Thạc Sĩ Nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh metylen và metyl da cam của các vật liệu đá ong biến tính

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỞ ĐẦU

    Môi trường và bảo vệ môi trường ngày nay đang là mối quan tâm chung
    của toàn xã hội. Quản lý và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững là
    vấn đề đặt ra hết sức cấp bách cho các nước đang phát triển như Việt Nam.
    Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, môi
    trường nước ở nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
    nhiễm bởi nguồn nước thải độc hại. Một trong số nhiều tác nhân gây ô nhiễm
    nguồn nước phải kể đến là nước thải dệt nhuộm. Vì vậy, bên cạnh việc nâng
    cao ý thức của con người, siết chặt công tác quản lý môi trường thì vấn đề tìm
    ra phương pháp nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ độc hại trong nước thải nói
    chung, nước thải dệt nhuộm nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
    Thuốc nhuộm được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như:
    dệt may, cao su, giấy, mỹ phẩm . Do tính tan cao, các thuốc nhuộm là các tác
    nhân gây ô nhiễm các nguồn nước và hậu quả là tác động độc hại đến con
    người và các sinh vật sống. Hơn nữa, thuốc nhuộm trong nước thải rất khó loại
    bỏ vì chúng ổn định với ánh sáng, nhiệt và các tác nhân gây ôxi hóa. Thực tế đã
    có nhiều công trình nghiên cứu các phương pháp để xử lý thuốc nhuộm trong
    nước thải như phương pháp hấp phụ, phương pháp trao đổi ion, phương pháp
    keo tụ . Trong các phương pháp đó, phương pháp hấp phụ tỏ ra có nhiều ưu
    việt bởi tính kinh tế, tính hiệu quả, thao tác đơn giản và dễ thực hiện. Bởi vậy,
    nghiên cứu khả năng xử lý thuốc nhuộm trong nước thải bằng các vật liệu hấp
    phụ có nguồn gốc tự nhiên với giá thành rẻ đang thu hút được sự quan tâm của
    nhiều nhà khoa học.
    Đá ong là nguồn khoáng liệu phổ biến ở Việt Nam và có đặc tính hấp
    phụ. Cho đến nay, số công trình nghiên cứu khả năng hấp phụ một số chất hữu
    cơ độc hại trong môi trường nước của đá ong biến tính còn chưa nhiều. Xuất
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    phát từ những lý do đó, chúng tôi đã chọn đề tài: ―Nghiên cứu khả năng hấp
    phụ xanh metylen và metyl da cam của các vật liệu đá ong biến tính”.
    Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu các nội dung sau:
    1. Chế tạo các vật liệu hấp phụ từ đá ong.
    2. Xác định điểm đẳng điện của các vật liệu.
    3. Xác định bước sóng tối ưu cho phép xác định xanh metylen và metyl da
    cam bằng phương pháp UV – Vis.
    4. Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính, xây dựng và đánh giá đường
    chuẩn xác định xanh metylen và metyl da cam theo phương pháp UV – Vis.
    5. Khảo sát khả năng hấp phụ và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp
    phụ xanh metylen và metyl da cam trong môi trường nước của các vật liệu đá
    ong biến tính theo phương pháp tĩnh.
    6. Nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh metylen và metyl da cam trong môi
    trường nước của đá ong biến tính theo phương pháp hấp phụ động.
     
Đang tải...