Tiến Sĩ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH . xi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích của đề tài . 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
    5. Những đóng góp mới của luận án . 4
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
    1.1.1. Cơ sở lý luận . 5
    1.1.2. Cơ sở thực tiễn 6
    1.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây khoai môn - sọ (colocasia
    esculenta (L.) Schott) 7
    1.2.1. Nguồn gốc và phân bố 7
    1.2.2. Phân loại thực vật khoai môn - sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott) 8
    1.3. Một số đặc tính sinh vật học của cây khoai môn - sọ 11
    1.3.1. Đặc tính thực vật học 11
    1.3.2. Sinh trưởng, phát triển của khoai môn - sọ 15
    1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của khoai môn - sọ 16
    1.4.1. Nhiệt độ . 16
    1.4.2. Nước . 17
    1.4.3. Ánh sáng . 17
    1.4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng 18
    1.5. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam 18
    1.5.1. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới . 18
    1.5.2. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ ở Việt Nam 19


    iv
    1.6. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam 22
    1.6.1. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới 22
    1.6.2. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ ở Việt Nam . 25
    Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1. Vật liệu nghiên cứu 40
    2.1.1. Các giống khoai môn trong thí nghiệm 40
    2.1.2. Các loại phân bón dùng trong thí nghiệm nghiên cứu 40
    2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu . 41
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu . 41
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu 41
    2.3. Nội dung nghiên cứu 41
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 42
    2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu (nội dung 1) 42
    2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu khoa học . 42
    2.4.3. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích một số chỉ tiêu về đất, phân tích
    mẫu phân hữu cơ (phân chuồng) 54
    2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 54
    2.4.5. Phương pháp tính lượng phân bón tối đa về kỹ thuật và tối thích về kinh
    tế; hiệu suất phân bón và hệ số VCR của các loại phân bón trong nghiên cứu 55
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 56
    3.1. Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất
    cây khoai môn - sọ tại Yên Bái . 56
    3.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết . 56
    3.1.2. Điều kiện đất đai . 57
    3.1.3. Tình hình phát triển sản xuất cây khoai môn - sọ tại Yên Bái . 60
    3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất ruộng
    1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái . 62
    3.2.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống khoai môn trên 2 loại
    đất tại tỉnh Yên Bái . 62
    3.2.2. Khả năng mọc mầm của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ
    tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 63


    v
    3.2.3. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất
    ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 . 64
    3.2.4. Chiều cao, số lá và độ đồng đều của các giống khoai môn trên đất
    ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 . 65
    3.2.5. Thành phần, tỷ lệ sâu bệnh hại các giống khoai môn trên đất ruộng
    một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 67
    3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
    môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn
    Yên, năm 2011 . 71
    3.2.7. Kích thước củ cái của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại
    huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 . 74
    3.2.8. Chất lượng củ các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện
    Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 76
    3.2.9. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại
    huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 . 79
    3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến các yếu tố cấu
    thành năng suất và năng suất của giống có triển vọng (KMYB 1) tại Yên Bái,
    năm 2012 . 80
    3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất giống KMYB 1
    trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh
    Yên Bái . 80
    3.3.2. Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất của giống KMYB 1 trên đất
    ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái . 87
    3.3.3. Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất của giống KMYB 1 trên đất
    ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái . 93
    3.3.4. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất của giống KMYB 1 trên
    đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên
    Bái, năm 2012 . 100
    3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất
    và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và
    đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2012 . 106


    vi
    3.4. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo quản củ giống giống
    KMYB 1 tại huyện Trấn Yên và huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái . 112
    3.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống KMYB 1 trên đất ruộng một
    vụ tại huyện Lục Yên và trên đất bãi tại huyện Trấn Yên 115
    3.6. Đề xuất, hoàn thiện quy trình trồng giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ
    tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái . 117
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 119
    1. Kết luận . 119
    1.1. Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất
    khoai môn tại tỉnh Yên Bái . 119
    1.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất ruộng
    1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái . 119
    1.3. Kết quả về các biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng (KMYB 1)
    trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh
    Yên Bái. 119
    1.4. Kết quả về các phương pháp bảo quản củ giống . 120
    1.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống KMYB 1 tại Yên Bái trên 2
    loại đất . 120
    2. Đề nghị 121
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ . 122
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
    PHỤ LỤC




