Luận Văn Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình khí hậu khu vực dự báo hạn mùa ở khu vực Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài toán dự báo hạn mùa hiện đang là một trong những bài toán được quan tâm trên thế giới cũng như trong khu vực bởi những ứng dụng thiết thực đối với đời sống xã hội. Cụ thể trong dự báo hạn mùa, phương pháp được quan tâm nhiều hiện nay là phương pháp mô hình động lực, thay thế cho phương pháp thống kê được phát triển mạnh những năm trước đây. Sự phát triển của các mô hình dự báo số trị, không chỉ trên quy mô toàn cầu mà còn chi tiết hóa cho từng khu vực, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hướng nghiên cứu này. Ở Việt Nam, việc ứng dụng và thử nghiệm các mô hình khí hậu khu vực cho bài toán dự báo tuy không còn mới mẻ nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi cần được trả lời, đặc biệt là dự báo hạn mùa. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ thử nghiệm sử dụng mô hình khí hậu khu vực, kết hợp với sản phẩm đầu ra từ mô hình dự báo toàn cầu, để đưa ra các sản phẩm dự báo và đánh giá cho khu vực Việt Nam. Mô hình khu vực được sử dụng là Mô hình khí hậu khu vực RegCM phiên bản 3 (RegCM3), với đầu vào từ hệ thống mô hình kết hợp CAM-SOM. Trước đó, khả năng mô phỏng của RegCM3 với các sơ đồ đối lưu khác nhau cũng được đánh giá với kết quả trong giai đoạn 10 năm. Luận văn được bố cục thành 3 chương, ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo như sau:

    Chương 1: Tổng quan
    1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
    1.2 Các nghiên cứu trong nước

    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    2.1 Sơ lược về mô hình khí hậu khu vực RegCM32.2 Hệ thống mô hình kết hợp CAM-SOM
    2.3 Thiết kế thí nghiệm
    2.4 Nguồn số liệu

    Chương 3: Kết quả và nhận xét
    3.1 Kết quả dự báo hạn mùa bằng mô hình RegCM3 với các tùy chọn tham số hóa đối lưu khác nhau3.1.1 Thời tiết, khí hậu khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1996-2005
    3.1.2 Hoàn lưu, nhiệt độ và lượng mưa từ đầu ra của RegCM3
    3.2 Đánh giá kết quả dự báo thử nghiệm bằng Reg_CAMSOM3.2.1 Đánh giá trường đầu vào nhận được từ CAMSOM
    3.2.2 So sánh Reg_CAMSOM và Reg_NNRP2
    3.2.3 Đánh giá kết quả Reg_CAMSOM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...