Thạc Sĩ Nghiên cứu khả năng mẫn cảm với kháng sinh và hóa dược của vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là bệnh nguy hiểm được quan tâm
    hàng đầu, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, rất mạnh, rất
    rộng của các loài động vật móng guốc chẵn: trâu, bò, heo, dê, cừu, hươu, nai .
    Bệnh gây ra do loài virus hướng thượng bì có đặc điểm sốt và có mụn nước ở
    miệng và kẽ chân. Bệnh thường gây ra hậu quả nghiêm trọng về các mặt kinh
    tế, xã hội và bảo vệ môi trường nên đã được xếp số một thuộc bảng A trong
    danh mục các bệnh truyền nhiễm của gia súc, đồng thời được ghi vào danh
    sách chính thức trong Bộ luật Quốc tế của Tổ chức Dịch tễ học thế giới
    (Office International des Epizooties - OIE) về các bệnh cấm buôn bán, vận
    chuyển động vật và sản phẩm động vật giữa các nước.
    Bệnh gây thành dịch cho hàng loạt trâu, bò, heo trong cùng một thời
    gian, làm tê liệt cày kéo và tổn thất nặng nề về kinh tế của các hộ chăn nuôi.
    Do đó, tại các vùng có bệnh xảy ra gặp rất nhiều khó khăn trong chăn nuôi và
    trồng trọt.
    Bệnh có đặc tính là khả năng lây lan nhanh, mạnh, chỉ trong một thời
    gian ngắn bệnh có thể lây nhiễm từ nhà này sang nhà khác, từ vùng này sang
    vùng khác. Sự lây lan không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật
    mắc bệnh mà còn qua nhiều đường kể cả qua đường không khí. Vì vậy bệnh
    thường phát thành đại dịch gây thiệt hại về chăn nuôi, ảnh hưởng đến nền
    kinh tế của nhiều nước thuộc nhiều châu lục trên thế giới.
    Tỷ lệ chết do bệnh LMLM thường thấp, khoảng 2 – 5% ở gia súc
    trưởng thành, ở gia súc non như bê, nghé, heo con tỷ lệ chết cao từ 20 – 50%.
    Mặc dù bệnh xuất hiện như là bệnh nhẹ, thường gây tử vong thấp,
    ngoại trừ ở con vật non hay suy nhược nhưng thiệt hại về mặt kinh tế là rất
    quan trọng vì những vùng có dịch không được buôn bán, vận chuyển, giết mổ.
    Style Definition: A4: Font: Bold, Italic
    Style Definition: A3: Not Expanded by /
    Condensed by , Space Before: 0 pt, After: 0
    pt, Line spacing: 1.5 lines
    Style Definition: A2: Space After: 0 pt, Line
    spacing: 1.5 lines
    Formatted: A1, Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt
    Formatted: Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,
    Line spacing: 1.5 lines2
    Hậu quả chính của bệnh LMLM là sau khi mắc bệnh, gia súc trở nên
    gầy yếu, tạo điều kiện cho các bệnh kế phát. Ảnh hưởng lớn nhất của bệnh là
    đối với chăn nuôi bò sữa. Sau khi mắc bệnh, bò sữa sẽ giảm sản lượng sữa, có
    thể dẫn đến viêm vú mạn tính, từ đó làm giảm sức sản xuất trong khoảng thời
    gian dài. Sảy thai, giảm sức sinh sản và què chân kéo dài là những hậu quả
    thường gặp và trong một số trường hợp bệnh còn gây ra bệnh tim mạn tính.
    Ở Gia Lai, từ năm 1995 đến nay, dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, gây
    thiệt hại lớn về kinh tế của người dân trên địa bàn. Do vậy tại Nghị quyết Đại
    hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã hoạch định phát triển ngành sản xuất chăn
    nuôi từ nay đến năm 2015 trong đó nhấn mạnh: “ Phát triển và nâng cao chất
    lượng đàn gia súc, đẩy mạnh mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công
    nghiệp, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh LMLM ở gia súc, dịch
    tai xanh ở heo, dịch cúm gia cầm ” Từ định hướng trên, các ngành các cấp
    của tỉnh đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đàn gia súc và phòng,
    chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Lở mồm long móng.
    Để góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng
    trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian đến có hiệu quả hơn, chúng tôi tiến
    hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng,
    chống bệnh Lở mồm long móng gia súc tại tỉnh Gia Lai”.
    * Mục tiêu nghiên cứu
    - Xác định đặc điểm dịch tễ về bệnh LMLM ở các loài vật nuôi tại tỉnh
    Gia Lai.