    vii
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Ký hiệu Diễn giải
    CT : Công thức
    Đ/C : Đối chứng
    đđ : Địa điểm
    ĐR : Đất ruộng 1 vụ
    ĐB : Đất bãi
    KMYB1 : Khoai môn Yên Bái 1
    KMYB2 : Khoai môn Yên Bái 2
    KMYB3 : Khoai môn Yên Bái 3
    KMHG : Khoai môn Hà Giang
    KMBK : Khoai môn Bắc Kạn
    LY : Lục Yên
    LT : Lý thuyết
    NSLT : Năng suất lý thuyết
    NSTT : Năng suất thực thu
    ns : Không có ý nghĩa
    P : Khối lượng
    PC : Phân chuồng
    STPT : Sinh trưởng, phát triển
    TY : Trấn Yên
    TT : Thực thu
    TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
    VCR (Value Cost Ratio) : Hệ số lãi khi bón phân





    viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1. Thành phần các chất trong củ khoai môn - sọ (khối lượng tươi) 13
    Bảng 1.2. Thành phần hóa học trung bình của củ khoai môn - sọ tính theo
    khối lượng vật chất khô . 13
    Bảng 1.3. Hàm lượng một số chất trong củ khoai môn nghiên cứu trên đất
    ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên - Yên Bái, năm 2006 (% chất tươi) 14
    Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn tại một số châu lục trên
    thế giới giai đoạn 2008- 2012 19
    Bảng 1.5. Diện tích các loại cây có củ của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 . 20
    Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai sọ, cây chất bột khác từ
    năm 2010 đến năm 2012 tại Việt Nam 21
    Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn tại một số tỉnh miền núi
    phía Bắc giai đoạn 2010 đến năm 2012 21
    Bảng 1.8. Lượng phân bón, kỹ thuật bón cho cây khoai môn tại một số tỉnh
    miền núi phía Bắc, năm 2012 34
    Bảng 2.1. Thang đánh giá chất lượng củ khoai môn qua cảm quan 45
    Bảng 2.2. Lượng phân bón, kỹ thuật bón tính cho 1 ha khoai môn 46
    Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái, năm 2013 59
    Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn - sọ tỉnh Yên Bái từ
    2011-2013 61
    Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái và nông học của các giống khoai môn
    trong thí nghiệm tại tỉnh Yên Bái, năm 2011 62
    Bảng 3.4. Khả năng mọc mầm của các giống khoai môn trên đất ruộng một
    vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 . 63
    Bảng 3.5. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống khoai môn trên
    đất ruộng 1 vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 . 64
    Bảng 3.6. Chiều cao, số lá và độ đồng đều của các giống khoai môn trên đất
    ruộng 1 vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 65


    ix
    Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu hại các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện
    Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 . 68
    Bảng 3.8. Tỷ lệ và cấp bệnh sương mai của các giống khoai môn trên đất ruộng
    một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 70
    Bảng 3.9a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
    môn trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên, năm 2011 72
    Bảng 3.9b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
    môn trên đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 73
    Bảng 3.10. Kích thước củ cái của các giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ
    tại LụcYên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 . 75
    Bảng 3.11. Chất lượng củ của các các giống khoai môn trên 2 loại đất tại huyện
    Lục Yên và huyện Trấn Yên, năm 2011 qua đánh giá cảm quan 76
    Bảng 3.12. Chất lượng củ của các giống khoai môn trên 2 loại đất tại huyện
    Lục Yên và huyện Trấn Yên, năm 2011 (% hàm lượng chất tươi) . 78
    Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ
    tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 . 80
    Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các yếu tố cấu thành
    năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại
    Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2012 . 82
    Bảng 3.15. Hiệu suất phân đạm và hệ số lợi nhuận khi bón các mức đạm
    khác nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng tại Lục Yên và đất
    bãi tại Trấn Yên, năm 2012 . 86
    Bảng 3.16. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng suất
    và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại huyện
    Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 . 89
    Bảng 3.17. Hiệu suất phân lân và hệ số lợi nhuận khi bón các mức phân lân
    cho giống KMYB 1 trên 2 loại đất 93
    Bảng 3.18. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng
    suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại
    huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 94


    x
    Bảng 3.19. Hiệu suất phân kali và hệ số lợi nhuận khi bón các mức kali khác
    nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên và
    đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 99
    Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân chuồng đến các yếu tố cấu thành
    năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại
    huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 101
    Bảng 3.21. Hiệu suất phân chuồng và hệ số lợi nhuận khi bón các mức phân
    chuồng khác nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại
    Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 . 105
    Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng
    suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại
    Lục Yên, năm 2012 . 108
    Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất
    và năng suất của giống KMYB 1 trên đất bãi tại Trấn Yên, năm 2012 . 110
    Bảng 3.24. Số củ giống bị thối hỏng sau thời gian bảo quản từ 1 đến 4 tháng tại
    huyện Trấn Yên, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái, năm 2012 112
    Bảng 3.25. Số kg khoai bị hao hụt trong quá trình bảo quản và tỷ lệ hao hụt
    sau thời gian bảo quản 4 tháng tại Lục Yên và Trấn Yên, năm 2012 . 115
    Bảng 3.26. Một số chỉ tiêu về năng suất giống KMYB 1 trên đất ruộng một
    vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2013 . 116
    Bảng 3.27. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh giống
    KMYB 1 trên đất ruộng tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, tỉnh
    Yên Bái, năm 2013 116



