Tài liệu Nghiên cứu khả năng đối kháng và tiềm năng ứng dụng của một số chủng Trichoderma phân lập từ RNM trê

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nghiên cứu khả năng đối kháng và tiềm năng ứng dụng của một số chủng Trichoderma phân lập từ RNM trên một số nấm bệnh thực vật

    PHẦN MỞ ĐẦU

    Biện pháp sinh học sử dụng các sinh vật, vi sinh vật đối kháng hay sản phẩm của chúng trong kiểm soát sinh học, nhằm ngăn chặn, diệt trừ các sinh vật, vi sinh vật gây bệnh có nhiều ưu điểm to lớn. Nó không những pḥng, trị sâu bệnh hại có hiệu quả mà c̣n khắc phục được những nhược điểm của biện pháp sử dụng các chất hoá học bảo vệ thực vật. Biện pháp sinh học không hoặc rất ít gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào việc giữ cân bằng sinh thái, không độc hại với người sử dụng, các nông phẩm tạo ra có chất lượng cao, sạch an toàn với sức khoẻ con người và vật nuôi. V́ vậy biện pháp sinh học được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước phát triển và hiện đang từng bước được mở rộng, khuyến khích sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới và có nhiều triển vọng phát triển mạnh trong tương lai.
    Trong những năm gần đây, việc sử dụng nấm đối kháng được nghiên cứu nhiều, trong đó phải kể đến các loài nấm thuộc chi Trichoderma. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón chứa Trichoderma đă được sản xuất và sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn. Các sản phẩm này nhằm làm giảm và tiến tới thay thế việc dựng cỏc chất hóa học bảo vệ thực vật mà người nông dân đang rất lạm dụng hiện nay.
    Ở Việt Nam, trong những năm trở lại đơy cũng đang có nhiều nghiên cứu hướng vào khả năng đối kháng và tạo chế phẩm phơn bún hay thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ những loài Trichoderma đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về Trichoderma từ RNM là hoàn toàn mới mẻ và mới chỉ được sơ bộ đánh giá từ năm 2008 tại Bộ môn CNSH-VS, trường ĐHSP Hà Nội.
    Thực tế cho thấy, khi cơy trồng cũng như các sản phẩm sau thu hoạch bị nhiễm bệnh, năng suất và chất lượng sản phẩm bị giảm đáng kể và khi nhiễm nặng có thể giảm tới 50% sản lượng thậm chí dẫn tới mất trắng. Trong đó những bệnh gơy ra do nấm là khá phổ biến, với con số khoảng hơn 25000 loài nấm có khả năng gây bệnh cho cây [10]. Tổ chức lương thực LHQ (FAO) đă thống kê thấy rằng, các bệnh do vi nấm gơy thiệt hại cho nông nghiệp chiếm tới 11,6% tổng sản lượng nông nghiệp trên thế giới [99].
    Có nhiều biện pháp khác nhau pḥng, trừ sơu, bệnh được sử dụng trong bảo vệ thực vật và mỗi biện pháp có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng ở nhiều nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta, biện pháp dùng chất hoá học bảo vệ thực vật vẫn đang được sử dụng rất phổ biến. Hơn nữa, nhiều người nông dơn không có hiểu biết đầy đủ lại quá lạm dụng thuốc, v́ vậy đă gơy ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mất cơn bằng sinh thái, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Ở Việt Nam, mỗi năm sử dụng tới 25000 tấn thuốc hoá học bảo vệ thực vật, năm 2003 chúng ta nhập tới 166 triệu USD thuốc hoá học bảo vệ thực vật trong đó 28% là thuốc pḥng và diệt nấm [5].
    Chúng ta đang phải đối mặt và giải quyết hậu quả gơy ra từ việc sử dụng tràn lan, không có khoa học thuốc hoá học bảo vệ thực vật. Hậu quả đú khụng những làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong các môi trường đó. Dư lượng thuốc tồn lưu trong các nông phẩm cũn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người làm phát sinh nhiều bệnh nan y như ung thư, viêm phổi, thai dị dạng Hơn nữa, do việc quá lạm dụng thuốc cũn gơy hiện tượng quen thuốc của vi sinh vật gơy bệnh.
