Luận Văn Nghiên cứu khả năng hấp phụ Niken trong nước của xơ dừa biến tính bằng phương pháp trắc quang phân t

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp phụ Niken trong nước của xơ dừa biến tính bằng phương pháp trắc quang phân tử UV- VIS với thuốc thử Dimetylglioxim


    Mở đầu
    Ô nhiễm môi trường nước hiện nay là một vấn đề được toàn xã hội quan
    tâm. Nước không chỉ là phương tiện của nhiều hoạt động đời sống mà còn là
    một thành tố thiết yếu tạo nên cơ thể con người. Có thể khẳng định rằng nếu
    thiếu nước sạch con người không thể tồn tại. Ngoài tác động trực tiếp đến chất
    lượng sống của con người, sự xuống cấp nghiêm trọng của nguồn nước c ả về
    số lượng lẫn chất lượng còn kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng đến hệ sinh
    thái tồn tại trong nguồn nước như thực vật, động vật và cả hệ vi sinh vật. Ở
    Việt Nam đang tồn tại một thực trạng đó là nước thải ở hầu hết các cơ sở sản
    xuất chỉ được xử lí sơ bộ thậm chí thải trực tiếp ra môi trường. Hậu quả là môi
    trường nước kể cả nước mặt và nước ngầm ở n hiều khu vực đang bị ô nhiễm
    nghiêm trọng. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức của con người, siết chặt
    công tác quản lí môi trường thì việc tìm ra phương pháp nhằm loại bỏ các ion
    kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ độc hại ra khỏi môi trường nước có ý nghĩa
    hết sức to lớn.
    Cùng với sự gia tăng các hoạt động công nghiệp là việc sản sinh các chất
    thải nguy hại, tác động tiêu cực trực tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh
    thái. Các hoạt động khai thác mỏ, công nghiệp thuộc da, công nghiệp điện tử,
    mạ điện, lọc hóa dầu hay công nghệ dệt nhuộm đã tạo ra các nguồn ô nhiễm
    chính chứa các kim loại nặng độc hại như Cu, Pb, Ni, Cd, As, Hg Những
    kim loại này có liên quan trực tiếp đến các biến đổi gen, ung thư cũng như ảnh
    hưởng nghiêm trọng đến môi trường
    Trong số nhiều phương pháp được nghiên cứu để loại các kim loại nặng
    trong môi trường nước, phương pháp hấp phụ được lựa chọn và đã mang lại
    hiệu quả cao. Ưu điểm của phương pháp này là đi từ nguyên liệu rẻ tiền, sẵn
    có, qui trình đơn giản và không đưa thêm vào môi trường những tác nhân độc
    hại. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, qui mô công nghiệp
    chủ yếu ở mức vừa và nhỏ, việc xử lý nước thải gặp nhiều khó khăn do chi phí
    xử lý cao, khả năng đầu tư thấp. Các phụ phẩm nông nghiệp do đó được nghiên
    cứu nhiều để sử dụng trong việc xử lý nước vì chúng có các ưu điểm là giá
    3
    thành rẻ, là vật liệu có thể tái tạo được và thành phần chính của chúng chứa các
    polymer dễ biến tính và có tính chất hấp phụ hoặc và trao đổi ion cao.
    Hiện nay, có rất nhiều chất hấp phụ rẻ tiền, dễ kiếm như bã mía, vỏ lạc, lõi ngô,
    vỏ dừa, rơm, bèo tây, chuối sợi được sử dụng để loại bỏ các chất gây độc hại
    trong môi trường nước. Xơ dừa đang được đánh giá là tiềm năng để chế tạo các
    vật liệu hấp phụ (VLHP) để xử lí ô nhiễm môi trường.
    Xuất phát từ những lí do trên, tôi thực hiện đề tài:
    “Nghiên cứu khả năng hấp phụ Niken trong nước của xơ dừa biến tính
    bằng phương pháp trắc quang phân tử UV- VIS với thuốc thử
    Dimetylglioxim”
    Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng trong việc sử dụng xơ dừa
    biến tính để hấp phụ dư lượng Niken trong nước.
    4



