Luận Văn Nghiên cứu khả năng hấp phụ niken trong nước của oxit sắt từ bằng phương pháp trắc quang phân tử UV-

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp phụ niken trong nước của oxit sắt từ bằng phương pháp trắc quang phân tử UV-VIS với thuốc thử đimetylglioxim


    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật.
    Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng thành,
    50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể
    bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thu
    sử dụng tốt lương thực thực phẩm đều cần có nước.
    Hiện nay, vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong nước đang là một trong
    những vấn đề rất được quan tâm do độc tính của chúng và sự tích lũy theo thời
    gian dài trong môi trường. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp như
    khai thác dầu mỏ, công nghiệp mạ luyện kim, giao thông vận tải, hoạt động sản
    xuất và tái chế kim loại tại các làng nghề là các nguồn gây ô nhiễm kim loại
    nặng cho nguồn nước. Trong đó, niken (Ni) là một kim loại điển hình với đặc tính
    bền vững trong môi trường, khả năng gây độc ở liều lượng thấp tích lũy lâu dài
    trong chuỗi thức ăn, nó được xem như là một chất thải nguy hại và cần được xử lý
    triệt để. Vì vậy, để đánh giá khả năng hấp phụ niken của oxit sắt từ trong môi
    trường nước chúng tôi đã chọn đề tài:
    “Nghiên cứu khả năng hấp phụ niken trong nước của oxit sắt từ bằng
    phương pháp trắc quang phân tử UV-VIS với thuốc thử đimetylglioxim”
    2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Kết quả của đề tài nhằm góp phần xây dựng một phương pháp thích hợp
    cho việc xác định khả năng hấp phụ niken của oxit sắt trong nước phù hợp với
    điều kiện của phòng thí nghiệm ở Việt Nam.
    3



    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Kim loại nặng và dư lượng của nó trong môi trường [1, 4, 12]
    1.1.1. Giới thiệu về kim loại nặng niken [4, 12]
    Niken là một nguyên tố hóa học trong bảng HTTH. Kí hiệu là Ni , có số
    hiệu nguyên tử là 28, thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. Khối lượng nguyên tử là 58.69
    đvC.
    Các hợp kim của niken được sử dụng trong các tuabin và động cơ phản lực
    hiện đại, công nghiệp mạ, kỹ thuật điện, vô tuyến và trong chế tạo máy
    Trong tự nhiên Niken thường gặp dưới dạng hợp chất với Asen và lưu
    huỳnh: Cufeniken(NiAs), gecdofit(NiAsS).
    *Tính chất vật lí của Niken:
    Niken nằm ở ô thứ 28 trong BTH, cấu hình [Ar]3d
    8
    4s
    2
    , thuộc nhóm VIIIB
    (họ sắt), chu kì 4, khối lượng nguyên tử 58,69 đvC. Trong tự nhiên, Niken có 5
    đồng vị bền
    58
    Ni,
    60
    Ni,
    61
    Ni,
    62
    Ni,
    64
    Ni, trong đó phổ biến nhất là
    58
    Ni chiếm
    60,077%. Niken là kim loại có ánh kim, màu trắng bạc dễ rèn dễ dát mỏng, nhiệt
    độ nóng chảy 1453
    o
    K, nhiệt độ sôi 3185
    o
    C, tỉ khối 8,908 (g/cm
    3
    ) có độ cứng là 5
    theo thang Moxo. Niken là một trong bốn nguyên tố có tính chất từ ngay ở nhiệt
    độ phòng, không bị ăn mòn, do vậy Niken được sử dụng nhiều trong các ngành
    công nghiệp luyện kim, mạ, sản xuất tiền xu, nam châm và các vật dụng phổ biến
    trong gia đình. Niken là chất xúc tác cho phản ứng hidro hóa trong công nghiệp
    sơn, muối Niken được sử dụng làm bột màu. Ngoài ra Niken là nguyên tố vi lượng
    cần thiết cho cơ thể sống vì nó là trung tâm hoạt động của enzyme của một số cơ
    thể sống. Trong các hợp chất số oxi hóa đặc trưng của Niken là +2. Niken có khả
    năng xúc tác cho nhiều phản ứng hóa học, ion của nó dễ tạo phức bền.
    *Tính chất hóa học của niken:
    4
    Niken là kim loại có hoạt tính hóa học trung bình. Ở điều kiện thường nếu
    không có hơi ẩm, Niken không tác dụng rõ rệt với các nguyên tố phi kim điển hình
    như O
    2
    , Cl
    2
    , Br
    2
    , S vì có màng oxit bảo vệ. Khi đun nóng phản ứng diễn ra mảnh
    liệt.
    Ở trạng thái chia nhỏ Niken là chất tự cháy . Ở trên 500
    o
    C Niken tác dụng
    với oxi tạo NiO. Niken không phá vỡ Flo ở nhiệt độ cao vì vậy những thiết bị làm
    việc trong khí Flo được làm bằng Niken.
    Niken tác dụng trực tiếp với khí CO tạo Ni(CO)4
    Ni + 4CO → Ni(CO)4
    Ni(CO)4
    là chất lỏng có khả năng bay hơi ngay ở nhiệt độ phòng. Khi đun
    nóng, Ni(CO)
    4
    lại bị phân hủy trở về Ni và CO.
    1.1.2. Nguồn gốc xuất hiện kim loại nặng trong nước
    Kim loại nặng tồn tại trong môi trường nước từ nhiều nguồn khác nhau
    như: nước thải từ các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt, từ giao thông y tế,
    hoạt động khai thác khoáng, sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu), công
    nghệ mạ kim loại, Ngay cả nguyên nhân tự nhiên như: núi lửa, động đất, bão
    lũ .
    Nguồn nước mặt bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ kéo theo ô nhiễm môi trường
    đất, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm không khí .
    1.1.3. Tác hại của kim loại nặng
    Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể một phần bị đào thải, một phần được
    giữ lại trong cơ thể. Các kim loại nặng là nguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ
    sinh thái, đất, chuỗi thức ăn và con người. Những kim loại có độc tính cao nguy
    hiểm là: Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Niken (Ni). Các kim loại có tính độc mạnh là:
    Asen (As), Crom (Cr), Kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Đồng (Cu).
    Trong thực tế, các kim loại nặng nếu ở hàm lượng thích hợp rất cần cho sự
    sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật và con người. Tuy nhiên, chúng
    tích lũy nhiều sẽ gây hại đối với động thực vật và con người.
    Đối với con người:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...