    [​IMG]Đứng trước thực tiễn đó, việc tạo ra các chế phẩm sinh học có hiệu quả cao pḥng, trị được sâu, bệnh và tiến tới thay thế dần biện pháp sử dụng chất hoá học bảo vệ thực vật là yêu cầu và đ̣i hỏi cấp thiết không những để làm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà cũn vỡ mục đích giải quyết vấn đề môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
    Để góp phần nghiên cứu t́m hiểu khả năng đối kháng của các chủngTrichoderma từ RNM, với mong muốn t́m ra những chủng có khả năng áp dụng trong bảo vệ thực vật, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiờn cứu khả năng đối kháng và tiềm năng ứng dụng của một số chủng Trichoderma phân lập từ RNM trên một số nấm bệnh thực vật” dưới sự hướng dẫn của T.S Dương Minh Lam.
    [​IMG]Mục tiêu của đề tài là chọn lọc được một số chủng Trichoderma có khả năng đối kháng cao với nấm bệnh. Bước đầu nghiên cứu khả năng ứng dụng của chủng Trichoderma có khả năng đối kháng mạnh với nấm bệnh Phytophthora capsici trên ớt.
    Đề tài được tiến hành từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009 tại pḥng thí nghiệm tổ CNSH – VS, vườn thực nghiệm sinh học khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.







    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Đặc điểm h́nh thái, khả năng sinh sản của nấm Trichoderma
    1.1.1. Đặc điểm h́nh thái
    Sợi nấm (Hypha) thường không màu, có vách ngăn, có khả năng phân nhánh nhiều.
    Cuống sinh bào tử (Conidiophore) không màu, thường phân nhánh có khi không phân nhánh hay ít phân nhánh (Hypocreanum) hay phân nhánh ngắn (longibrachiatum), cũng có khi phân nhánh nhiều cấp (T. satunisporum). Cuống sinh bào tử và cỏc nhỏnh rộng (Pachibasium) hay nhỏ (T. virens) hình thành theo vòng đồng tâm hoặc mọc dọc theo sợi nấm [29]. Những nhánh bên đối xứng nhau mọc từ cuống sinh bào tử được gọi là thể b́nh. Đôi khi thể bình mọc trực tiếp từ phần nhỏ trờn hệ sợi. Các nhánh mọc vuông góc với hệ sợi gốc. Cuống sinh bào tử đặc biệt có thể chứa một hay vài thể b́nh. Trong một số loài (ví dụ T. polysporum) những nhỏnh chớnh dài, đơn hay nhánh, được móc nối, thẳng hay khúc khuỷu, cú vỏch mỏng, nhăn nheo hay nhẵn kéo dài ra tận cùng.
    Thể b́nh (Phialide) điển h́nh có h́nh chai, h́nh trụ, gần cầu, ph́nh rộng ở chính giữa. Thể b́nh ở trục chính có thể cùng chiều rộng với thể b́nh phân nhánh hay rộng nhiều hơn. Những thể b́nh có thể mọc thành ṿng xoắn dọc cuống sinh bào tử hoặc thẳng góc 90°, đơn lẻ (T. polysporum) hoặc tạo thành chùm (T. longibrachiatum).
    1.1.2. Các loại bào tử của Trichoderma
    Bào tử trần (Conidia) là loại bào tử chủ yếu của chi Trichoderma, thường có màu xanh lục, trắng hoặc vàng sáng nhạt, đơn bào. Các bào tử có dạng bụi, hoặc mịn, hoặc có thể có dạng nhớt như giọt chất lỏng xanh lục hay vàng sáng. Đa số bào tử có hình dạng elip, h́nh cầu, tṛn hoặc h́nh oval tùy theo từng loài, kích thước 2-4 x 3-5àm. Bề mặt bào tử thường nhẵn, một số loài bề mặt bào tử rỏp, cú mấu như hạt cơm (T. viride, T. saturnisporum) [29].
    Bào tử ỏo/dơy (Chlamydospores) Các bào tử áo thường có thành dày, đơn bào, hoặc đa bào, dạng cầu hoặc gần cầu. Chúng có thể cũng được h́nh thành ở tận cùng của sợi nấm hoặc bên trong sợi nấm hay ở bất cứ điểm nào trên hệ sợi sinh dưỡng sau khoảng 10 ngày nuôi cấy ở 20[SUP]o[/SUP]C. Bào tử áo có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường.
