảng 2/3 trong tổng số 2 triệu cán bộ, công chức tự lo được nhà ở cho mình, số còn lại (chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn) phải ghép hộ, ở nhờ, ở tạm


    Các số liệu thống kê được cho thấy vẫn còn quá nhiều nhu cầu về nhà ở chưa được giải quyết. Tâm thức người Việt rất xem trọng việc sở hữu một ngôi nhà, có “ an cư” mới “lạc nghiệp”. Ba giai đoạn quan trọng nhất của một đời người là “cưới vợ,sinh con và xây nhà”. Ngôi nhà gắn liền với sự ổn định về kinh tế và tinh thần, là niềm tự hào cả một đời người. Chi phí để tạo ra một căn nhà đối với NTNT là một con số khổng lồ, có khi cả đời lao động họ cũng không kiếm đủ số tiền đó. Chi phí xây nhà bao gồm giá cả vật tư, nhân công và giá đất. Vấn đề được đặt ra là ngoài những yếu tố không thể kiểm soát, phải phụ thuộc vào thị trường như giá đất, giá nhân công thì những yếu tố khác như công nghệ thi công, vật liệu xây dựng lại dựa vào trình độ khoa học công nghệ, yếu tố mà chúng ta có thể nắm quyền chủ động.


    Tại các nước trên thế giới, và thậm chí ở các nước phát triển, họ cũng phải đối mặt với vấn đề về nhà ở cho NTNT như chúng ta hiện nay, điều này diễn ra cách đây hơn nửa thế kỉ (1945-1960). Vấn đề được các nước đặt ra là làm sao cho số lượng sản phẩm nhiều và giá thấp. Những yêu cầu này chỉ có thể giải quyết được bằng phương pháp sản xuất hàng loạt (mass production) và lắp ghép (prefab). Phương pháp mà cách đây gần 1 thế kỉ, Henry Ford sáng chế ra và đưa vào sản xuất trong công nghiệp chế tạo ô tô. Kết quả là các nước này đã giải quyết rất tốt khi đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho NTNT.


    Công nghiệp lắp ráp hiện nay đã tiến một bước dài về công nghệ. Nó góp phần giảm giá thành sản phẩm đáng kể và đáp ứng được nhu cầu lớn về số lượng sản phẩm. Tp.HCM có những điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội cũng như công nghệ để ứng dụng phương pháp này vào thực tiễn. Nếu chính quyền thành phố có một tầm nhìn và chính sách đúng đắn, công nghệ này sẽ đem lại một hướng giải quyết khả thi trong lĩnh vực nhà ở cho NTNT.


    Vấn đề nhà ở cho người NTNT phải do một hệ thống mới giải quyết được, nó bao gồm về chính sách, tài chính, quy hoạch, kỹ thuật, kiến trúc và phương pháp quản lý. Nhiều đề án đã nghiên cứu các yếu tố trên của vấn đề, trong phạm vi nhỏ hẹp của luận án, người viết chỉ đưa ra một xu hướng thiết kế kiến trúc nhằm đóng góp một phần nào đó vào việc đem lại sự an cư cho người dân thành phố.


    2.Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu

    Ý nghĩa

    Nhà ở cho NTNT có tiêu chí hàng đầu là giá thành thấp. Trong khi đó xu hướng lắp ghép đi kèm với công nghệ sản xuất hàng loạt luôn đem lại một giá thành phải chăng vì mục đích của công nghệ mass production là giảm giá thành sản xuất, tạo ra số lượng lớn sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì vậy, xu hướng này có ý nghĩa to lớn về mặt cơ sở trong vấn đề giải quyết nhà ở cho NTNT. Đây là điểm khởi đầu của ý tưởng về nhà tiền chế - lắp ghép cho người thu nhập thấp.


    Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu và đánh giá các chương trình được thực hiện trong nước nói chung, Tp.HCM nói riêng cũng như tại một số nước tiên tiến trên thế giới để làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết kế và xây dựng nhằm giảm được chi phí sản phẩm mà vẫn đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt của một hộ gia đình NTNT tại tp.HCM hiện nay.


    3.Nội dung nghiên cứu

    - Tìm hiểu các thành tựu về nhà lắp ghép nói chung và cho phân khúc NTNT của các nước trên thế giới đã áp dụng và thành công.

    - Tìm hiểu tình hình công nghệ cũng như các ứng dụng theo xu hướng này tại địa bàn tp.HCM.

    - Tìm hiểu những kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc, tích hợp và loại trừ các không gian trong nhà ở.

    - Xây những những cơ sở lí luận để đưa ra những mô hình khả dĩ đáp đứng với nhu cầu về nhà ở cũng như trình độ công nghệ tại Tp.HCM.


    4.Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp thu thập thông tin : từ các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, từ các Sở, Ban ,Nghành quản lý của Tp.HCM, các điều tra về xã hội. Từ đó phân tích, tổng hợp và rút ra những kết luận cho đề tài.

    - Phân tích tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội ở Tp.HCM đối với kiến trúc nhà ở.

    - Vận dụng các kiến thức về thiết kế kiến trúc, về công nghệ vật liệu trong thiết kế nhà ở cho NTNT.

    - Khảo sát các mô hình nhà ở cho NTNT tại Tp.HCM và phân tích tổng hợp các xu hướng thiết kế để đề xuất quan điểm thiết kế.

    - Phương pháp nghiên cứu tư liệu, sách báo, tạp chí, thông tin trên mạng.


    5.Giới hạn nghiên cứu

    Giới hạn về không gian :

    - Nghiên cứu kinh nghiệm về nhà ở cho NTNT theo hướng lắp ghép trong và ngoài nước để áp dụng cho tp.HCM.

    - Nghiên cứu loại hình nhà ở căn hộ và đơn lẻ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...