    - Đề xuất biện pháp phòng, chống bệnh thích hợp nhằm tiến tới khống
    chế và thanh toán hoàn toàn bệnh LMLM tại địa phương.
    * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học về bệnh LMLM ở tỉnh Gia Lai
    có thể xác định được type virus thường gây bệnh LMLM, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ
    Formatted: Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,
    Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,
    Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: Line spacing: 1.5 lines3
    lệ chết theo lứa tuổi, tỷ lệ mắc bệnh theo mùa, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết
    theo loài gia súc, hệ số tháng dịch, hệ số năm dịch tại tỉnh Gia Lai để có cơ
    sở đề xuất lịch tiêm phòng ở từng địa phương; những biện pháp phòng, chống
    bệnh hiệu quả nhất.
    Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần vào những nghiên cứu khoa học và
    những nghiên cứu khả thi trong việc phòng chống bệnh LMLM, tiến tới
    khống chế hoàn toàn bệnh.
    Đề tài cũng có ý nghĩa thực tế trong việc hoạch định phương hướng và
    phương pháp thích hợp cho từng địa phương nhằm quản lý dịch bệnh ở vật
    nuôi nói chung và bệnh LMLM nói riêng.
    * Giới hạn đề tài
    - Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên chúng tôi chỉ thu thập số liệu
    bệnh LMLM ở Chi cục thú y tỉnh Gia Lai và điều tra dịch tễ ở 3 huyện An
    Khê, Đak Pơ và Mang Yang.
    - Về loài gia súc: Chỉ điều tra bệnh LMLM ở các loài trâu, bò, heo, dê.
    Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,
    Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: A1, Left, Line spacing: 1.5 lines,
    Widow/Orphan control4
    Chương 1:
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Định nghĩa và tên gọi
    Bệnh Lở mồm long móng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cấp
    tính của loài gia súc móng guốc chẵn như: trâu, bò, dê, cừu, heo và cả động
    vật rừng như: hươu, nai, trâu, bò rừng. Bệnh gây ra do một loại virus có
    hướng thượng bì, đặc trưng là sốt và có mụn nước ở miệng, lưỡi, lợi, kẽ chân,
    đầu vú, bệnh có tính lây lan với tốc độ rất nhanh, rất mạnh (Nguyễn Hữu
    Phước, 1978) [16]; (Merchant.IA; Baner.RD, 1981) [25]. Bệnh Lở mồm long
    móng có tên:
    - Aphtea epizooticae (tiếng La tinh)
    - Foot and mouth disease (tiếng Anh)
    - Fiève aphteure (tiếng Pháp)
    1.2. Tình hình bệnh Lở mồm long móng
    1.2.1. Trên thế giới
    Mặc dù bệnh sốt Lở mồm long móng được phát hiện từ rất lâu, song
    cho đến nay bệnh vẫn còn là mối quan tâm của ngành thú y. Bệnh lần đầu tiên
    được Hyrronymus Fratostorius (Italia) nói tới vào năm 1514.
    Năm 1897 Friedrich Loeffler đã phát hiện bệnh Lở mồm long móng đầu
    tiên do virus gây ra, có kích thước rất nhỏ từ 10 – 20 nm. Cho đến nay, người
    ta đã xác định có 7 dạng virus gây bệnh gồm các dạng A, O, C, SAT1, SAT2,
    SAT3 và Asia1. Ở vùng Đông Nam Á chủ yếu là 3 dạng A, O và Asia1
    (Phạm Sỹ Lăng, 2002) [14].
    Bệnh có ở hầu hết các châu lục: châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Mỹ.
    Bệnh thường gặp nhất ở nam châu Mỹ, châu Phi, Trung Đông và vùng Viễn
    Đông (châu Á). Các nước đã khống chế và dập tắt được dịch: Úc, Mỹ, Ai -
    Formatted: Font: Not Italic
    Formatted: Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: A2, Left, Space After: 0 pt, Line
    spacing: single, Widow/Orphan control
    Formatted: Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: A2, Left, Space Before: 0 pt, Line
    spacing: single, Widow/Orphan control
    Formatted: A3, Left, Space Before: 0 pt,
    After: 0 pt, Line spacing: single,
    Widow/Orphan control
    Formatted: Line spacing: 1.5 lines
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed5
    len, Canada, Nhật, Na Uy, Anh vùng Trung và Bắc Mỹ [30].
    Bệnh có phần lắng dịu từ 1965 đến các năm đầu của thập kỷ 90. Những
    năm cuối thập kỷ 90, dịch LMLM có xu thế phát triển mạnh ở châu Á, nhất là
    vùng Đông Nam Á, gây nên những vụ dịch tại nhiều nước trong khu vực.
