Luận Văn Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên

    Sinh viên thc hin : 1
    M ĐẦU 4
    1. ĐẶT VN ĐỀ 4
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
    Chương 1. 6
    1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6
    1.2. VAI TRÒ CỦA CÂY NGÔ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 7
    1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 8
    1.4. ƯU TH LAI 20
    1.5. KT QU NGHIÊN CU CHN TO GING NGÔ. 27
    Chương 2. 39
    2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 39
    2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 40
    2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 40
    2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.5. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 46
    2.6. THU THẬP SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG 48
    2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 48
    Chương 3. 49
    3.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009. 49
    3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ VỤ THU ĐÔNG 2009. 60
    3.3. KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THAM GIA THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009. 70
    3.4. TRẠNG THÁI CÂY, TRẠNG THÁI BẮP, ĐỘ BAO BẮP CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009. 79
    3.5. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009. 82
    3.6. KẾT QUẢ MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN GIỐNG NGÔ ƯU TÚ 93
    KT LUN VÀ ĐỀ NGH 97
    1. KT LUN 97
    2. ĐỀ NGH 98

    MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cây ngô (Zea mays L) là một trong 3 cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn thế giới. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lượng thực chính. Không chỉ cung cấp lượng thực cho con người, ngô còn là nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến trên toàn thế giới. Hiện nay 66% sản lượng ngô của thế giới được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, trong đó các nước phát triển là 76% và các nước đang phát triển là 57%. Tuy chỉ có 21% sản lượng ngô được dùng làm lượng thực cho con người nhưng nhiều nước vẫn coi ngô là cây lương thực chính, như: Mexico, Ấn Độ, Philipin. Ở Ấn Độ có tới 90% sản lượng ngô, Ở Philipin có 66% sản lượng ngô được dùng làm lương thực cho con người (Dương Văn Sơn và ctv, 1997) [13].
    Nhờ những vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nên hơn 40 năm gần đây, ngành sản xuất ngô thế giới phát triển mạnh và giữ vị trí hàng đầu về năng suất, sản lượng trong những cây lương thực chủ yếu. Mặc dù diện tích trồng ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước, nhưng sản lượng ngô chiếm 1/3 sản lượng ngũ cốc trên thế giới và nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu. Năm 1961 diện tích trồng ngô chỉ đạt 105,48 triệu ha với tổng sản lượng là 205,00 triệu tấn, nhưng đến năm 2009 diện tích trồng ngô đã đạt 159,53 triệu ha với sản lượng 817,11 triệu tấn (theo thống kê của FAO, 2010) [34].
    Hiện nay do nhu cầu sử dụng ngô không ngừng tăng, để đáp ứng đủ nhu cầu ngô cho tiêu dùng trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng chiến lược phát triển sản xuất ngô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 là phải đạt 5- 6 triệu tấn vào năm 2010 và năm 2020 là 9- 10 triệu tấn. Để đạt được mục tiêu này, hai giải pháp chính được đưa ra là mở rộng diện tích và tăng năng suất. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng ngô rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và phải cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác nên tăng năng suất là giải pháp chủ yếu. Trong giải pháp tăng năng suất thì giống được coi là hướng đột phá bởi nó có ý nghĩa quyết định để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản. Một giống ngô lai tốt sẽ cho sản lượng cao hơn giống bình thường từ 20 – 25%. Trong quá trình nghiên cứu và chọn giống ngô phù hợp với từng sinh thái, việc đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giồng ngô trước khi đưa ra sản xuất đại trà là công việc cần phải được tiến hành.
    Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU- Xác định một số giống ngô lai có triển vọng để giới thiệu cho sản xuất đại trà tại Thái Nguyên, làm cơ sở cho quá trình chọn tạo giống ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI3.1. Ý nghĩa khoa học
    - Đề tài đánh giá được những đặc điểm nông sinh học chính và năng suất của các giống tham gia thí nghiệm.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được tập đoàn giống ngô phù hợp với những điều kiện sinh thái của từng vùng.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Lựa chọn ra những giống ngô lai tốt có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
    - Đề tài góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô phù hợp với điều kiện sinh thái tại Thái Nguyên.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...