    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Khái niệm môi trường nước và ô nhiễm nguồn nước
    1.1.1. Khái niệm môi trường nước
    1.1.1. Khái niệm môi trường nước
    Môi trường nước là một trong bốn thành phần cấu tạo môi trường, không
    thể thiếu trong hệ sinh thái. Môi trường nước duy trì sự sống, sự trao đổi chất,
    sự cân bằng sinh thái trên toàn cầu. Bản thân môi trường nước là dạng môi
    trường đầy đủ có hai thành phần chính là nước và các chất tan, chất khí.
    Môi trường nước bao gồm các dạng nước: nước ngọt, nước mặn, nước ao
    hồ, sông ngòi, nước đóng băng tuyết, hơi nước và nước ngầm.
    Hình 1.1. Phân bố nước trên trái đất
    1.1.2. Chu trình các nguồn nước
    Trong tự nhiên nguồn nước luôn được luân hồi theo chu trình thủy văn.
    Theo chu trình thủy văn này lượng nước luôn được bảo tồn hay được chuyển từ
    dạng này sang dạng khác hoặc từ nơi này đến nơi khác. Tùy theo nguồn nước,
    thời gian luân hồi có thể ngắn đến vài tuần hoặc dài hàng ngàn năm. Nguồ n
    nước ngọt được luân hồi qua các quá trình bốc hơi và mưa.
    5
    Hình 1.2. Vòng tuần hoàn nước
    1.1.3. Tài nguyên nước ở Việt Nam và vai trò của nước trong cuộc sống [8],
    [3]
    Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tài nguyên nước
    mặt của nước ta phong phú, gần 90% lượng nước từ bên ngoài chảy vào tập
    trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Phần nước chảy trên lãnh thổ Việt Nam lại
    phân phối không đều theo không gian và thời gian.
    Nguồn nước mặt dồi dào làm cho nước ngầm cũng phong phú. Theo
    đánh giá, tổng lượng nước ngầm trên toàn lãnh thổ đạt 1515 m
    3
    , xấp xỉ 15%
    tổng trữ lượng nước mặt. Một phần nước ngầm ở đồng bằng Bắc Bộ và đặc biệt
    ở đồng bằng Nam bộ bị nhiễm mặn và nhiễm phèn.
    Tài nguyên nước của Việt Nam phong phú, nhưng nguồn nước thực sự
    có thể sử dụng, đảm bảo chất lượng còn hạn chế. Hiện nay mới chỉ có khoảng
    20 – 40% gia đình Việt Nam đủ nước dùng theo tiêu chuẩn nước sạch.
    Hiện tượng suy giảm chất lượng nước mặt đang lan rộng ra nhiều nơi do
    ô nhiễm của các chất thải từ các khu công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] G. Saclo, các phương pháp hóa phân tích (tập 1, tập 2), NXB Đại học và
    trung học chuyên nghiệp.
    [2] Lâm Minh Triết – Nguyễn Thanh Tùng – Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước
    thải đô thị và công nghiệp, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
    (2004).
    [3] Trần Tứ Hiếu, Nguyễn Văn Nội, Phạm Việt Hùng, Hoá môi trường cơ sở,
    ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội, 1999.
    [4] Đặng Kim Chi, Hóa học môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật trường Đại
    học Bách khoa Hà Nội (1999).
    [5] TCVN 5993: 1995 (ISO 5667 – 3: 1985) Chất lượng nước – Lấy mẫu –
    Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
    [6] QCVN 08:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
    mặt.
    [7] Hồ Viết Quý, Các phương pháp phân tích quang học trong hóa học, NXB
    Đại học quốc gia Hà Nội (1999).
    [8] Nguyễn Đình Bảng, Bài giảng chuyên đề các phương pháp xử lí nước, nước
    thải, ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội, 2004.
    [9] Từ Vọng Nghi – Hoàng Văn Trung – Trần Tứ Hiếu, Phân tích nước, NXB
    Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
    [10] Đặng Ngọc Dục, Đặng Công Hanh, Thái Xuân Tiên (1996), Lý thuyết xác
    suất thống kê toán, TP. Đà Nẵng.
    [11] Lê Thị Mùi (2007), Hóa học phân tích định lượng, TP. Đà Nẵng
    [12]http://www.chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=10609
    [13] http://thietbiloc.com/cong-nghe-loc/1337-than-hoat-tinh-gao-dua-vietnam
    [14] http://www.danang.gov.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...