    Một vấn đề quan tâm là tại nhiều nước và khu vực, sau nhiều năm liên
    tục tiêm phòng bệnh bằng vaccin cho đàn gia súc và áp dụng các biện pháp
    kiểm soát bệnh nghiêm ngặt, bệnh tưởng như đã hoàn toàn biến mất, nay lại
    bùng lên dữ dội. Năm 1997, ở Đài Loan từ nguồn dịch là vài con heo mắc
    bệnh trên một chiếc thuyền buôn chỉ trong hai tháng bệnh nhanh chóng lan ra
    hàng ngàn trại chăn nuôi heo gây thiệt hại khoảng 2 tỷ USD. Năm 2001, sau
    20 năm vắng bóng một vụ dịch ở Anh đã xảy ra làm thiệt hại cho chăn nuôi
    và du lịch khoảng 2 tỷ USD [29]
    Bệnh Lở mồm long móng thường gặp nhất ở Nam Châu Mỹ, Châu Phi,
    Trung Đông và viễn đông Châu Á. Các nước Canada, Trung Mỹ và Bắc Mỹ,
    Úc, Tân Tây Lan, nhật, Nauy, Ireland, Anh không có bệnh. Từ 1992, các biện
    pháp tiêm phòng chống bệnh Lở mồm long móng không còn nữa ở các nước
    EC (European Community). Ở Đông Nam Á, Indonesia cũng xóa được bệnh
    sau gần 30 mươi năm tiêm phòng nghiêm ngặt. Các type O, A, C phân bố
    rộng rãi nhất, đặc biệt ở Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Á. Các type SAT 1, 2, 3
    thường gặp ở Châu Phi mặc dù đôi khi cũng gây ra ở Trung Đông. Type Asia 1
    thường gặp ở viễn đông và Ấn Độ, đôi khi gặp ở Trung Đông. Ở Việt Nam,
    trâu bò thường gặp type O, A, ASia 1 , ở heo có type O (Cục thú y, 2006).[5]
    Năm 2000 bệnh xảy ra khác thường ở một vài nước mà trước đó không
    có bệnh trong nhiều năm. Đó là những nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ
    và Urugoay. các nước này đã báo cáo các ổ dịch trước đây lần lượt vào các
    năm 1908, 1834, 1973 và 1990 (Bùi Quang Anh, 2001) [1].
    Năm 2001, dịch cũng đã xảy ra tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
    Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,
    Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan
    control
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed6
    Đến cuối năm 2003, dịch xảy ra ở vùng Đông Nam Á (Thái Lan, Lào,
    Campuchia, Malaysia, Myanma, Philippines và Việt Nam. Một năm sau, dịch
    lan tới Trung Quốc, Nga, Mông Cổ và tiếp tục ở Myanma.
    Một điều khác thường nữa vì một vài nơi những ổ dịch gây ra bởi các
    serotype mà trước đó chưa bao giờ nói tới. Ví dụ serrotype O ở Nam Phi,
    SAT2 ở Árậpxêút và Cô oét.
    Ở Hội nghị lần thứ 6 tiểu bang phòng chống bệnh Lở mồm long móng
    khu vực năm 2003 đã dự đoán sự lây lan của dòng 90 Ấn độ type virus type O
    Nam Á type này hiện nay gọi là chủng pan Asia vì sự phân bố địa lý rộng lớn
    của nó (Knowles và cộng sự năm 2000). Đầu năm 2000 chủng này đã phân
    lập ở Đài Loan sau đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ và vùng Primosky Liên
    Bang Nga. Những vùng này đã không có bệnh trong nhiều năm.
    Theo tác giả Lê Minh Chí và Trần Hữu Cổn (1997) [3] về sự phân bố
    của các type và subtype này trên thế giới như sau:
    Từ 1981 – 1985 đã xác định được type O ở 61 nước có dịch LMLM và
    7 nước khác đang nghi ngờ là có type O. Type A có ở 49 nước có dịch, type C
    có ở 24 nước, ASIA1 có ở 25 nước, SAT1 có ở 3 nước, SAT2 có ở 7 nước,
    SAT3 có ở 4 nước.
    Theo báo cáo của Tổ chức Dịch tễ học thế giới các nước Châu Á khác
    có ổ dịch type O năm 2000 là Việt Nam, Kazakstan, Grudia, Tat- Du –
    Kistan, Li Bang, Côoét và Pakistan .
