Luận Văn Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 để kiểm soát môi trường và phát tr

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lời mở đầu .1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    3. Ý nghĩa của đề tài 2
    4. Phạm vi và giới hạn của đề tài 3
    5. Phương pháp nghiên cứu .3
    6. Mô hình hóa quy trình nghiên cứu 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 6
    1.1 Giới thiệu ISO 6
    1.2 Quá trình xây dựng tiêu chuẩn ISO .6
    1.3 Lịch sử phát triển hệ thống quản lý môi trường .8
    1.3.1 Nguồn gốc của tiêu chuẩn ISO 14000 .8
    1.3.2 Thành phần và cấu trúc TC 207 .12
    1.3.3 Phạm vi của TC 207 13
    1.4 Thế nào là một HTQLMT? .14
    1.5 Tình hình áp dụng ISO 14001 .17
    1.5.1 Trên thế giới 17
    1.5.1.1 Kinh doanh vì một môi trường bền vững 17
    1.5.1.2 Công cụ cho những nền kinh tế lớn mới .18
    1.5.1.3 Sự gia tăng của các dịch vụ 18
    1.5.2 Tại Việt Nam .19
    CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ISO 14001 TRONG BVMT 21
    2.1 So sánh ISO 14001:1996 và ISO 14001:2004 .21
    2.1.1 Các yêu cầu về một hình thái EMS cơ bản 21
    2.1.2 Phiên bản mới ISO 14001:2004 – những thay đổi chính .22
    2.1.2.1 Mục tiêu của việc sửa đổi .22
    2.1.2.2 Phân tích những thay đổi chính 22
    2.1.2.2.1 Các yêu cầu rõ ràng hơn về mặt ngôn ngữ 22
    2.1.2.2.2 Thực thi về môi trường bằng các kết quả đo lường được của việc
    quản lý các khía cạnh môi trường 25
    2.1.2.2.3 Các yêu cầu về luật pháp được xem xét nghiêm khắc hơn .25
    2.1.2.2.4 Các yêu cầu về đào tạo và năng lực 25
    2.1.2.2.5 Sự đơn giản hóa .25
    2.2 Sự khó khăn và thuận lợi khi áp dụng ISO 14001 .41
    2.2.1 Khó khăn 41
    2.2.1.1 Thiếu nguồn lực .41
    2.2.1.2 Thiếu cơ sở hạ tầng 42
    2.2.1.3 Các chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn 43
    2.2.1.3.1 Các chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ HTQLMT .45
    2.2.1.3.2 Chi phí tư vấn 46
    2.2.1.3.3 Các chi phí đăng ký .48
    2.2.1.4 Khả năng phát sinh những hang rào thương mại phi thuế quan .48
    2.2.2 Thuận lợi .49
    2.2.2.1 Áp dụng ISO 14001 tại các doanh nghiệp có quy mô khác nhau .51
    2.2.2.2 Tác động của ISO 14001 lên các DN có quy mô khác nhau 56
    2.3 Lợi ích khi áp dụng ISO 14001 .56
    2.3.1 Lợi ích tài chính .58
    2.3.2 Lợi ích trong thị trường 60
    2.3.3 Lợi ích về mặt luật pháp 60
    2.4 ISO 14001 trong vai trò BVMT 60
    2.4.1 Kiểm soát môi trường .60
    2.4.2 Phát triển bền vững 64
    CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THỰC NGHIỆM 69
    3.1 Các khía cạnh môi trường chung cho lĩnh vực KS - NH .70
    3.2 Hoạt động thực tế được áp dụng tại các KS trên TG và VN 75
    3.2.1 Tiết kiệm tài nguyên và năng lượng 75
    Tại Việt Nam .75
    Trên thế giới 78
    3.2.2 Quản lý tốt rác thải và nước thải 82
    Tại Việt Nam .82
    Trên thế giới 85
    3.2.3 Chính sách mua sắm và sử dụng các sản phẩm và vật liệu thân thiện với môi
    trường .89
    Tại Việt Nam .89
    Trên thế giới 90
    3.2.4 Thiết kế thân thiện với môi trường 91
    3.2.5 Các biện pháp hỗ trợ .93
    3.3 Nhận xét 97
    3.4 Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ áp dụng ISO 14001 (Lĩnh vực KS – NH) .99
