Thạc Sĩ Nghiên cứu khả năng sinh Enzym Cellulase của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu khả năng sinh Enzym Cellulase của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ
    Information

    MS: LVSH-VSV004
    SỐ TRANG: 88
    NGÀNH: SINH HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: VI SINH VẬT HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2007



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    Sự hiện hữu của rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ là kết quả của hơn 25
    năm phục hồi và phát triển bằng các nổ lực to lớn của chính quyền và nhân
    dân Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 21 tháng 1 năm 2000, Ủy ban MAB/
    UNESCO đã công nhận RNM Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại
    Việt Nam [55].
    RNM Cần Giờ là nơi lưu trữ các nguồn gen sinh vật quí hiếm và bền
    vững, có khả năng chịu đựng điều kiện sống rất đặc biệt khắc nghiệt. Là nơi
    có hệ VSV vô cùng phong phú và đa dạng như nấm sợi, vi khuẩn, xạ
    khuẩn ., trong đó nấm sợi chiếm số lượng rất lớn. Nấm sợi đóng vai trò rất
    quan trọng trong vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng của hệ sinh thái
    RNM, nhờ có khả năng sinh các loại enzym ngoại bào như cellulase, protease,
    kitinase, amylase, enzym phân giải dầu Đặc biệt, enzym cellulase do nấm
    sợi sống trong RNM sinh ra là rất lớn. Do thảm thực vật dày đặc ở RNM Cần
    Giờ là nơi sinh sống tốt nhất, nguồn thức ăn dồi dào nhất cho các chủng nấm
    sợi có khả năng sinh enzym này.
    Enzym cellulase là hệ enzym bao gồm các loại enzym: C1, Cx, β-
    glucosidase, có khả năng hoạt động phối hợp để phân giải cellulose thành
    glucose. Enzym cellulase được ứng dụng trong nông nghiệp để chế biến thức
    ăn chăn nuôi, trong công nghiệp thực phẩm để chế biến thực phẩm, trong quá
    trình li trích các chất từ thực vật, trong việc phân hủy các phế liệu giàu
    cellulose .Theo Bhat (2000), xấp xỉ 20% trong số 1 tỷ USD thu được từ
    lượng enzym công nghiệp được bán ra trên thế giới gồm các enzym cellulase,
    hemicellulase và pectinase. Đến năm 2005, thị trường enzym công nghiệp
    trên thế giới tăng từ 1,7- 2,0 tỷ USD. Hàng năm, nước ta phải nhập ngoại một lượng lớn những nguồn
    enzym cellulase để giải quyết vấn đề sản xuất và xử lý ô nhiễm MT. Việt
    Nam là nước nhiệt đới có nền nông nghiệp rất phong phú, đa dạng và đang
    trên đà phát triển. Vì vậy, lượng phế thải nông nghiệp rất dồi dào, cùng với sự
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ô nhiễm MT đang trở thành nguy cơ
    thật sự. Thành phần chính trong phế thải rắn trong sinh hoạt công, nông, lâm
    nghiệp là cellulose.
    Trong khi đó, RNM Cần Giờ là kho dự trữ các chủng VSV có hoạt
    tính enzym cao chưa được khai thác. Các công trình khoa học nghiên cứu về
    khả năng sinh enzym cellulase của các chủng nấm sợi ở RNM Cần Giờ cho
    đến nay vẫn còn bỏ ngõ.
    Từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên gợi ý cho tôi chọn đề tài: “Nghiên
    cứu khả năng sinh enzym cellulase của một số chủng nấm sợi phân lập từ
    rừng ngập mặn Cần Giờ”.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
     Các công trình nghiên cứu nấm sợi sinh enzym cellulase
    Khả năng sinh enzym cellulase chủ yếu được tổng hợp từ nấm sợi
    Trichoderma và Aspergillus.
    Ở Mỹ, năm 1983 PTN của Quân đội Mỹ ở Natik và trường đại học
    Rutgers, sử dụng chủng Trichoderma viride QM6 hoang dại để sản xuất
    cellulase đầu tiên. Sau đó, gây biến chủng và chọn lọc được biến chủng
    QM9414 có khả năng sinh ra cellulase cao (theo Rehm, 1983) [74].
    Năm 1998, YU đã nuôi cấy T. reesei Rut 30 trong MT chứa 5% bột
    cellulose và 1% cám mì, thu được hoạt lực CMCase 232,4 IU/g [68].
    Năm 2000, Sonia Couri khảo sát khả năng sinh tổng hợp các enzym
    như polygalacturonase, cellulase, xylanase và protease từ A. niger 3T5B8 trên
    nguồn phụ phế liệu nông nghiệp khác nhau bằng phương pháp lên men bán rắn và ứng dụng enzym trong việc tách chiết dầu thực vật [61].
    Năm 2002, theo báo cáo gần đây của CORAL, dịch nuôi cấy A. niger
    trong MT Czapek-Dox chứa CMC1%, cho chạy điện di trên gel SDS-PAGE
    (chứa 0,2% CMC) phát hiện có hai vạch có hoạt tính CMCase và trọng lượng
    phân tử lần lượt là 83.000 và 50.000 Dalton [67].
