Luận Văn Nghiên cứu khả năng sử dụng một số hoá chất để điều khiển sự phát triển của tảo trong môi trường nướ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NUÔI TRỒNG TS
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM TẠ . i
    TÓM TẮT ii
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH BẢNG v
    DANH SÁCH HÌNH vi
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    4
    2.1. Tầm quan trọng của thực vật nổi trong nuôi trồng thủy sản .4
    2.2. Mối quan hệ giữa tảo với các nhân tố dinh dưỡng .5
    2.3. Các chất kết tủa Phospho 6
    2.3.1. Muối Almunium sulfate-Al2(SO4)3 6
    2.3.2. CaSO4
    2.3.3. Ca(OH)2 hay CaHCO3 .7
    3.1. Vật liệu thí nghiệm 8
    3.2. Hoá chất .8
    3.3. Tôm Sú và tảo giống .8
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 9
    3.4.1. Thời gian và địa điểm .9
    3.4.2. Thí nghiệm .9
    3.4.2.1. Thí nghiệm 1 9
    3.4.2.2. Thí nghiệm 2 10
    3.4.3. Phương pháp thu và phân tích mẫu .11
    3.4.3.1. Mẫu thuỷ sinh .11
    3.4.3.2. Mẫu thuỷ hoá 13
    3.4.3.3. Khảo sát tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm Sú .14
    3.4.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 14
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .15
    4.1. Thí nghiệm 1 .15
    4.1.1. Các yếu tố môi trường .15
    4.1.1.1. Yếu tố thuỷ lý .15
    4.1.1.2. Yếu tố thuỷ hoá 16
    4.1.2. Thực vật nổi .21
    4.1.2.1. Thành phần giống loài tảo của thí nghiệm .21
    4.1.2.2. Biến động về mật độ tảo của thí nghiệm 23
    4.2. Thí nghiệm 2 .26
    4.2.1. Thí nghiệm dẫn 26
    4.2.1.1 Các yếu tố môi truờng .26
    4.2.2. Thí nghiệm chính .29
    4.2.2.1. Các yếu tố môi trường 29
    4.2.2.2. Thực vật nổi .37
    4.2.2.3. Ảnh hưởng của hoá chất đến sự phát triển của tôm .40
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
    PHỤ LỤC .45
    GIỚI THIỆU
    Vài năm gần đây nhiều tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chuyển sang nuôi nhiều đối tượng mới như cá Chẽm, cá Kèo để cải thiện đời sống của bà con nông dân, nhưng nghề nuôi tôm đặc biệt là tôm Sú vẫn giữ vị trí cao trong ngành kinh tế quốc dân và đem lại thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Điển hình năm 2003, sản lượng tôm nuôi đạt 237.880 tấn. Qua đó, ta thấy tôm Sú vẫn là đối tượng nuôi chính của bà con nông dân nhất là vùng ven biển.
    Hiện nay tôm Sú được nuôi theo nhiều mô hình như quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Nhưng dù ở bất cứ mô hình nào thì việc gây màu nước thông qua sự phát triển của tảo là một kỹ thuật được thực hiện trước khi thả giống, bởi trong môi trường nước, tảo là sinh vật có khả năng sử dụng trực tiếp các chất vô cơ để tổng hợp nên chất hữu cơ cho cơ thể nhờ quá trình quang hợp. Chính vì vậy, tảo là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, tham gia vào chu trình chuyển hoá vật chất và năng lượng từ bậc thấp đến bậc cao. Màu của các giống loài tảo tạo thành màu
    dinh dưỡng. Đặc biệt trong ao nuôi tôm, màu nước sẽ có tác dụng tích cực đến đàn
    tôm nuôi. Khi tảo trong nước quang hợp, chúng sẽ cung cấp oxy cho ao, lượng oxy tăng góp phần làm giảm khí độc trong ao nuôi như H2S, NH3, CO2, giúp tôm ăn khoẻ và lột xác nhanh.
