Thạc Sĩ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống và liều lượng phân bón cho đậu tương xu

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1.1. Đặt vấn đề
    Đậu tương [Glycine max (L) Merill] là một trong những cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong thành phần của hạt đậu tương có chứa hàm lượng protein: 40-50%, lipit: 18-25% và hydratcacbon: 36-40% (Trần Văn Lài và CTV, 1993) [27]. Đậu tương là loại hạt duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protein và lipit, protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong các loại protein có ở thực vật. Ngày nay, người ta mới biết thêm nó có chứa chất lexithin, có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, sung sức, làm tăng thêm trí nhớ và tái sinh các mô, làm cứng xương và tăng sức đề kháng của cơ thể. Trong hạt đậu tương còn chứa khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng của các vitamin B1và B2, ngoài ra còn có các vitamin PP, E, A, K, D, C . và các loại muối khoáng khác. Do đó mà từ hạt đậu tương người ta đã chế biến ra rất nhiều các sản phẩm khác nhau, trong đó nhiều loại thức ăn được chế biến bằng các phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới các dạng tươi, khô, lên men (Phạm Văn Thiều, 1996) [42].
    Hạt đậu tương làm thực phẩm cho con người, làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thế giới (Nguyễn Mộng, 1982) [37].
    Hạt đậu tương còn được sử dụng nhiều trong y học chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, người già và có tác dụng hạn chế trao đổi chất ở xương phụ nữ. Kết quả gần đây, cho thấy các chế phẩm đậu tương còn có khả năng ức chế sinh trưởng của tế bào ung thư (Bùi Tường Hạnh, 1997) [17]. Ngoài ra, cây đậu tương còn đóng vai trò lớn trong việc luân canh cải tạo đất, thân lá để lại trong đất chứa nhiều chất dinh dưỡng, rễ có nhiều nốt sần cố định đạm làm tăng độ phì của đất: sau khi trồng đậu tương lượng đạm để lại trong đất khoảng 50-80kg N/ha/năm (Lê Độ Hoàng và CTV, 1997) [19]. Thân lá đậu tương có giá trị cao trong chăn nuôi và dùng chế biến phân xanh rất tốt.
    Hiện nay, lượng protein trên thế giới sản xuất ra mới chỉ đáp ứng được1/4 nhu cầu của nhân loại. Chính vì vậy, mở rộng và phát triển cây đậu tương có ý nghĩa chiến lược lớn trong sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia (Đậu Quốc Anh, 1989) [1]. Do đó, sản lượng đậu tương trên thế giới không ngừng tăng về số lượng: năm 1995 sản lượng đậu tương đạt 126,9 triệu tấn, đến năm 2000 đạt được 167,36 triệu tấn; năm 2005 đạt 214,35 triệu tấn và năm 2006 đạt 221,5 triệu tấn.(FAOSTAT, Database 8/2007).
    ở Việt Nam, theo thống kê về sản lượng đậu tương cả nước năm 2000 đã đạt được 149,3 nghìn tấn gấp 4,7 lần năm 1980 và gấp 1,7 lần năm 1990, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong 20 năm qua là 77 %/năm; về năng suất đậu tương bình quân đạt 12,3 tạ/ha (năm 2000), tăng 5,7 tạ/ha so với năm 1980 và 4,4 tạ/ha so với năm 1990 (đề án phát triển đậu tương, 2001) [4]. Năm 2006, sản lượng đậu tương cả nước đạt 258,2 nghìn tấn với năng suất 13,9 tạ/ha. (FAOSTAT, Database 8/2007).
    Phương hướng phát triển đậu tương của nước ta đến năm 2010 đạt 1,5 triệu tấn (đề án phát triển đậu tương, 2001) [4], mới đủ đáp ứng nhu cầu toàn xã hội. Thực tế cho thấy, diện tích và nhất là năng suất bình quân của nước ta còn quá thấp. Hàng năm nhu cầu đậu tương tiêu dùng trong nước rất cao chỉ dùng làm thức ăn cho gia súc chúng ta cần trên 600.000 tấn, dự kiến kế hoạch năm 2010 sẽ phát triển 400.000 ha. Trong khi giá thành sản xuất 1 kg đậu tương tại Việt Nam rất cao bằng 1,3 đến 1,5 lần so với giá của thế giới. Một trong những nguyên nhân giá cao là do năng suất của ta quá thấp chỉ đạt trên dưới 1 tấn/ha. Vì vậy cần phải có bộ giống đậu tương có năng suất cao và quy trình kỹ thuật thâm canh thích hợp. (Trần Đình Long, A. James, N.Q.Thắng) [32].
    Theo Trần Đình Long (1998) [30] tiềm năng phát triển đậu tương trên đất 2 vụ lúa ở đồng bằng sông Hồng là rất lớn. ở các tỉnh thuộc vùng này và một phần thuộc trung du, khu 4 cũ, diện tích lúa mùa đạt trên 800.000 ha, nếu đưa được 50% diện tích này vào cấy lúa mùa sớm thì mỗi vụ có thể trồng được khoảng 400.000 ha đậu tương Đông. Như vậy, ngoài 2 vụ lúa còn tăng thêm một vụ đậu tương và sẽ có khoảng 560.000 tấn đậu tương hạt sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho nông dân phá thế độc canh ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
    Với những ưu thế như trên cộng với thời gian sinh trưởng ngắn, đáp ứng được yêu cầu tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, đậu tương ngày càng có một vai trò quan trọng trong cơ cấu giống cây trồng của thế giới và Việt Nam.