    Sự h́nh thành bào tử trên môi trường: Đa số các loài Trichoderma có tính cảm quang, dễ nảy mầm ở nhiều điều kiện môi trường tự nhiên và nhân tạo dưới điều kiện sáng tối xen kẽ hay trong điều kiện hoàn toàn sáng hoặc tối.Trờn môi trường PDA thạch đĩa, ánh sáng 85 Lux trong khoảng 20- 30 giơy làm tăng hiệu quả nảy mầm. Ở bước sóng dưới 254 nm hoặc trên 1100nm Trichoderma không h́nh thành bào tử và h́nh thành bào tử nhiều nhất. Ở bước sóng 380- 440 nm. Các hỗn hợp azaguanine, 5-fluorouracil, actiomycin D, Cycloheximide, phenethyl alcohol và ethidium bromide ngăn cản sự h́nh thành các cấu trúc thứ cấp (bào tử áo) của cơ thể rất quan trọng trong h́nh thái học, làm tăng tiềm năng pḥng trừ sinh học [14].
    Hiện nay Trichoderma được xếp vào họ Hypocreaceae, lớp Nấm túi Ascomycetes; các loài Trichoderma được phân thành 5 nhóm: Trichoderma, Longibrachiatum, Satutnisporum, Pachybarium Hypocreanum [29]. Trong đó, 4 nhóm Trichoderma,Hypocreanum, PachybasiumLongibrachiatum có giai đoạn sinh sản hữu tính làHypocrea. Các Trichoderma thuộc nhóm Saturnisporum chưa t́m thấy h́nh thức sinh sản hữu tính. Tuy nhiên, giai đoạn hữu tính Hypocrea không được sử dụng cho mục đích kiểm soát sinh học [49].
    1.2. Đặc điểm sinh trưởng của Trichoderma
    Những loài nấm thuộc chi Trichoderma phân bố rộng răi và dễ dàng được phân lập từ đất. Chúng thường xuất hiện trờn cỏc loại đất giàu dinh dưỡng và thường sống trong môi trường đất phèn, ẩm ướt, ít hiện diện trên môi trường đất kiềm [15]. Qua điều tra phát hiện người ta thấy nấm Trichoderma cũng sinh sống và tồn tại khá phổ biến trên những tàn dư thực vật trong đất [16]. Theo Samuels (2006) [81] Trichoderma không sống nội kí sinh với thực vật và ít được t́m thấy trên thực vật sống. Chúng có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, sản sinh ra một số lượng lớn bào tử có màu xanh. Nhiều loài sản sinh ra số lượng lớn những bào tử có thành dày (Chlamydospores) thường nằm trong hệ sợi.
    Trichoderma là loại nấm hoại sinh trong đất v́ vậy chúng có khả năng sử dụng nguồn hỗn hợp carbon và nitrogen trong môi trường. Nguồn carbon và năng lượngTrichoderma sử dụng được là monosaccharides, disaccharides cùng với hỗn hợp polysaccharide, purine, pyrimidine, axit amin, aldehydes và axit hữu cơ. Đặc biệt các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho Trichoderma là axit béo, methanol, methylamine, formate và NH[SUB]3[/SUB]. Muối, các nguồn sunfur và các hỗn hợp như vitamin cũng có ảnh hưởng rất đáng kể đến khả năng sinh trưởng của Trichoderma. Đặc biệt là muối NaCl sẽ làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của một số loài Trichoderma [15].
    Những chủng Trichoderma sinh trưởng nhanh khi chúng được bổ sung vào đất bởi v́ chỳng cú sức kháng sẵn có với nhiều phức hợp độc gồm thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm và pesticide như DDT và phức hợp phenol. Với lí do này, sự bổ sung trước những chủngTrichoderma vào đất trồng là rất có hiệu quả trong điều khiển một số nguồn bệnh tồn lưu trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium ultimum, hay Sclerotium rolfsii khi kết hợp luân phiên với methyl bromide, benomyl, captan hay những hoá chất khác [95]. Ngoài ra,Trichoderma c̣n có một ưu thế nổi trội là chỳng cú một cấp độ cao hơn so với nhiều vi sinh vật khác về khả năng huy động và biến đổi chất dinh dưỡng trong đất. Việc sử dụng hiệu quả các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất như các hợp chất polysaccharides (cellulose, glucan, chitin ) để thu nhận năng lượng được cho là khả năng quyết định của những loài Trichoderma trong đấu tranh sinh tồn [35].
