Luận Văn Nghiên cứu khả năng sử dụng cây phát lộc để cải tạo bùn thải đô thị và thu sinh khối cho mục đích ki

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 23/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Đà Nẵng là một trong những thành phố có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và gây ra một áp lực lớn đến môi trường thành phố, đặc biệt là các nguồn thải tập trung đã vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên. Vì vậy môi trường sống của thành phố ngày càng giảm sút, nhất là lượng bùn thải đô thị ngày càng gia tăng lại không được thu gom và xử lý đúng quy trình dẫn đến ô nhiễm môi trường. Theo Lâm Minh Triết (2000), bùn thải đô thị là loại bùn thải có sự tích tụ hàm lượng KLN rất cao. KLN là những chất ô nhiễm khó phân hủy sinh học, có độc tính cao, dễ dàng phát tán môi trường xung quanh, đặc biệt có thể tích lũy và khuếch đại sinh học qua chuỗi thức ăn gây ung thư cho các loài động vật và con người. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, mất mỹ quan đô thị [12].

    Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm ra phương pháp xử lý KLN trong bùn thải nguy hại đó đang là vấn đề được quan tâm. Những phương pháp truyền thống hiện đại áp dụng để xử lý KLN trong bùn thải nguy hại gồm các quá trình vật lý và hóa học, xử lý nhiệt hay phương pháp chôn lấp hầu hết các phương pháp này đều ứng dụng những công nghệ tiên tiến, tuy tốc độ xử lý chất ô nhiễm nhanh tuy nhiên ngược lại chúng lại khá tốn kém về chi phí. Nhưng có một phương pháp rất bền vững lại thân thiện với môi trường, đơn giản dễ triển khai và hiệu quả về kinh tế, đó là phương pháp sử dụng thực vật để xử lý KLN [9].

    Trên thế giới việc ứng dụng thực vật để xử lý ô nhiễm KLN trong môi trường đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học và thực tế. Các nhà nghiên cứu đã thống kê có khoảng 400 loài cây có khả năng siêu tích lũy KLN như Thlaspi carerulescens, Alyssum murale, A. lesbiacum và A. tenium [10]. Tuy nhiên hiệu quả xử lý của các loài này thường bị giới hạn bởi khả năng sinh trưởng chậm và cho sinh khối thấp. Các nghiên cứu gần đây về công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm cho thấy loài cây Phát lộc có khả năng sống trong môi trường khắc nghiệt và tích lũy hàm lượng chất ô nhiễm cao. Đồng thời sinh khối của cây Phát lộc có thể sử dụng cho mục đích kinh tế như làm cây cảnh. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành chọn đề tài tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng cây phát lộc để cải tạo bùn thải đô thị và thu sinh khối cho mục đích kinh tế”

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
    1.1. Tổng quan về bùn thải 2
    1.1.1. Thành phần và tính chất bùn thải 2
    1.1.2. Hiện trạng thu gom và quản lý bùn thải 3
    1.1.2.1. Tình hình quản lý bùn thải ở ngoài nước 3
    1.1.2.2 . Tình hình quản lý bùn thải ở Việt Nam 4
    1.2. Các phương pháp xử lý ô nhiễm KLN trong bùn thải 7
    1.2.1. Phương pháp hóa lý 8
    1.2.1.1. Điện động học 8
    1.2.1.2. Thủy tinh hóa 8
    1.2.1.3. Oxy hóa khử các chất ô nhiễm 8
    1.2.1.4. Phương pháp chôn lấp an toàn 9
    1.2.2. Biện pháp sinh học 9
    1.2.2.1. Sử dụng vi sinh vật: biện pháp xử lý in-situ 9
    1.2.2.2. Sử dụng thực vật 9
    1.3. Công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm môi trường 10
    1.3.1. Giới thiệu 10
    1.3.2. Cơ chế xử lý 11
    1.4. Tổng quan về cây phát lộc và những ứng dụng trong bảo vệ môi trường 13
    1.4.1. Một số đặc điểm cây Phát lộc 13
    1.4.1.1. Hình thái 13
    1.4.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái 13
    1.4.2. Ứng dụng của cây Phát lộc 13
    1.4.2.1. Xử lý ô nhiễm môi trường 13
    1.4.2.2. Thu sinh khối cho mục đích kinh tế 14
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    2.1. Đối trượng nghiên cứu 15
    2.2. Địa điểm nghiên cứu 15
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 15
    2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 15
    2.3.2 Bố trí thí nghiệm 16
    2.3.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 16
    2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 17
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 18
    3.1. Chất lượng của các loại bùn thải nghiên cứu 18
    3.2. Hàm lượng các KLN trong các loại bùn thải nghiên cứu 20
    3.3. Khả năng tăng trưởng cây Phát lộc trên các loại bùn thải nghiên cứu 21
    3.4. Khả năng xử lý KLN của cây Phát lộc 23
    3.5. Khả năng sử dụng sinh khối cho mục đích kinh tế 26
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28
    1. Kết luận 28
    2. Kiến nghị 28
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...