    xi
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 3.1. Biểu đồ so sánh năng suất thực thu các giống khoai môn trong thí
    nghiệm trên đất ruộng tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 . 74
    Hình 3.2. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các công thức bón đạm khác nhau
    đến năng suất thực thu của giống KMYB 1 trên 2 loại đất 84
    Hình 3.3. Đồ thị ảnh hưởng của các mức bón đạm khác nhau đến năng suất
    giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ 85
    Hình 3.4. Đồ thị ảnh h ưởng của các m ức bón đạm khác nhau đến năng suất
    giống KMYB 1 trên đất bãi 85
    Hình 3.5. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức bón lân khác nhau đến
    năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất 90
    Hình 3.6. Đồ thị ảnh h ưởng của các m ức bón lân khác nhau đến năng suất
    giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ 91
    Hình 3.7. Đồ thị ảnh h ưởng của các m ức bón lân khác nhau đến năng suất
    giống KMYB 1 trên đất bãi 92
    Hình 3.8. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức bón kali khác nhau đến
    năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất 97
    Hình 3.9. Đồ thị ảnh hưởng của các mức bón kali khác nhau đến năng suất giống
    KMYB 1 trên đất ruộng một vụ 97
    Hình 3.10. Đồ thị ảnh hưởng của các mức bón kali khác nhau đến năng suất
    giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất bãi . 98
    Hình 3.11. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức phân chuồng khác nhau
    đến năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất . 103
    Hình 3.12. Đồ thị ảnh h ưởng của các m ức bón phân chuồng kh ác nhau đến
    năng suất giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất ruộng một vụ 104
    Hình 3.13. Đồ thị ảnh h ưởng của các m ức bón phân chuồng khác nhau đến
    năng suất giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất bãi . 104 1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cây khoai môn - sọ có tên khoa học là Colocasia esculeuta L. Schott, là cây
    một lá mầm thuộc chi Colocasia, họ ráy Araceae là loài cây đã được trồng từ lâu đời
    trên thế giới (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2005 [39]). Dựa vào hình thái của củ cái
    và củ con khoai môn - sọ có thể được chia ra làm 2 nhóm: Nhóm Colocasia esculenta
    var. esculenta bao gồm các giống khoai môn và khoai nước; nhóm Colocasia
    esculenta var. antiquorum gồm hầu hết các giống khoai sọ (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và
    cs, 2004 [38]). Theo nhiều tài liệu loài cây này được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt
    đới, cận nhiệt đới và vùng ôn đới ấm áp.
    Ở Việt Nam, cây khoai môn có mặt ở nhiều tiểu vùng sinh thái trong cả nước
    như Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Đà Lạt, Trà Vinh, .; nó
    được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất ruộng vườn ở đồng bằng đến đất
    đồi núi dốc (đất nương rẫy) ở miền núi. Sản phẩm của cây khoai môn vừa làm
    lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa dùng.
    Phương thức sử dụng củ khoai môn cũng rất phong phú về chế biến và sử dụng
    như: Nấu canh xương, làm bánh, làm rau, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
    Đề án phát triển rau, quả và hoa cây cảnh giai đoạn 1994 - 2010 của Bộ
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa cây khoai môn vào một trong mười
    loại cây trồng chính trong chương trình phát triển sản xuất và xuất khẩu. Tuy
    nhiên, những nghiên cứu của các nhà khoa học về cây khoai môn chưa nhiều, diện
    tích còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo được sự bứt phá về giống, năng suất và sản
    lượng. Kỹ thuật canh tác khoai môn tại các địa phương do chưa có nhiều tài liệu
    về loài cây này nên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ truyền. Vì vậy, nghiên cứu,
    áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, thâm canh; nghiên cứu những đặc
    điểm riêng biệt của các giống theo từng địa phương và chọn tạo những giống tốt
    phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái ở những nơi đã sản xuất khoai môn truyền
    thống để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiếp tục duy trì diện tích hiện có, đồng thời
    mở rộng diện tích tại những vùng phù hợp tạo ra những vùng chuyên canh đem lại
    hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con nông dân ở những vùng
    xa xôi, hẻo lánh, thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
    ta hiện nay là việc làm cần thiết.
    Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên gần
    700.000 ha (Cục thống kê Yên Bái, 2013 [11]), nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản
    xuất nông lâm nghiệp. Ngoài thế mạnh một số loại cây trồng chủ lực như chè, quế, 2

