Thạc Sĩ Nghiên cứu khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Hoàng Lan ở giai đoạn vườn ươm

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Nước ta đang trong qúa trình tiến hành "công nghiệp hoá - hiện đại hoá" với chính sách là tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, ngoài một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu đang có như dệt may, thuỷ hải sản thì xuất khẩu tinh dầu là ngành đang có triển vọng phát triển mạnh. Mỗi năm chúng ta xuất khẩu tinh dầu đạt khoảng 15 triệu USD (nhưng nhập khẩu tinh dầu là 25 triệu USD, đa số là tinh dầu hương liệu) cho thấy tiềm năng và nhu cầu về tinh dầu ở nước ta hiện nay là rất lớn. Việc đưa cây tinh dầu vào cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông lâm nghiệp mở ra nhiều triển vọng mới, giúp xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - văn hoá, cải tạo và phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống .thông qua việc tận dụng lao động nhàn rỗi, dư thừa và tận dụng các vùng đất trống đồi trọc ở một số vùng nhất là nông thôn và đồi núi. Hiện nay nước ta có khoảng 657 loài thực vật có chứa tinh dầu thuộc 357 chi và 114 họ (chiếm 6,3% tổng số loài, 15,8% tổng số chi và 37% tổng số họ) [15]. Tiềm năng về nguồn tài nguyên thực vật có chứa tinh dầu rất lớn, tuy nhiên chúng ta hầu hết chỉ mới khai thác trong tự nhiên hoặc đưa vào gây trồng khoảng 20 loài (chiếm 3% số loài cây có tinh dầu đã biết). Những cây được trồng và khai thác hiện nay chủ yếu là sả (Cymbopogon sp.), bạc hà (Mentha arvensis), hương nhu (Ocimum gratissimum), húng quế (Osimum basilicum), hương lau (Vertiveria zizinoides) ở một số địa phương như Lạng Sơn, Yên Bái, Thanh Hóa Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An có tập quán trồng và khai thác tinh dầu hồi (Illicium verum), tinh dầu quế (Cinnamomum cassia), tinh dầu mang tang (Litsea cubeba) ., còn các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như Long An, Đồng Tháp .trồng và khai thác tinh dầu tràm (Melaleuca cajuputi)[19]. Việc tìm kiếm những cây tinh dầu có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất là việc làm hết sức cần thiết nhằm đa dạng hoá tinh dầu xuất khẩu. Việc xây dựng một vùng nguyên liệu và chế biến tinh dầu - hương liệu có tính chiến lược lâu dài để đạt hiệu quả kinh tế cao có ý nghĩa về kinh tế và xã hội là rất quan trọng. Liên kết ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư tạo vùng nguyên liệu tự nhiên để sản xuất tinh dầu với số lượng lớn và chất lượng, cũng như nhiều chủng loại sẽ góp phần vào việc xuất khẩu thu ngoại tệ, hạn chế nhập khẩu tinh dầu hương liệu. Song song đó là những nghiên cứu chuyên sâu về các điều kiện sinh thái, môi trường sống, giống và kỹ thuật trồng - chăm sóc cần được quan tâm nhằm nâng cao sản lượng tinh dầu sản xuất.
    Tinh dầu hoàng lan (ylang-ylang oil) hiện nay có giá trị trên thị trường khá cao (15ml giá 16,97 USD), được một số nước trồng nhiều như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia tinh dầu này được dùng để xoa bóp thư giãn, làm giảm huyết áp cao, điều tiết các chất bã nhờn đối với các vấn đề về da và đặc biệt là thành phần chính để sản xuất nước hoa Chanel N 0 5. Mùi tinh dầu hoàng lan pha trộn khá tốt với phần lớn các loại mùi cây cỏ, hoa quả và gỗ.[33] Ở Việt Nam, cây hoàng lan chưa được quan tâm nghiên cứu và trồng với qui mô sản xuất hàng hóa, mà chỉ được trồng rãi rác ở các công viên, trường học, nhà dân để lấy bóng mát và làm cảnh. Đây là loài cây tinh dầu có triển vọng ở nước ta. Vì thế, việc nghiên cứu về nẩy mầm của hạt và sự sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm nhằm cung cấp giống cây trồng cho các địa phương, nghiên cứu các điều kiện sinh thái trồng cây hoàng lan, chế độ bón phân và đặc điểm sinh học nhằm tiến tới trồng đại trà ở các vùng khác nhau của nước ta để tạo nguồn nguyên liệu lấy tinh dầu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu là rất cần thiết. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài " Nghiên cứu khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f.& Thomson ) ở giai đoạn vườn ươm".

    2. Mục tiêu đề tài:
    - Nghiên cứu khả năng nẩy mầm của hạt cây hoàng lan với các nghiệm thức khác nhau từ đó tìm ra công thức để hạt nẩy mầm tốt nhất.
    - Nghiên cứu sinh trưởng của cây con trong túi bầu với các chế độ bón phân khác nhau nhằm xác định ảnh hưởng của các nhân tố N, P, K lên cây con, từ đó tìm ra công thức bón phân hợp lý trong gieo ươm cây con, cung cấp nguồn cây giống khỏe mạnh.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    * Đối tượng nghiên cứu: là loài cây hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f.& Thomson) thuộc họ Na (Annonaceae).
    * Phạm vi nghiên cứu:
    Do quỹ thời gian hạn hẹp đề tài chỉ khảo sát sự nẩy mầm của hạt cây hoàng lan trên đất tribat với một số nghiệm thức khác nhau và nghiên cứu sự sinh trưởng của cây con trong 5 tháng với một số nghiệm thức bón phân N, P, K một yếu tố.

    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Tiến hành thu hái quả cây hoàng lan ngoài thực địa, tách hạt và tiến hành bố trí các thí nghiệm gieo ươm nẩy mầm của hạt trong vườn sinh học, khoa Sinh. Tiến hành độc lập gieo ươm hạt để lấy cây con bố trí các thí nghiệm về bón phân N, P, K một yếu tố cũng trong vường sinh học. Phương pháp nghiên cứu cụ thể được chúng tôi trình bày ở chương 2.

    5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài:
    Tìm ra công thức gieo ươm nẩy mầm của hạt cây hoàng lan với tỉ lệ cao nhất, từ đó tạo cơ sở cho việc phát triển nguồn cây giống cung cấp cho các địa phương có nhu cầu trồng cây hoàng lan. Xác định một số nhân tố sinh thái thích hợp (N, P, K) cho sự sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm của cây con.

    6. Cấu trúc của luận văn:
    Mở đầu
    Chương 1. Tổng quan tài liệu
    Chương 2. Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3. Kết quả và thảo luận
    Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...