Luận Văn Nghiên cứu khả năng thuỷ phân bã sắn bằng các chủng vi khuẩn Bacillus. sp

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo số liệu thống kê của FAO, Việt Nam là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan. Tinh bột sắn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau như thực phẩm, y dược, dệt Chính vì vậy, trong những năm gần đây, ở nước ta nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn ra đời.
    Hiện nay, ở Việt Nam có trên 60 nhà máy tinh bột sắn với tổng công suất khoảng 38 triệu tấn củ tươi/năm. Theo ước tính một nhà máy chế biến tinh bột sắn có công suất 30 – 100 tấn/ngày sẽ sản xuất được 7,5 – 25 tấn tinh bột, kèm theo đó là 12 – 48 tấn bã (số liệu lấy từ nhà máy sản xuất tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế).
    Chất thải rắn chính là vỏ và bã sắn. Bã sắn có độ ẩm trên 80% nên khi phơi dễ bị nhiễm khuẩn, sinh mùi khó chịu và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Như vậy, vấn đề ô nhiễm tại các nhà máy tinh bột sắn hiện nay là vấn đề cần được giải quyết một cách khẩn trương. Bởi lẽ tình trạng này càng kéo dài thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
    Thành phần của bã sắn gồm 5,3% protein, 56% tinh bột, 0,1% chất béo, 2,7% tro và 35,9% chất xơ (tính theo phần trăm khối lượng chất khô) theo FAO, do đó trong bã sắn vẫn còn giá tri dinh dưỡng khá cao. Tuy nhiên, bã sắn hiện nay chủ yếu được bán làm thức ăn gia súc ở dạng khô hoặc dạng tươi. Việc sử dụng bã sắn theo dạng này mang lại hiệu quả về giá trị dinh dưỡng và kinh tế không cao. Vì vậy, việc xử lí bã sắn vừa làm tăng giá trị cho bã sắn vừa tạo sản phẩm phụ có ích trong các nhà máy sản xuất tinh bột sắn.
    Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài : “Nghiên cứu khả năng thuỷ phân bã sắn bằng các chủng vi khuẩn Bacillus. sp”, nhằm tìm ra giải pháp xử lý bã sắn bằng chế phẩm vi sinh vừa đem lại giá trị kinh tế, vừa có ý nghĩa môi trường.
    Nội dung nghiên cứu gồm có:
    - Khảo sát hoạt tính enzyme amylase và enzyme protease của bốn chủng Bacillus.sp trong môi trường tối ưu cơ bản.
    - Nghiên cứu khả năng thủy phân bã sắn của bốn chủng Bacillus.sp
    - Nghiên cứu điều kiện thủy phân bã sắn (nhiệt độ, tỷ lệ canh trường và thời gian thủy phân).
    - Thăm dò khả năng lên men của chủng Lactobacillus fermentum MC9 và Lactobacillus fermentum T10 trong dịch bã sắn sau khi đã thủy phân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...