    Tháng 11, năm 2000 Đài Loan báo cáo ổ dịch LMLM ở heo quận
    Taoyuan và chủng gây bệnh rất giống với Đài Loan 1997 điều này nói lên đảo
    này vẫn mắc dịch địa phương.
    Các nước Thái Lan, Pakistan, Irắc, Iran, Kazakstan, và Thổ Nhĩ Kỳ báo
    cáo có các ổ dịch do type A. Myanmar, Thái Lan, Grudia, Acmenia, thổ Nhĩ
    Kỳ có type Asia 1 Ảrậpxêút và Cô oét có type SAT 2 .
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Field Code Changed
    Formatted: Not Expanded by / Condensed by
    Formatted: Line spacing: 1.5 lines
    Formatted: Not Expanded by / Condensed by 7
    1.2.2. Ở Việt Nam và Gia Lai
    Ở Việt Nam, dịch LMLM được phát hiện lần đầu tiên năm 1868 tại
    Nha Trang sau đó bệnh đã xảy ra ở nhiều tỉnh Nam Bộ (1920), Quảng Ngãi
    (1937 – 1940), Thừa Thiên (1952), các tỉnh Phía Nam và Phía BắcTrung Bộ
    (1953 – 1954), bệnh cũng đã được phát hiện tại 11 tỉnh từ Việt Bắc, Tây Bắc
    vào đến Nghệ An, Hà Tĩnh và thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Ở
    các tỉnh phía bắc từ 1954 – 1960 đã có 724 ổ dịch LMLM xảy ra, 13.000 trâu,
    bò mắc bệnh trong đó chết 417 trâu, bò ( Phạm Sỹ Lăng, 2002 [14].
    Từ năm 1965 đến nay do áp dụng các biện pháp tích cực phòng, chống
    bệnh nên đã không thấy dịch LMLM ở các tỉnh phía Bắc. Nhưng các tỉnh phía
    Nam bệnh LMLM vẫn còn lưu hành ở một số tỉnh (1975 – 1985) như Lâm
    Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh (Phạm Sĩ Lăng, 2002) [14].
    Từ năm 1992, sau 32 năm vắng mặt, bệnh LMLM đã tái xuất hiện ở
    miền Bắc và miền trung nước ta. Nguyên nhân là do vận chuyển bất hợp pháp
    động vật, sản phẩm động vật bị bệnh từ Trung Quốc và Lào. Các kết quả ghi
    nhận cho đến năm 1999 cho thấy có 3 type virus gây bệnh ở Việt Nam la O, A
    và Aisa-1 (Tô Long Thành, 2006) [22].
    Năm 1999 dịch xảy ra ở Cao Bằng sau đó lây lan xuống Bắc Ninh và
    Hà Nội. Đến đầu năm 2000 dịch lây lan khắp 58/61 tỉnh, thành phố với
    297.808 trâu bò và 36.530 heo bị bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế và làm xáo
    trộn sinh hoạt xã hội (Tô Long Thành, 2006) [22].
    Ở Miền Nam, do sự vận chuyển gia súc từ Campuchia sang Việt Nam
    tăng lên nên đã xảy ra một số ổ dịch ở các tỉnh biên giới Tây Nam. Một số ổ
    dịch cũ tái phát ở các tỉnh Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung. Trước năm
    1995 bệnh LMLM ở Việt Nam chủ yếu ở trâu, bò ngoại trừ một số ổ dịch
    LMLM ở heo xảy ra ở gần biên giới Trung Quốc đã được xác định từ năm
    1992 trở về trước. Năm 1995 một số lượng lớn trâu, bò và cả heo cũng mắc
    Formatted: A3, Left, Space Before: 0 pt,
    After: 0 pt, Line spacing: single,
    Widow/Orphan control
    Formatted: Line spacing: 1.5 lines8
    bệnh LMLM. Tuy nhiên có 2 chủng virus có liên quan cả hai đều là type O
    nhưng một type O chủ yếu gây bệnh cho heo rất gần gũi với type O gây bệnh
    LMLM ở Philippin và Đài Loan. Theo kết quả chẩn đoán phân lập có 3 chủng
    virus type O lưu hành ở Việt Nam : Chủng O gây bệnh ở heo cùng với chủng
    O Hồng Kông, chủng O xác định năm 1997, chủng O mới tấn công vào Đài
    Loan đã phát tán ra khắp châu Á.