    1.3. Các sản phẩm trao đổi của nấm Trichoderma
    Các sản phẩm trao đổi của Trichoderma gồm các sản phẩm sơ cấp như các enzyme (chitinase, β-1,3 glucanase, cellulase) [23] hay sản phẩm thứ cấp như các kháng sinh (gliotoxin, gliovirin, viridian, valinotricin) [90] hay các độc tố khác (isonitrin D, pyrindine, furanone) [36,72] Các chất trao đổi sơ cấp và thứ cấp được nghiên cứu củaTrichoderma đều là những chất được sinh ra theo cơ chế có lợi cho việc sử dụng chúng trong đấu tranh sinh học [72].
    Weidling (1932) [96] đă phân lập được gliotoxin, một sản phẩm trao đổi hữu cơ có khả năng kết tinh và rất độc. Gliotoxin có khả năng chống Rhizoctonia solani ở nồng độ thấp. Một chất độc thứ cấp có tên là viridian được phát hiện và tinh chế bởi Brian và Mc Growan từ loài T. viride. Cả hai chất trên đều có hiệu lực rất cao đối với nhiều loại nấm bệnh. Ngoài các sản phẩm trao đổi trên, người ta cũn xỏc đinh được nhiều loại chất độc khác tiết ra từ Trichoderma cũng có hiệu quả ức chế mạnh nấm bệnh.
    Nghiên cứu của Jinamara [61] đă chỉ ra rằng dịch nuôi cấyTrichoderma chứa các chất ức chế chống lại nhiều vi sinh vật khác. Những kháng sinh sản sinh bởi T. harzianum được biết đến là 6-n-pentyl-2H-pyran-2-one, 6-n-pentenyl-2H-pyran-2-one, pyridine, anthraquinones, butenolides, isonitrin D và F, trichorzianines, furanone [36, 72]. Những kháng sinh và chất ức chế sản sinh bởi T. virens được nghiên cứu và tách chiết là gliotoxin, gliovirin, gliocladic acid, heptilidic axit, viridian, viridiol và valinotricin [90].
    Ahmed Imtiaj và Tae-Soo lee (2008) [18] khi nghiên cứu hiệu quả đối kháng của ba loàiTrichoderma đối nấm Alternaria porri gây bệnh u rễ hành đă thấy rằng dịch chiết nuôi cấy sản sinh bởi ba loài Trichoderma: T. harzianum, T. pseudokoningiiT. virens có khả năng khuyếch tán, ngăn cản và ức chế sinh trưởng hệ sợi và sự nảy mầm bào tử A. porri. V́ vậy nó được cho là những tác nhân kiểm soát sinh học có tiềm năng lớn chống lại nấm bệnh A. porri.
    Ngoài chất kháng sinh ra, các loài Trichoderma c̣n có khả năng tiết ra nhiều loại sản phẩm sơ cấp như các enzyme exo- và endoglucanase, chitinase, cellulase. Chức năng của những enzyme này là phân hủy những thành phần tạo nên tính rắn chắc của thành tế bào nấm gây bệnh thực vật [39].
    Chitinase được phân thành β-1,4-acetylgucosamindase, endochitinase, exochitinase. Nhiều thí đối kháng đă chứng minh rằng enzyme chitinase có một vai tṛ quan trọng trong hiện tượng kí sinh nấm [66]. Những dạng đột biến của T. harzianumsinh mạnh enzyme chitinase có khả năng ức chế Fusarium oxysporumSclerotinia rolfsii mạnh hơn dạng tự nhiên. Hơn nữa dịch chiết chứa enzyme chitinase này có khả năng ức chế gần như hoàn toàn sự nảy mầm của nấm Botrytis cinerea, một nấm gây bệnh thối cổ (neck rot) trên hành [93].
    Enzyme glucanase phá hủy thành chitin: Người ta thấy rằng β-1,3-glucanase ức chế sự nảy mầm bào tử hay sinh trưởng của nấm bệnh trong sự phối hợp với enzyme chitinase [27,46] hay với những chất kháng sinh (gliotoxin, gliovirin) [52,58]. Những dạng đột biến biểu hiện mạnh β-1,3-glucanase có khả năng ức chế mạnh sinh trưởng củaBotrytis cinerea, Rhizoctonia solaniPhytophthora citrophthora. Dạng đột biến T28 củaT. harzianum biểu hiện cao nhất hoạt động β-1,3-glucanase dưới cả điều kiện có kích thích và không kích thích của nấm bệnh đều biểu hiện hiệu quả ức chế bệnh cao nhất. Hiệu quả đối kháng trên P. citrophthora (có cellulose và glucans là thành phần chính của thành tế bào) mạnh hơn so với khả năng chống lại BotrytisRhizoctonia (có chitin và glucan là thành phần chính của thành tế bào) [27].
