Luận Văn Nghiên cứu khả năng hấp phụ Ni (II) lên N, N - đimetylchitosan

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp phụ Ni (II) lên N, N - đimetylchitosan


    Luận văn dài 46 trang:
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ POLISACCARIT VÀ CHITOSAN
    1.1.1. Đại cương về Polisaccarit
    Polisaccarit là một loại cacbon hyđrat cao phân tử, chúng được xem như là các polihidroxi anđehyt, các polihiđroxi xeton hoặc các hợp chất có thể được phân hủy đến một hoặc cả hai dạng này. Polisaccarit thường dễ bị thủy phân, khi bị thủy phân chúng có thể tạo thành đisaccarit và tetrasaccarit tùy thuộc vào điều kiện tiến hành phản ứng.
    Trong polisaccarit, các gốc monosaccarit được nối với nhau bằng cầu nối oxi thành mạch thẳng hay mạch nhánh. Khi tạo thành mạch, nhóm hyđroxyl glycozit của phân tử này tương tác với nhóm hydroxyl ancol thường là nguyên tử C4 hiếm hơn là nguyên tử C6, rất hiếm ở nguyên tử C3 của phân tử kia. Như vậy, trong polisaccarit các monozo được liên kết với nhau bằng liên kết glycozit, do đó có thể coi polisaccarit như là các poliglycozit.
    Tùy thuộc vào sản phẩm thu được khi thủy phân polisaccarit mà người ta chia chúng thành hai loại. Nếu sản phẩm của quá trình thủy phân bao gồm các monosaccarit đơn thì polisaccarit đó gọi là homopolisaccarit như: tinh bột, xenlulozo . nếu sản phẩm của quá trình thủy phân bao gồm từ hai loại monosaccarit trở lên thì polisaccarit đó gọi là hetero-polisaccarit như: ilulin, goldenrod, chicory, dandelion .
    Polisaccarit là hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nó là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất dưới dạng thức ăn. Dưới dạng coton hay sợi bông polisaccarit cung cấp phần lớn nhu cầu vải vóc cho con người, dưới dạng gỗ cung cấp phần lớn nhu cầu nhà cửa. Từ polisaccarit tạo được nhiều loại dẫn xuất khác nhau có hoạt tính sinh học cao được ứng dụng trong y học, dược học .
    Đặc tính sinh học của polisaccarit rất lý thú, trong đó tiêu biểu là hoạt tính chống khối u, điều chỉnh hệ miễn dịch, kích thích mau liền vết thương, chống virut, vi khuẩn, vi nấm. Ngoài ra, hoạt tính kích thích hệ miễn dịch còn được khảo sát với các monosaccarit, và các ancol đường. Kết quả thu được là L – fructozo và L – rhamnozo đều có khả năng ức chế invitro sự hoạt hóa các tế bào lymphokin, nghĩa là cả hai loại đường này đều có tác dụng ngăn chặn các yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Nair và Schwartz [19] đã thông báo rằng L – fructozo, L – rhamnozo và - metyl – D manozo có khả năng ngăn chặn các yếu tố ảnh hưởng đến tính tan của các tế bào lympho.
    Koszinowski và Kramer [19] thông báo rằng: Metyl - D – manozo có khả năng chống lại các tế bào tiêu diệt tế bào T. Do hợp chất này có chức năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Gần đây, các nghiên cứu hoạt tính kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể tập trung ở polisaccarit của nấm, địa y, tảo thu được thành công lớn.
    MỤC LỤC



    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    3
    1.1.
    Đại cương về polisaccarit và chitosan
    3
    1.1.1.
    Đại cương về polisaccarit
    3
    1.1.2.
    Đại cương về chitin và các dẫn xuất của chitin
    4
    1.1.3.
    Chitosan và các dẫn xuất của chitosan
    7
    1.1.4.
    Một số tính chất vật lí của chitin/ chitosan
    10
    1.1.5.
    Một số tính chất hoá học của chitin/ chitosan
    12
    1.2.
    Khả năng hấp phụ tạo phức với ion kim loại Ni(II) của chitin/chitosan và một vài dẫn xuất
    19
    1.3.
    Một số ứng dụng của chitin/chitosan và các dẫn xuất của chitin/ chitosan
    20

    Chương2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    23
    2.1.
    Đối tượng nghiên cứu
    23
    2.2.
    Phương pháp nghiên cứu
    23
    2.2.1.
    Phân lập chitin
    24
    2.2.2.
    Điều chế chitosan
    25
    2.2.3.
    Tổng hợp N,N-đimetylchitosan
    27
    2.2.4.
    Các phương pháp phổ xác định cấu trúc của chitin, chitosan và dẫn xuất N,N-đimetylchitosan
    27
    2.2.5.
    Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion Ni(II) lên N,N-đimetylchitosan
    28
    2.2.6.
    Phương pháp xác định hàm lượng ion Ni(II) hấp phụ lên N,N-đimetylchitosan
    28

    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    30
    3.1.
    Kết quả phân lập chitin
    30
    3.2.
    Kết quả điều chế chitosan
    33
    3.3.
    Kết quả tổng hợp N,N-đimetylchitosan
    34
    3.4.
    Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ Ni(II) lên N,N-đimetylchitosan
    36

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    41

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    42

    PHỤ LỤC
    45
     
Đang tải...