    Tuy nhiên, khi tảo phát triển quá mức chúng cạnh tranh chất dinh dưỡng trong ao nuôi. Và khi chết đi hàng loạt thì quá trình phân huỷ xác tảo làm tiêu hao nhiều oxy hoà tan nhất là thời điểm cuối đêm, phóng thích CO2 và nhiều khí độc khác như NH3, H2S, Hơn nữa sự nở hoa của tảo sẽ gây hại cho tôm nuôi bằng chính độc tố của nó tiết ra.
    Chính vì những giá trị hữu ích của tảo cũng như những tác hại của nó nên cần phải theo dõi quản lý tốt môi trường nước và cần có sự tận dụng hợp lý nguồn tảo trong ao để điều khiển theo hướng có lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên để kiểm soát tảo, phần lớn người nuôi hiện nay thường sử dụng các chất có tính oxy hoá mạnh như CuSO4, Simazine, dẫn đến làm chết tảo hàng loạt, gây nhiều biến động bất lợi cho môi trường nuôi. Mặt khác những hoá chất này khi sử dụng nồng độ cao sẽ gây ngộ độc đối với tôm nuôi và ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử
    dụng.
    Nếu hạn chế sự phát triển của tảo bằng cách kiểm soát chất dinh dưỡng mà chủ yếu là kiểm soát Nitrogen (NH4+) hoặc Phospho (PO43-) trong ao nuôi là một giải pháp tránh được những biến động bất lợi này của môi trường nuôi. Tuy nhiên so với Nitrogen, Phospho dễ kiểm soát hơn bởi vì Phospho trong thuỷ vực tự nhiên có rất ít. Hơn nữa phương pháp hạn chế Phospho từ chất thải nội tại thì đơn giản và tốt hơn là kiểm soát Nitơ thông qua quá trình nitrate và khử nitrate. Thêm vào đó, việc hạn chế Nitơ có thể được đền bù bởi quá trình cố định Nitơ từ không khí bởi nhóm Cyanobacteria trong khi không có cơ chế đền bù Phosphrus.
    Trước đây một số luận văn tốt nghiệp đại học của Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Cần Thơ cũng đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tảo trong môi trường nước như:- " Tìm hiểu sự phát triển của phytoplankton trong điều kiện tự nhiên và bón phân tại ruộng muối Vĩnh Châu, Hậu Giang " của Nguyễn Ngọc Hỹ (1980).
    - Nguyễn Thị Diễm Châu (1994) với đề tài: " Đặc điểm phytoplankton trong hệ thống ao ương cá tại Cần Thơ ".
    - Đinh Minh Trường (2003) với đề tài: " Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm sinh học AGOSTIM đối với sự phát triển của thực vật nổi và vi sinh vật trong môi trường nuôi thuỷ sản ở điều kiện thực nghiệm ".
    - Nguyễn Hữu Lộc (2003) với đề tài: "Nghiên cứu sự biến động của phiêu sinh vật trong ao nuôi tôm sú thâm canh thông qua ảnh hưởng của cải tạo môi trường nuôi"
    Nhìn chung các nghiên cứu đã nêu bật được vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến tảo. Tuy nhiên những nghiên cứu về hoá chất để điều khiển sự phát triển của tảo thông qua phú dưỡng thực vật mà chủ yếu là Phospho trong nuôi tôm sú còn hạn chế. Do đó từ quan điểm trên, đề tài " Nghiên cứu khả năng sử dụng một số hoá chất để điều khiển sự phát triển của tảo trong môi trường nước lợ" được thực hiện.

    Mục tiêu nghiên cứu
    ã Tìm ra giải pháp tốt cho việc quản lý môi trường ao nuôi bằng cách kiểm soát sự phát triển của tảo thông qua sự điều khiển hàm lượng Phospho.
    Nội dung nghiên cứu
    ã Tìm hiểu ảnh hưởng của Phospho lên sự phát triển của tảo trong bể nước lợ.
    ã Khảo sát khả năng kết tủa Phospho của các chất hoá học khác nhau trong bể
    nước lợ mà cụ thể là CaSO4, Ca(OH)2 và Al2(SO4)3.
    ã Khả năng ứng dụng các chất hoá học khác nhau để điều khiển sự phát triển của tảo thông qua sự kết tủa Phospho trong bể nuôi tôm Sú.
     
Đang tải...