    Mặc dù đó cú một số nghiên cứu về ảnh hưởng của cellulase (cellobiohydrolases, endoglucanase, và β-1,3- glucosidase) tới tớnh khỏng nấm bệnh của Trichoderma nhưng vai tṛ thực sự của các enzyme này trong cơ chế đối kháng c̣n chưa được biết rơ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng các enzyme ngoại bào, chủ yếu là cellulase có vai tṛ đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng các chủng Trichoderma trong những chế phẩm sinh học làm giàu cho đất, kích thích tăng trưởng của cây và pḥng trừ bệnh nấm cho cây [58].
    Sự sinh enzyme protease cũng có hiệu quả đáng kể trong kiểm soát sinh học. Pḥng trừ sinh học nấm Botrytis cinerea gây bệnh trên đậu tương bởi T. harzianum một phần được cho là do hoạt động của protease [58]. Protease liên quan đến việc làm giảm những protein lạ được sinh ra bởi nấm bệnh. Protease kiềm Prb1 từ T. harzianum được chứng minh là có vai tṛ quan trọng trong kiểm soát sinh học. Dạng đột biến làm tăng hoạt động protease kiềm Prb1của Trichoderma biểu hiện tăng hiệu quả kiểm soát sinh học chống lại R. solani [27]. Gen sinh protease kiềm ngoại bào (tvsp1) được tạo ḍng từT. virens và sự biểu hiện mạnh mẽ của gen này có ư nghĩa tăng cường bảo vệ cây bông chống lại R. solani. Những gen này thể hiện tiềm năng lớn cải thiện khả năng kiểm soát sinh học v́ protease kiềm là rất hiệu quả trong việc chống lại những nấm bệnh thuộc lớp nấm trứng (Oomycetes) [75] và chống lại giun tṛn [58]. Một trypsin kiềm được tách ra từ chủng Trichoderma 2413 có hiệu quả làm giảm ấu trùng giun kí sinh ở hệ rễ và hiệu quả phối hợp của nó với những protein khỏc đó được sinh ra trong hoạt động đối kháng của chủng này [88].
    1.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường tới Trichoderma
    - Ảnh hưởng của nhiệt độ: Phần lớn những chủng Trichoderma là ưa ấm. Nhiệt độ thấp trong mùa đông có thể gây ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát sinh học của chúng [64]. Một số chủng trong loài T. viride T. harzianum có khả năng chịu lạnh có tiềm năng cao trong kiểm soát sinh học bởi nhiều nấm bệnh thực vật vẫn gây bệnh mạnh trong điều kiện đất khô và nhiệt độ thấp [64]. Trong phương pháp nuôi cấy đối đôi (Dual methods) ở 10[SUP]o[/SUP]C, những chủng Trichoderma chịu lạnh vẫn sinh ra cấu trúc giỏc bỏm và thể hiện tính đối kháng với một số nấm bệnh thực vật như Rhizoctonia solaniFusarium oxysporum f.sp. dianthi [21]. Ở những chủng chịu lạnh những enzyme ngoại bào liên quan đến hoạt động kí sinh như β-1,4-N-acetyl-glucosaminidase (NAGase), β-glucosidase và những protease dạng trypsin và chymotrypsin được sinh ra nhiều ở 10[SUP]o[/SUP]C và vẫn giữ được hoạt động cao thậm chí ở 5[SUP]o[/SUP]C [64].
    - Ảnh hưởng của nước: Điều kiện nước ảnh hưởng mạnh tới sự nảy mầm của bào tử, sinh trưởng hệ sợi [68]. Nước ảnh hưởng tới khả năng phân giải, sự tương tác với những nấm khác, sự tiết và hoạt động enzyme của Trichoderma. Sự tiết cellobiohydrolase và NAGase tối đa tại thế nước cao nhất. Trong khi hoạt động cực đại của sự tiết β-glucosidase, β-xylosidase và những enzyme dạng chymotrypsin xảy ra tại thế nước thấp hơn thế nước đối với sinh trưởng [64].
