Luận Văn Nghiên cứu khả năng quang hợp của một số giống đậu xanh chín tập trung và chín không tập trung

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu khả năng quang hợp của một số giống đậu xanh chín tập trung và chín không tập trung


    Luận văn dài 37 trang:
    Đậu xanh có tên khoa học là Vigna radiata, thuộc họ đậu (Fabaceae) chi Vigna, chi phụ Coratotripis. Có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á được phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Nhờ giao lưu kinh tế khoa học kỹ thuật giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, đậu xanh đã có mặt ở nhiều nước của Châu Phi, Tây Ấn Độ, Bắc Mỹ và hàng nghìn hòn đảo của Châu Úc [10]. Ngày nay đậu xanh là cây đậu quan trọng số một của Thái Lan, Philippin; thứ hai của Srilanka thứ ba của Ấn Độ, Miến Điện, Banglades và Indonesia [5]. Trong những năm gần đây sản xuất đậu xanh thuộc các nước Đông Nam Á và thế giới có xu hướng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong đó tỉ lệ hàng năm về diện tích là 26%, sản lượng là 6,6% và năng suất 1,7%. Ở nước ta đậu xanh được trồng từ rất sớm ở các vùng đồng bằng trung du và miền núi suốt từ Bắc vào Nam, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở phía Nam một ít phía Bắc và duyên hải Trung Bộ với diện tích hàng năm không dưới 50.000 ha [11]. Với ưu điểm và kỹ thuật canh tác đơn giản, đầu tư ít và thu hồi vốn nhanh, phù hợp với nông dân nghèo ít vốn nên hiện nay đậu xanh rất được chú trọng trong hệ thống cây trồng của Việt Nam.
    Đậu xanh có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trung bình từ 100g bột đậu xanh chứa: 24,5g Protein; 59,9g hidrat cacbon; 1,2g lipit; 75mg Ca; 405 mg P; 8,5mg Fe; 49 mg caroten; 0,72 mg B1; 0,15 mg B2 và 348 kcal [10]. Protein của đậu xanh có chất lượng cao chứa đầy đủ các axít amin không thay thế tương đối trùng hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng của FAO/WHO trong thực phẩm dành cho trẻ em năm 1983. Vì vậy, những sản phẩm chế biến từ hạt đậu xanh rất đa dạng, ngon bổ và hấp dẫn như bánh đậu xanh, sữa đậu xanh, xôi, chè . đặc biệt là nhân của bánh Chưng một món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt.
    Bên cạnh đó, nhờ khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium việc trồng đậu xanh còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải tạo, bồi dưỡng, chống xói mòn đất, thân và lá được dùng làm phân xanh. Đậu xanh còn thích hợp với việc trồng xen, trồng gối, luân canh với nhiều loại cây trồng khác nhau góp phần tăng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất [10].
    Không chỉ là cây thực phẩm, cây cải tạo đất, đậu xanh còn là cây thuốc trong một số bài thuốc nam [10].
    Trong việc sản xuất đậu xanh vẫn còn gặp một số khó khăn như: năng suất thấp và thu hái phức tạp do đậu xanh chín rải rác vào nhiều đợt. Để khắc phục khó khăn này đã có nhiều phương pháp khác nhau từ lai tạo, nhập nội nguồn gen gây đột biến, chuyển gen kháng bệnh . nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và chọn giống đậu xanh chín tập trung.
    Năng suất của cây đậu xanh phụ thuộc nhiều vào các quá trình sinh lý của cây đặc biệt là quang hợp, 90 - 95 % tổng khối lượng khô của cây trồng là kết quả được tạo ra từ quá trình quang hợp [13]. Như vậy, quang hợp đã tạo nên phần lớn năng suất cây trồng và quyết định hiệu quả của ngành trồng trọt. Trên đối tượng đậu xanh, ở nước ta trước đây có nghiên cứu về tác dụng của phân vi lượng tới khả năng quang hợp của đậu xanh trên đất bạc màu Mê Linh - Vĩnh Phúc của Điêu Thị Mai Hoa và Nguyễn Văn Mã [5]. Nghiên cứu và so sánh khả năng quang hợp ở ba thời vụ, vụ đông, vụ xuân, vụ hè của Nguyễn Thế Côn [1]. Việc đánh giá khả năng quang hợp và năng suất đậu xanh đặc biệt những giống mới được công nhận là giống quốc gia có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ hệ thống. Trong những nghiên cứu trước đây, kết quả cho thấy đặc điểm chung của đậu xanh là chín rải rác, thu hái nhiều lần, song cũng có những giống có thời gian chín rất ngắn (khoảng 20 - 25 ngày gọi là các giống chín tập trung) và có những giống có thời gian chín dài hơn rõ rệt (khoảng 30 - 35 ngày, gọi là các giống chín không tập trung). Dựa vào các kết quả nghiên cứu này chúng tôi đã lựa chọn 2 giống chín tập trung và 2 giống chín không tập trung tiêu biểu để nghiên cứu về các chỉ tiêu quang hợp, bước đầu tìm hiểu những sai khác ở mức độ sinh lý. Đó là nội dung nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu khả năng quang hợp của một số giống đậu xanh chín tập trung và chín không tập trung”.
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn .1
    Lời cam đoan .2
    Mục lục 3
    Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt . 4
    Danh mục các hình 4
    Mở đầu. 5
    Chương 1. Tổng quan tài liệu 8
    1.1.Đặc điểm hình thái sinh trưởng của đậu xanh 8
    1.2.Quá trình quang hợp của đậu xanh .11
    1.3.Tình hình nghiên cứu trên đối tượng đậu xanh 14
    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .17
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
    2.2. Phương pháp nghiên cứu .18
    2.2.1. Bố trí thí nghiệm .18
    2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 18
    2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm .19
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .21
    3.1. Khả năng quang hợp của cây đậu xanh 21
    3.1.1. Hàm lượng diệp lục 21
    3.1.2. Cường độ quang hợp .27
    3.1.3. Hệ số tương quan giữa hàm lượng diệp lục
    và cường độ quang hợp .33
    Kết luận và đề nghị 34
     
Đang tải...