    một số loại cây ăn quả như hồng Lục Yên, bưởi Đại Minh còn có một số loại cây
    trồng bản địa có thương hiệu được nhiều người biết đến đó là cây khoai tím (khoai
    môn) được trồng từ lâu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và sản phẩm củ khoai
    môn Lục Yên đã trở thành đặc sản của vùng này.
    Chủ trương của tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên muốn phát triển cây khoai
    môn theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả, chính vì vậy việc nghiên cứu về
    cây khoai môn là rất cần thiết. Để có bộ giống thích hợp, phù hợp với điều kiện tự
    nhiên tại địa phương, năm 2006 trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
    đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất một số giống khoai môn tại huyện
    Lục Yên, tỉnh Yên Bái”. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn đề nghị bổ sung thêm 2
    giống khoai môn: Khoai môn Bắc Kạn, khoai môn Hà Giang vào cơ cấu giống của
    địa phương và đã chứng minh được việc trồng cây khoai trên đất ruộng một vụ là
    có hiệu quả, chất lượng không thua kém khoai được trồng trên đất nương rẫy. Mặt
    khác đất bãi và đất ruộng một vụ tại tỉnh Yên Bái có số lượng lớn , nếu chuyển đổi
    diện tích 2 loại đất này sang trồng cây khoai môn sẽ tăng được hiệu quả kinh tế
    trong sản xuất cho người dân.
    Vì vậy, vấn đề nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống
    khoai môn địa phương trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại
    huyện Trấn Yên, nơi có khí hậu đất đai tương đồng với một số huyện thị trong tỉnh
    như: Yên Bình, thành phố Yên Bái, Văn Yên, Văn Chấn và cũng chính là vùng
    nằm trong quy hoạch phát triển khoai môn của tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp
    theo là cần thiết. Kết quả nghiên cứu ban đầu sẽ lựa chọn được giống có triển
    vọng tại địa phương trên 2 loại đất để tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ
    thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống trở nên rất cấp
    thiết để mở rộng diện tích, phát triển khoai môn theo hướng sản xuất hàng hóa, tập
    trung để tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh, là cơ sở cho việc mở rộng
    diện tích ra một số huyện trên địa bàn tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
    tăng thu nhập cho người dân.
    Từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả
    năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật
    cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái”.
    2. Mục đích của đề tài
    - Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của một
    số giống khoai môn trên đất ruộng một vụ và trên đất bãi tại tỉnh Yên Bái, xác định
    được giống có triển vọng phù hợp với địa phương. 3

    - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp về liều lượng phân bón
    (đạm, lân, kali và phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống cho
    giống có triển vọng tại Yên Bái trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại
    huyện Trấn Yên làm cơ sở cho việc mở rộng diện tích, phát triển cây khoai môn
    theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định việc trồng cây khoai môn trên
    đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
    là có cơ sở khoa học và thực tiễn.
    - Là cơ sở cho việc áp dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật về phân bón,
    mật độ, thời vụ và cách bảo quản củ giống trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên
    và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung được 1 giống khoai môn Bắc Kạn
    vào cơ cấu giống khoai môn trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngoài các giống đã có tại
    địa phương và giống có triển vọng; định hướng được việc xây dựng vùng chuyên
    canh trồng cây khoai môn của tỉnh trên đất ruộng một vụ và đất bãi nhằm đáp ứng
    vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến khoai môn trong tương lai.
    - Giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân tại một số
    huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
    - Qua kết quả xây dựng mô hình trình diễn và kết quả nghiên cứu về cây
    khoai môn đã chứng minh được việc trồng khoai môn trên đất ruộng 1 vụ và đất
    bãi là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn, có thể ứng dụng vào thực tiễn sản
    xuất tại địa phương.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    - 5 giống khoai môn địa phương được thu thập tại tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang,
    Yên Bái (3 giống) có đặc điểm nông sinh học khác nhau.
    - Các loại phân bón vô cơ (đạm, lân, kali), hữu cơ (phân chuồng tại địa
    phương), phương pháp bảo quản củ giống theo người dân và phương pháp khác đã
    được một số tác giả Nguyễn Ngọc Nông (2006), Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2004)
    nghiên cứu và đề cập. 4

    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Các thí nghiệm được nghiên cứu trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên, và
    đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái từ năm 2011đến năm 2013.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    - Đề tài đã đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 5 giống
    khoai môn thu thập tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Hà Giang, Yên
    Bái) được trồng trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn
    Yên, tỉnh Yên Bái. Từ 5 giống khoai môn đã lựa chọn được giống khoai môn Yên
    Bái 1 là giống có triển vọng cho địa phương.
    - Đã nghiên cứu và xác định được các biện pháp kỹ thuật về lượng phân
    bón (đạm, lân, kali, phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống
    cho giống có triển vọng (khoai môn Yên Bái 1) trên đất ruộng một vụ tại huyện
    Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
     
Đang tải...