    Do vị trí địa lý và có sự giao lưu buôn bán phát triển với các nước, Việt
    Nam có nguy cơ lớn về bệnh LMLM lây lan từ các nước sang và cũng là
    nguồn bệnh lây lan bệnh sang các nước khác. Nước ta và một số nước trong
    vùng Đông Nam Á đều có bệnh Lở mồm long móng, nên vào năm 1992 OIE
    đã thành lập nhóm phối hợp khống chế bệnh LMLM khu vực. Vào năm 1994,
    đã nâng lên thành Tiểu ban Phòng chống bệnh LMLM khu vực trực thuộc
    OIE gồm 7 nước: Myanmar, Thailand, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia,
    Philippin, đến tháng 10 – 1996 thêm 2 nước tham gia là Singapo và Hồng
    Kông. Tiểu ban này đưa ra Chương trình phòng chống bệnh LMLM nhằm tạo
    ra vùng không có bệnh trong khu vực [31].
    Đặng Thế Dương (2005) [9] khi thực hiện đề tài khảo sát đặc điểm dịch
    tễ bệnh Lở mồm long móng và dịch tả heo làm cơ sở xây dựng vùng an toàn
    dịch tại tỉnh Đồng Nai đã cho kết quả xét nghiệm virus LMLM tiểm ẩn trên
    bò là 5,66%, tỷ lệ nhiễm trên heo là 0,09%.
    Hồ Đình Chúc và Ngô Thanh Long (2003) [4] thực hiện đề tài phát
    hiện trâu bò nhiễm virus LMLM bằng kít ELISA Chekit – FMD – 3ABC.
    Qua kiểm tra 427 mẫu huyết thanh trâu bò lấy tại 6 địa điểm khác nhau, kết
    quả cho thấy 59 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 13,81%.
    Tô Long Thành và công sự (2004) khi thực hiện đề tài chẩn đoán định
    type virus gây bệnh LMLM từ bệnh phẩm tại Quảng Trị bằng phương pháp
    RT – PCR cho kết quả virus gây bệnh LMLM là virus type O. 9
    Theo kết quả chẩn đoán bệnh, điều tra virus gây bệnh LMLM tại Việt
    Nam của Cục Thú y. Năm 2004, số tỉnh có dịch LMLM là 24 tỉnh, trong đó
    có 9 tỉnh do virus LMLM serotype A, 12 tỉnh do virus LMLM serotype O và
    3 tỉnh do cả hai virus LMLM serotype O và A. Nguyên nhân của việc xuất
    hiện virus LMLM type A có thể là do việc nhập bò từ Campuchia. Năm 2005,
    số tỉnh có dịch LMLM là 37 tỉnh với 28.241 trâu bò, 3.976 heo và 81 dê mắc
    bệnh, trong đó có 3 tỉnh do virus LMLM serotype A, 13 tỉnh do virus LMLM
    serotype O, 3 tỉnh do cả hai virus LMLM serotype O và A, 2 tỉnh do virus
    LMLM serotype Asia-1 (phát hiện tại Lào Cai và Khánh Hòa vào tháng
    10/2005). Năm 2006, số tỉnh có dịch LMLM là 27 tỉnh, trong đó 26 tỉnh là
    type O và Hà Giang là type Asia-1 (Tô Long Thành, 2006) [22].
    Theo báo cáo về bệnh Lở mồm long móng ở gia súc của Chi cục thú y
    tỉnh Gia Lai thì bệnh LMLM có ở Gia Lai từ năm 1949 do vận chuyển trâu,
    bò từ đồng bằng lên và bệnh lưu hành cho đến ngày nay.
    Năm 1995, dịch Lở mồm long móng xuất hiện trở lại ở huyện Đức Cơ
    – Gia Lai, đã có 3 ổ dịch Lở mồm long móng với 600 con trâu, bò mắc bệnh
    và chết 04 con. Ngành thú y dự đoán dịch có thể bệnh bị lây nhiễm từ gia súc
    của Campuchia, do quá trình mua bán, vận chuyển đã lây truyền bệnh LMLM
    qua huyện Đức Cơ. Dịch đã xảy ra vào thời điểm mưa nhiều nên khả năng lây
    lan rất lớn do việc chăn thả tập trung, chuồng trại lầy lội, ẩm ướt, vệ sinh
    kém, điều trị lâu khỏi và con vật khỏi bệnh vẫn còn mang trùng nên mầm
    bệnh cứ tồn tại và lây nhiễm.
    Năm 1997, dịch LMLM xảy ra ở 9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên,
    Gia Lai cũng xảy ra dịch với 14 xã thuộc huyện Krôngpa, Đức Cơ và Chư Sê
    với tổng số 18.350 trâu, bò con mắc bệnh, chết 196 con.
    Năm 2000 có 97 xã thuộc 11 huyện có dịch LMLM, với tổng số 18.978
    con trâu, bò mắc bệnh, chết 146 con.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...