Luận Văn Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai Implanon tại tỉnh T

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Đây là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Việc đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ và đa dạng hoá các biện pháp tránh thai có chất lượng cao là đáp ứng nhu cầu của từng người nhằm tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai.
    Chương trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam đã được triển khai từ những năm đầu của thập kỷ 60. Trong suốt 4 thập kỷ qua, Chính phủ đã coi trọng việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số, coi đó là một ưu tiên cho sự phát triển của xã hội [2], [7]. Điều đó thể hiện qua việc cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
    Khuynh hướng trong nghiên cứu về tránh thai hiện nay trên thế giới là đa dạng hóa các biện pháp tránh thai nhằm đáp ứng tối đa những nhu cầu cá nhân của người sử dụng. Tại Việt Nam, thông dụng nhất vẫn là các biện pháp sử dụng: vòng tránh thai, bao cao su, thuốc viên tránh thai, triệt sản, tránh thai tự nhiên. Tuy nhiên, tỉ lệ áp dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai còn thấp [9].
    Trên thế giới, vào năm 1990 có hơn 1 triệu phụ nữ ở 51 nước đang sử dụng Norplantt, trong đó có nhiều nước đã dùng biện pháp này một cách phổ biến, một số nước khác đang còn đang thử nghiệm. Sau một thời gian, ý tưởng phát triển một que thuốc duy nhất dùng cấy dưới da có tên là Implanon, tiện lợi hơn và được nghiên cứu thực hiện tại 9 nước châu Âu, Đông Nam Á. Một nghiên cứu lớn đã được thực hiện tại Indonesia [7], [8], [9].
    Ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu giảm sinh đến năm 2010, thuốc cấy tránh thai đã được áp dụng với mục đích tăng sự lựa chọn cho người sử dụng [7]. Năm 1990, Norplantt là phương pháp tránh thai mới được thử nghiệm lần đầu tiên ở nước ta. Nó bao gồm 6 mảnh chứa Levonogestrel được cấy dưới da ở mặt trong cánh tay, có tác dụng tránh thai trong 5 năm và được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương Hà Nội từ 8/1990 - 12/1991 [6].
    Vào năm 2000, Vụ Bảo vệ Bà mẹ - Trẻ em & Kế Hoạch Hoá Gia Đình, Bộ Y Tế Việt Nam đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá hiệu quả tránh thai, tính an toàn và mức độ chấp nhận của cộng đồng với loại thuốc cấy tránh thai tại 3 cơ sở: Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Hoà Bình, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Thanh Hoá. Kết quả cho thấy trong 3 năm theo dõi, hiệu quả tránh thai là 100%. Cho đến năm 2002, biện pháp này bắt đầu được triển khai ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, nghiên cứu việc sử dụng biện pháp này còn có tính riêng lẻ, chưa có đề tài nào có tính hệ thống.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai Implanon tại tỉnh Thừa Thiên - Huế" nhằm hai mục tiêu cơ bản sau:

    1. Đánh giá hiệu quả tránh thai và khả năng chấp nhận của khách hàng đối với thuốc cấy tránh thai Implanon.
    2. Khảo sát và điều trị một số tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai Implanon.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...