    3.4.1 Đối với cơ quan quản lý 99
    3.4.2 Đối với đơn vị áp dụng HTQLMT .101
    3.4.3 Đối với cộng đồng 103
    KẾT LUẬN

    MỞ ĐẦU
    1. Lời mở đầu
    Việc áp dụng ISO 14001 được xem là bước phát triển quan trọng trong
    quản lý môi trường ở Việt Nam. Thời gian đầu, rất ít người quan tâm đến bộ
    tiêu chuẩn này, kể cả người làm công tác quản lý môi trường lẫn các doanh
    nhân. Dần dần, tác động của quá trình đổi mới kinh tế, sức ép của thị trường
    đang mở cửa, sự năng động của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh
    và nỗ lực của các cơ quan quản lý đã là các yếu tố tích cực thúc đẩy phong trào
    xây dựng và áp dụng ISO 14001. Nhận thức được sự cần thiết của việc áp dụng
    một mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, các công ty Việt Nam
    cũng nhanh chóng vào cuộc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ngộ nhận về ISO 14001
    mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm. ISO 14001 không phải là “cây đũa
    thần” giúp các doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề của mình trong sản xuất
    kinh doanh nhưng HTQLMT này giúp các doanh nghiệp ngăn ngừa được ô
    nhiễm, kiểm soát chất thải và hướng đến sự phát triển bền vững cho tổ chức và
    việc áp dụng thành công tiêu chuẩn này chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn khi
    các doanh nghiệp còn chưa hiểu hết về giá trị của ISO 14001 và vẫn còn các
    ngộ nhận.
    Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới được thực hiện nhằm tìm hiểu về
    các lợi ích và hạn chế của ISO 14001. Từ kết quả của các nghiên cứu này có
    thể nhận thấy một điều là tuy ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế, nhưng ở
    mỗi quốc gia khác nhau thì việc áp dụng và hiệu quả mà ISO 14001 mang lại
    cho các doanh nghiệp lại khác nhau. Có nhiều nghiên cứu khẳng định lợi ích
    mà ISO 14001 mang lại là rất lớn, nhưng cũng có nhiều nghiên cứu ở các quốc
    gia khác cho biết chứng nhận ISO 14001 không mang lại ảnh hưởng quan trọng
    nào đến kết quả kinh doanh của công ty hay lợi ích là có nhưng không đáng kể.
    Nghiên cứu áp dụng ISO 14001 để kiểm soát môi trường và phát triển bền vững
    SVTH: Mai Thị Diễm Thúy Trang 2
    Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu sâu hơn và cụ thể
    hơn về tác động của ISO 14001 đối với tổ chức áp dụng, khả năng ngăn ngừa ô
    nhiễm, kiểm soát môi trường hướng đến sự phát triển bền vững cho chính tổ
    chức áp dụng ISO 14001 và cho xã hội. Phương pháp tiến hành nghiên cứu sẽ
    kết hợp nhiều hình thức như phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê
    mô tả. Tất cả nhằm đạt được một kết quả tin cậy về vấn đề nghiên cứu.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    1. Tìm hiểu về tình hình thực hiện ISO 14001 của các doanh nghiệp trên thế
    giới và tại Việt Nam.
    2. Nghiên cứu khả năng áp dụng ISO 14001 để ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm soát
    và cải thiện chất lượng môi trường đồng thời hướng sự phát triển của tổ
    chức đến sự phát triển bền vững.
    3. Nghiên cứu, đánh giá về lợi ích và chi phí của chứng nhận ISO 14001 đối
    với hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường của các công ty.
