Luận Văn Nghiên cứu khả năng tái sinh cây in vitro của một số giống đậu tương

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦUI.1. Đặt vấn đề
    Cây Đậu Tương (Glycine max(L)Merrill) đã được biết đến và trồng từ rất lâu đời. Năm 1994 diện tích đậu tương trên thế giới khoảng 61571000 ha với năng suất bình quân đạt 2078 kg/ha. Sản lượng đạt trên 10 triệu tấn/năm. Điều đó khẳng định cây đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng trong nền nông nghiệp.[2]
    Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành là loại cây họ Ðậu (Fabaceae), đặc điểm của hạt đậu tương chứa hàm lượng protein cao, giầu giá dinh dưỡng chính vì vậy là cây thực phẩm có vai trò quan trọng cho con người và gia súc. Từ hạt đậu tương có thể chế biến được nhiều các sản phẩm khác nhau như: sản xuất dầu thực vật, sản xuất dầu ăn, đậu phụ, tào phớ, sữa đậu nành, là những sản phẩm công nghiệp được chế biến từ đậu tương rất có lợi cho sức khoẻ con người, góp phần chống suy dinh dưỡngvà các bệnh thần kinh, tim mạch. Ngoài việc cung cấp 40-50% lượng protein thì trong hạt đậu tương có chứa hàm lượng lớn lipit cụ thể là 12-24%. Bên cạnh đó, do có khả năng cố định đạm tự do nhờ cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum mà đậu tương là cây trồng bảo vệ đất chống xói mòn. Cuối cùng cây đậu tương còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân [2].
    Nền nông nghiệp nước ta đã phát triển cùng với nền văn minh lúa nước, tất nhiên không vì thế mà cây đậu tương mất đi chỗ đứng của nó. Đậu tương nằm trong những cây trồng quan trọng và việc phát triển đậu tương cũng đã được chú trọng. Tuy nhiên, năng suất của cây đậu tương thường rất thấp bởi đang bị ảnh hưởng của hạn hán và dịch bệnh. Tình trạng thiếu nước ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng và năng suất của cây đậu tương. Bên cạnh đó còn có sự phá hoại của năm loại dịch bệnh phổ biến tấn công đậu tương, đó là bệnh: nấm, thối thân, hội chứng đột tử, tàn lụi vi khuẩn, đốm lá [1, 3]. Các loại bệnh hại này và hạn hán đã gây tổn thất không nhỏ đối với năng suất đậu tương. Nếu sử dụng thuốc trừ sâu hoá học thì chi phí sản xuất cao và gây ảnh hưởng đến môi trường.
    Rõ ràng, đậu tương là cây thực phẩm thiết yếu, nhưng năng suất của các giống đậu tương hiện nay lại đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán và sâu bệnh hại. Chính vì lẽ đó cần có biện pháp cải tạo các giống hiện nay nhằm đem lại hiệu quả cao trong nông nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học thì có lẽ phương pháp chuyển gene là lựa chọn tối ưu và phù hợp với tình hình hiện nay. Có nhiều phương pháp chuyển gene vào thực vật, trong đó phương pháp chuyển gene thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens vào mô in vitro nhằm tạo cây trồng biến đổi gene đem lại tỷ lệ thành công cao nhất.
    Tuy nhiên, đậu tương (glycine max L) là cây rất khó tái sinh trong nuôi cấy invitro, đặc biệt là việc tái sinh các callus có nguồn gốc từ chồi, lá mầm và phôi Đã có nhiều nghiên cứu về việc tái sinh đậu tương thông qua các cơ quan như: lá mầm, mắt lá thật đầu tiên (Barwale và Cs 1986, Kim và Cs 1990), lá thật đầu tiên của cây non (Wright và Cs 1987), phôi soma (Lazzeri và Cs 1985, Rouch và Cs, 1985) [3]
    Để phục vụ cho công tác nhân invitro và bảo tồn nguồn gen đặc biệt là chọn giống thông qua chuyển gen, tạo ra giống mới có khả năng kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ Chúng tôi đã tiến hành đề tài Nghiên cứu khả năng tái sinh cây in vitro của một số giống đậu tương.

    Mục Lục

    MỞ ĐẦU
    I.1. Đặt vấn đề
    I.2. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu
    I.2.1. Mục đích
    I.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    I.2.3. Yêu cầu
    I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    I.3.1. Đối tượng nghiên cứu
    I.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    PHẦN HAI:
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    II.1. Lịch sử phát triển, cơ sở khoa học và kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật
    II.1.1. Khái niệm về nuôi cấy mô tế bào thực vật
    II.1.2. Giới thiệu về nuôi cấy mô tế bào thực vật
    II.1.2.1. Lịch sử phát triển nuôi cấy mô tế bào thực vật.
    II 1.2.2. Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam
    II.1.3. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
    II.1.3.1. Tính toàn năng của tế bào
    II.1.3.2. Sự phân hoá và phản phân hoá của tế bà
    II.1.4. Các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật invitro
    1.1.5. Thành phần môi trường nuôi cấy
    1.1.6. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng

    II.2. Lịch sử nghiên cứu cây đậu tương
    II.2.1. Nguồn gốc lịch sử và phân bố cây đậu tương
    II.2.2. Vị trí trong phân loại thực vật
    II.2.3. Vai trò của cây đậu đậu tương
    II.2.4. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
    II.2.4.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
    II.2.4.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở trong nước
    II.3. Lịch sử nghiên cứu nuôi cấy mô cây đậu tương
    PHẦN BA:
    VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    III.2. Nội dung nghiên cứu
    III.3. Phương pháp nghiên cứu
    III.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của BAP lên khả năng tạo thể protocorm.
    III.3.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của Zeatin lên khả năng tái sinh chồi từ thể protocorm.
    III.4. Phương pháp xử lý số liệu
    PHẦN BỐN:
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1. Kết quả xác định khử trùng mẫu
    2. Kết quả xác định ảnh hưởng của BAP lên khả năng tạo protocorm

    PHẦN NĂM:
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    1. Kết luận
    2. Đề nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...