Báo Cáo nghiên cứu khả năng hấp thu một số kim loại nặng trong nước của nấm men

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt. Các phương pháp tách kim loại nặng trong nước đang được áp dụng thường phải sử
    dụng hoá chất và có chi phí khá cao. Do vậy việc nghiên cứu các biện pháp hiệu quả hơn như
    phương pháp hấp thu sinh học để tách kim loại nặng là rất cần thiết. Trong nghiên cứu này đã
    khảo sát khả năng hấp thu sinh học một số kim loại nặng (Cu2+, Pb2+ và Zn2+)
    của Saccharomyces
    cerevisiae. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thu như pH, nồng độ ban đầu của kim loại
    nặng cũng được khảo sát. Kết quả cho thấy S. cerevisiae sinh trưởng tốt trong môi trường pH = 5,
    kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Khả năng hấp thu ion Cu2+, Pb2+ và Zn2+
    chủ yếu xảy ra ở 6 giờ đầu khi bắt đầu quá trình hấp thu. Khả năng hấp thu tăng khi nồng độ ban
    đầu của kim loại tăng. Khả năng hấp thu cực đại của Cu2+ đạt 63% sau 48 giờ. Nồng độ Cu2+
    còn lại
    trong dung dịch giảm từ 250 đến 92,7mg/l; và trong sinh khối là 89mg/g. Khả năng hấp thu kim
    loại nặng của S. cerevisiae theo thứ tự: Pb2+> Cu2+> Zn2+, với nồng độ đầu vào 50mg/l, sau 48 giờ
    nồng độ của Pb2+, Cu2+
    và Zn2+ trong dịch giảm xuống tương ứng còn 2,8; 37,5 và 39,5mg/l. Hiệu
    suất hấp thu đạt tương ứng 95; 25 và 21%. Kết quả cho thấy S. cerevisiae có khả năng hấp thu kim
    loại nặng khá tốt, tuy nhiên cần phải tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về cơ chế quá trình hấp
    thu; khả năng hấp thu các kim loại khác như Cr, Mn, Ni, Cd, Hg .; và khả năng hấp thu kim loại
    nặng trong nước thải thực tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...