    - Ảnh hưởng của pH: Delgado-Jarana và cs. [40,41] nghiên cứu thấy rằng độ pH có ảnh hưởng lên sinh trưởng hệ sợi, hoạt động của những enzyme ngoại bào, khả năng kí sinh và cạnh tranh dinh dưỡng của Trichoderma. Trichoderma có thể sinh trưởng trong một dải pH rộng 2-6 trong đó pH phù hợp là 4. Giá trị pH phù hợp đối với β- glucosidase, cellobiohydrolase và NAGase là 5, đối với β-xylosidase là 3, pH=6 đối với hoạt động protease kiềm và pH=6-7 đối với hoạt động protease giống như chymotripsin. Những enzyme ngoại bào liên quan tới hiện tượng kí sinh có thể biểu hiện hoạt động trong dải giá trị pH rộng hơn so với pH cho sinh trưởng hệ sợi [64].
    Một số loại thuốc kháng sinh bị giảm hoạt tính ở pH cao; độ ẩm và độ pH thấp có thể gây suy thoái enzyme bởi protease axit [40,41]; và sự tăng trưởng của nhiều loài nấm bị ức chế bởi axit yếu như axit sorbic bởi sự giảm nhanh chóng trong tế bào chất và độ pH của không bào [40]. Do đó, khả năng phát triển mạnh với các điều kiện pH bên ngoài là một đặc tính quan trọng trong các đặc tính của Trichoderma chúng thích nghi tốt nhất với đất chua.
    - Ảnh hưởng của những ion kim loại: Một số ion kim loại nặng (Cu, Zn, Ni, Fe Co ) là cần thiết cho sự h́nh thành sợi nấm nhưng khi ở nồng độ cao chỳng cú thể gây độc nghiêm trọng [71]. Sự tích lũy kim loại nặng có ảnh hưởng lớn lên sự h́nh thành bào tử. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của 10 kim loại nặng (Al, Cu, Ni, Co, Cd, Zn, Mn, Pb, Hg, Fe) lên sinh trưởng và hoạt động của một số enzyme ngoại bào (protease dạng trypsin, chymotrypsin, NAGase, β-1,3-glucanase, β- glucosidase, cellobiohydrolase, β-xylosidase, endoxylanase) của các chủng T. aureoviride T122, T. harzianum T66, T334 và T. viride T124, T128 thấy rằng sinh trưởng hệ sợi và hoạt động enzyme ngoại bào bị ảnh hưởng đáng kể bởi những kim loại này. Ở nồng độ 1mmol, Hg ức chế mạnh hoạt động của enzyme ngoại bào được kiểm tra [65].
    1.5. Một số cơ chế đối kháng của Trichoderma
    Nghiên cứu về cơ chế đối kháng có ư nghĩa quan trọng bởi lẽ muốn sử dụng hiệu quả nhất những tác nhân kiểm soát bệnh thực vật, chúng ta phải hiểu những tác nhân đó làm việc như thế nào và giới hạn của chúng là gỡ. Trờn cơ sở đó, tác động có hiệu quả tới cỏc khơu nuôi dưỡng, bảo quản và cuối cùng sử dụng những tác nhân kiểm soát sinh học sao cho có thể khai thác tốt nhất khả năng kiểm soát bệnh của chúng. Nhiều nghiên cứu từ trước tới nay đă chỉ ra rằng, chi Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế khác nhau trong pḥng trừ và tiêu diệt nấm bệnh như: hiện tượng kí sinh nấm, sự sản sinh kháng sinh, sự tiết những enzyme phá huỷ thành tế bào nấm bệnh, khả nămg cạnh tranh mạnh chất dinh dưỡng và không gian, sự chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc ra tăng sự phát triển của cây và hệ rễ, cảm ứng cơ chế tự bảo vệ ở thực vật, tiết ra các chất làm bất hoạt enzyme gây bệnh [3].
    1.5.1. Cơ chế kí sinh
    Kí sinh nấm là hiện tượng tấn công trực tiếp của nấm này lên một nấm khỏc. Nó là một quá tŕnh rất phức tạp bao gồm các bước chính sau: đầu tiên là sự nhận biết sự có mặt của nấm bệnh, sau đó là quá tŕnh tấn công, xuyên qua thành tế bào và cuối cùng giết chết nấm bệnh. Một số chi tiết của cơ chế này ở Trichoderma đă được nghiên cứu và làm sáng tỏ.
     
Đang tải...