    Ở Việt Nam, năm 1989, Lê Hồng Mai nghiên cứu về sinh tổng hợp và
    một số đặc tính của cellulase (typ CMCase) ở A. niger VS-1 trên MT lên men
    bán rắn [40].
    Năm 2001, Huỳnh Anh nghiên cứu về nấm sợi T. reesei sinh tổng hợp
    enzym cellulase trên MT lỏng với nguồn cacbon là CMC [40].
    Năm 2002, Kiều Hoa nghiên cứu sinh tổng hợp enzym cellulase với
    nguồn cacbon là cellulose tinh khiết, cám trấu, bã mía, vỏ cà phê [22].
    Năm 2003, Hoàng Quốc Khánh nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp và
    đặc điểm cellulase của A. niger Rnnl 363. Châu Hoàng Vũ cũng nghiên cứu
    thu nhận và tinh sạch enzym cellulase từ nấm mốc T. reesei bằng phương
    pháp lên men bán rắn [24], [57].
    Năm 2004, Trần Thạnh Phong khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzym
    cellulase từ T. reesei và A. niger trên MT lên men bán rắn [40].
    Năm 2005, Lê Thị Hồng Nga nghiên cứu sự sinh tổng hợp cảm ứng
    pectinase và cellulase của một số chủng nấm mốc [27].
     Các công trình nghiên cứu nấm sợi sinh enzym cellulase từ RNM
    Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
    về phân lập và phân loại nấm sợi trong hệ sinh thái RNM. Nhưng kết quả
    nghiên cứu còn sơ sài, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết về sự đa dạng
    của nấm sợi cũng như vai trò của chúng trong hệ sinh thái RNM [64].
    Trước đây, người ta cho rằng điều kiện MT RNM quá khắc nghiệt,
    không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm sợi. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy trong điều kiện sống đặc biệt như vậy, thì con
    đường trao đổi chất của nấm sợi cũng khác hơn con đường trao đổi chất của
    các VSV trên đất liền. Vì vậy, sẽ có những sản phẩm trao đổi chất có tính chất
    đặc biệt hơn, khác lạ hơn trong đó có các enzym, chất kháng sinh mới [18].
    Nhưng đến nay cũng chưa có công trình đi sâu nghiên cứu về hoạt tính
    sinh học của các chủng nấm sợi từ RNM.
    Ở Việt Nam, cho đến năm 2000 mới chỉ có một thông báo của Mai Thị
    Hằng và cs về nấm sợi RNM. Năm 2002, tác giả này tiếp tục nghiên cứu sự
    đa dạng, nghiên cứu khả năng diệt côn trùng và khả năng phân giải cacbua
    hydro của nấm sợi từ RNM ở hai tỉnh Nam Định, Thái Bình. Riêng ở RNM
    Cần Giờ chỉ có một số ít nghiên cứu về phân lập. Cho đến nay, vẫn chưa có
    nghiên cứu nào về khả năng sinh enzym cellulase của các chủng nấm sợi ở
    RNM Cần Giờ [19], [20], [21].
    3. Mục đích nghiên cứu
    Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm sợi có khả năng sinh enzym
    cellulase từ RNM Cần Giờ.
    Đề xuất hướng ứng dụng các chủng nấm sợi phân lập được.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    - Hệ sinh thái RNM Cần Giờ.
    - Nấm sợi có khả năng sinh enzym cellulase ở RNM Cần Giờ.
    - Enzym cellulase sinh ra từ nấm sợi.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu phân lập các chủng
    nấm sợi ở 6 xã của huyện Cần Giờ: xã Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã
    Tam Thôn Hiệp, xã Long Hòa, xã Thạnh An, xã Lý Nhơn. Sau đó, chỉ nghiên
    cứu một số chủng nấm sợi có khả năng sinh một loại enzym cellulase trong hệ
    enzym này. Đề tài được thực hiện tại PTN Vi sinh, khoa Sinh Trường Đại học Sư
    phạm Thành phố Hồ Chí Minh và PTN Vi sinh, Viện Sinh học Nhiệt đới
    Thành phố Hồ Chí Minh.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Phân lập các chủng nấm sợi từ RNM Cần Giờ.
    - Tuyển chọn một số chủng nấm sợi có khả năng sinh enzym cellulase
    cao.
    - Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh lí, sinh hóa và phân loại các
    chủng nấm sợi được tuyển chọn.
    - Nghiên cứu các yếu tố MT ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển
    và sinh tổng hợp enzym cellulase của các chủng được chọn.
    - Bước đầu thử nghiệm sử dụng nấm sợi sinh enzym cellulase vào
    việc phân hủy các chất phế thải, góp phần hạn chế ô nhiễm MT.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp lấy mẫu từ RNM Cần Giờ.
    - Phương pháp vi sinh.
    - Phương pháp hóa sinh.
    - Phương pháp thực nghiệm.
    - Phương pháp thống kê toán học.
    8. Dự kiến cấu trúc
    Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận kiến nghị được
    trình bày như sau:
    Mở đầu
    Chương 1: Tổng quan
    Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả và bàn luận
    Kết luận và kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...