    Hạn chế chủ yếu trong sản xuất đậu tương ở nước ta hiện nay là do chúng ta còn thiếu bộ giống đậu tương cho năng suất cao, có thời gian sinh trưởng phù hợp cho từng vụ, từng vùng: các giống đậu tương dài ngày cho vùng sinh thái giầu tiềm năng về đất đai như vùng núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; giống đậu tương trung ngày cho vụ xuân và vụ đông ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ và giống đậu tương ngắn ngày thích hợp vụ hè, đông cho các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước.
    Phú Thọ là một tỉnh trung du có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đậu tương. Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 97.513 ha, trong đó đất lúa và màu là 48.494 ha mà phần lớn có thể trồng đậu tương.
    Trong số những cây trồng được lựa chọn trong sản xuất nông nghiệp thì cây đậu tương giữ một vai trò quan trọng. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của tỉnh Phú Thọ liên tục tăng qua các năm. Năm 2006 năng suất: 14,29 tạ/ha tăng 3,23 tạ/ha so với năm 2002.
    Theo Nghị quyết số 59/2006 của HĐNN tỉnh Phú Thọ về điều chỉnh quy hoạch nông lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2010 thì tỉnh sẽ đưa diện tích đậu tương đạt 3.000 ha, sản lượng đạt 6 ngàn tấn, đến năm 2020 đạt diện tích 4.000 ha, sản lượng khoảng 10 ngàn tấn [22]
    Tuy vậy việc phát triển đậu tương trong hệ thống cây trồng ở Phú Thọ còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, nhân lực, điều kiện tự nhiên của tỉnh.
    Đậu tương ở Phú Thọ có nhiều yếu tố hạn chế mở rộng diện tích trong đó năng suất thấp, hiệu quả sản xuất không cao là yếu tố hạn chế chính. Nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp trước hết là công tác giống chưa được chú trọng đúng mức nên chưa có hạt giống có phẩm chất tốt cung cấp cho nông dân, thứ hai là hiểu biết của người nông dân về đậu tương còn hạn chế do đó thiếu đầu tư thâm canh, không chú ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp, quy trình và liều lượng phân bón chưa tốt nên hiệu quả thấp. Do vậy, để phát triển mở rộng diện tích sản xuất cây đậu tương ở Phú Thọ, nhất thiết cần giải quyết những hạn chế ảnh hưởng đến việc sản xuất đậu tương mà thực tiễn đòi hỏi.
    Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
    “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống và liều lượng phân bón cho đậu tương xuân trên đất Thanh Ba - Phú Thọ”.
    1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
    1.2.1. Mục đích
    Xác định được một số giống đậu tương cho năng suất cao và công thức phân bón phù hợp cho đậu tương vụ xuân trên đất huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ xuân trên đất huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ.
    - Đánh giá được ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đối với 2 giống đậu tương D912, Đ9804 trên đất huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
    1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    1.3.1. ý nghĩa khoa học
    Xác định có cơ sở khoa học những giống đậu tương tốt phù hợp với điều kiện của địa phương.
    Xác định công thức bón phân hợp lý cho đậu tương xuân nhằm tăng năng suất đậu tương trên đất huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm các thông tin, các dữ liệu khoa học về cây đậu tương làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo sản xuất.
    1.3.2. ý nghĩa thực tiễn
    - Bổ sung các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
    - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện quy trình bón phân cho đậu tương làm tăng năng suất đậu tương tại địa phương.
    - Góp phần mở rộng diện tích trồng đậu tương tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
    1.4. Giới hạn của đề tài
    Đề tài tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ xuân năm 2008 trên đất phù sa trong đê sông Hồng huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
    Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu tác động của các công thức bón phân đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương vụ xuân trên đất phù sa huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.


    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt vi
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các hình ix
    1. Mở đầu 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 4
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
    1.4. Giới hạn của đề tài 5
    2. Tổng quan tài liệu 6
    2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 6
    2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 10
    2.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam 12
    2.4. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới và Việt Nam 22
    2.5. Các yếu tố hạn chế đến sản xuất đậu tương ở Việt Nam 35
    3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 39
    3.1. Vật liệu nghiên cứu 39
    3.2. Thời gian nghiên cứu, địa điểm, điều kiện đất đai 39
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 40
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 44
    4.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu 44
    4.2. Hiện trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế sản xuất đậu tương ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 48
    4.3. Kết quả thí nghiệm đồng ruộng 50
    4.3.1. Kết quả so sánh một số giống đậu tương trong điều kiện vụ xuân trên đất Thanh Ba, Phú Thọ 50
    4.3.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng phân bón khác nhau đến hai giống đậu tương D912 (G1) và Đ9804 (G2) 65
    5. Kết luận và đề nghị 81
    5.1. Kết luận 81
    5.2. Đề nghị 81
    Tài liệu tham khảo 83
    Phụ lục 89
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...