Luận Văn Nghiên cứu khả năng lan truyền vi rút từ Rệp Sáp đến cây Tiêu

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 19/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT


    HỒ NGỌC HÂN, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2007. “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚT TỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TIÊU (Piper nigrum L.)”. Đề tài được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm khoa Nông Học và Trung tâm Phân Tích Thí Nghiệm trường Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 03/2007 đến tháng 08/2007.
    Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ KIM LINH và TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN.
    Nước ta hiện nay dẫn đầu về sản lượng tiêu xuất khẩu, thu nguồn ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên những năm gần đây, cây tiêu bị rất nhiều mầm bệnh tấn công như vi rút, vi khuẩn, nấm, tuyến trùng, côn trùng; trong đó vi rút là mầm bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh vi rút làm cho cây tiêu có triệu chứng đốm úa vàng, khảm, lá méo mó, làm giảm năng suất và sức sống của cây. Vì vậy, việc tìm ra tác nhân lan truyền vi rút cho cây tiêu là vô cùng cấp thiết. Chúng tôi tiến hành giâm cành tiêu sạch bệnh, nuôi rệp sáp và sử dụng phương pháp sinh học phân tử nhằm xác định rệp sáp có phải là tác nhân lan truyền vi rút cho cây tiêu không.
    Nội dung nghiên cứu:
    1. Khảo sát ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tiêu giâm cành.
    2. Khảo sát tỉ lệ tiêu khỏe có triệu chứng của vi rút sau khi được chủng rệp từ cây tiêu bị nhiễm virút.
    3. Kiểm tra sự nhiễm vi rút của cây tiêu khỏe bằng kỹ thuật RT – PCR.
    Kết quả đạt được:
    1. Chế độ tưới ở dạng phun sương 6 lần/ngày có tỉ lệ cành giâm sống cao nhất.
    2. Mật độ rệp nuôi trên cây tiêu khỏe là 70 con và thời gian nuôi là 30 ngày cho tỉ lệ cây có triệu chứng của vi rút cao nhất.
    3. Rệp sáp (Ferrisia virgata) là tác nhân lan truyền vi rút cho cây tiêu.

    Chương 1. GIỚI THIỆU 1
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục đích – yêu cầu 2
    1.2.1 Mục đích nghiên cứu 2
    1.2.2 Yêu cầu 2
    Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1 Tổng quan về cây tiêu 3
    2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển 3
    2.1.2 Đặc tính thực vật học 3
    2.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ 4
    2.1.3.1 Thế giới 4
    2.1.3.2 Việt Nam 4
    2.1.4 Một số bệnh thường gặp trên cây tiêu 6
    2.1.4.1 Bệnh thối gốc, thối rễ 6
    2.1.4.2 Bệnh tuyến trùng 6
    2.1.4.3 Bệnh khô đầu ngọn thối trái 6
    2.1.4.4 Bệnh vằn lá 6
    2 Sơ lược về bệnh virút hại tiêu 7
    2.2.1 Các tác nhân lan truyền vi rút cho cây tiêu 7
    2.2.1.1 Sự lan truyền vi rút không nhờ môi giới 7
    2.2.1.2 Sự lan truyền vi rút nhờ môi giới 7
    2.2.2 Các nghiên cứu trong nước 7
    2.2.3 Các nghiên cứu ngoài nước 8
    2.2.4 Các phương pháp chẩn đoán bệnh vi rút 9
    2.2.4.1 Phương pháp chẩn đoán ngoài đồng ruộng 9
    2.2.4.2 Phương pháp cây chỉ thị 9
    2.2.4.3 Phương pháp chẩn đoán bằng kính hiển vi điện tử 10
    2.2.4.4 Phương pháp ELISA 10
    2.2.4.5 Kỹ thuật PCR 10
    2.2.4.6 Kỹ thuật RT – PCR 10
    2.2.4 Một số kết quả chuẩn đoán 10
    2.3 Tổng quan về rệp sáp Ferrisia virgata 12
    2.3.1 Phân bố 12
    2.3.2 Kí chủ 12
    2.3.3 Một số đặc điểm hình thái và gây hại 12
    2.3.4 Thiên địch 13
    2.3.5 Phòng trị 13
    Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP 14
    3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14
    3.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 14
    3.2.1 Trại thực nghiệm 14
    3.2.2 Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm 14
    3.3 Vật liệu thí nghiệm 14
    3.4 Phương pháp thí nghiệm 14
    3.4.1 Giâm cành tiêu 14
    3.4.2 Nuôi rệp sáp 16
    3.4.2.1 Trồng bí và nuôi rệp trên cây bí 16
    3.4.2.3 Nuôi rệp trên cây tiêu khỏe17
    3.4.3 Kiểm tra sự nhiễm vi rút của cây tiêu khỏe 18
    3.4.3.1 Ly trích RNA 18
    3.4.3.2 Khuếch đại bằng RT – PCR 19
    3.4.3.3 Phương pháp đổ gel agarose điện di 23
    3.5 Phân tích thống kê 23
    Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
    4.1 Ảnh hưởng của chế độ nước tưới 25
    4.2 Sự nhiễm bệnh của cây tiêu khỏe 30
    4.3 Kết quả kiểm tra sự nhiễm vi rút của tiêu khỏe 36
    Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
    5.1 Kết luận 39
    5.2 Đề nghị 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40Nghiên cứu khả năng lan truyền vi rút từ rệp sáp đến cây tiêuNghiên cứu khả năng lan truyền vi rút từ rệp sáp đến cây tiêu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...