    4. Tổng kết và đánh giá các thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ISO 14001 ở
    những công ty này.
    5. Tìm hiểu sự khác nhau về tác động của ISO 14001 lên các doanh nghiệp có
    cùng hình tính chất hoạt động giống nhau nhưng quy mô khác nhau, giữa
    các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước
    6. Đề xuất những giải pháp để các công ty Việt Nam thực hiện ISO 14001
    hiệu quả hơn.
    7. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ quản lý cho các doanh nghiệp đã và đang thực
    hiện ISO 14001.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    · Nhìn ISO 14001 khách quan hơn.
    · Lường trước được các khó khăn và thu.n l.i khi thực hiện ISO 14001,
    chọn hướng tiếp cận tốt nhất với ISO 14001.
    Nghiên cứu áp dụng ISO 14001 để kiểm soát môi trường và phát triển bền vững

    · Nêu bật được tầm quan trọng của ISO 14001 trong công tác bảo vệ
    môi trường.
    Đối với các cơ quan quản lý, hỗ trợ:
    · Thấy được toàn cảnh tình hình thực hiện ISO 14001 trong những năm
    qua ở Việt Nam.
    · Hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn.
    Kết quả là nâng cao khả năng cải thiện chất lượng môi trường và giúp
    doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong công tác bảo vệ môi trường gắn liên
    với sự phát triển bền vững của đơn vị áp dụng.
    4. Phạm vi và giới hạn của đề tài
    ISO 14001 là lĩnh vực quản lý môi trường còn mới ở Việt Nam (mặc dầu
    ISO 14001 đã được biết đến từ những năm 1999) và quá trình tiếp cận của tiêu
    chuẩn này ở Việt Nam còn nhiều điều bất cập chưa lan tỏa rộng rãi nên những
    nghiên cứu chuyên môn trước đây còn hạn hẹp hơn ISO 9001; Vì lý do này nên
    phần cơ sở lý thuyết của nghiên cứu này còn chưa được thật hoàn hảo mà cố
    gắng phân tích từ cái nhìn tổng quát đến bản chất của tiêu chuẩn ISO 14001
    trong công tác bảo vệ môi trường, khả năng đáp ứng với lợi ích thị trường cho
    các đơn vị áp dụng nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của tổ chức.
    Phần cơ sở thực nghiệm của nghiên cứu đưa ra những công tác bảo vệ
    môi trường thực tế được áp dụng cho cùng loại hình dịch vụ khách sạn -nhà
    hàng trong và ngoài nước. Mục đích của phần này nhằm so sánh công tác bảo
    vệ môi trường được thực hiện giống và khác nhau như thế nào và hiệu quả áp
    dụng giữa các đơn vị này.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê mô tả. Các thông
    tin cần lấy:
    Nghiên cứu áp dụng ISO 14001 để kiểm soát môi trường và phát triển bền vững
    SVTH: Mai Thị Diễm Thúy Trang 4
    v Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin
    · Thông tin thứ cấp:
    F Các nghiên cứu ở nước ngoài: chủ yếu lấy từ nguồn Internet.
    F Các nghiên cứu ở Việt Nam: các sách báo tạp chí, nghiên cứu do Trung tâm
    Thông tin khoa học công nghệ thuộc Sở KHCN&MT giới thiệu.
    F Thông tin từ trang Web http://khoahoc.vnn.vn
    F Danh mục các công ty đã nhận chứng nhận ISO 14001 ở Việt Nam do Hội
    Chất lượng thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.
    · Thông tin sơ cấp:
    F Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường: phỏng vấn trực tiếp
    các chuyên gia, các nhà tư vấn, chứng nhận.
    F Ý kiến của các doanh nghiệp đã nhận chứng nhận ISO 14001.
    v Phương pháp đo và thu thập thông tin
    Công cụ chính để thu thập thông tin sơ cấp được sử dụng trong nghiên
    cứu này là phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn. Phương
    pháp phỏng vấn trực tiếp tuy mất nhiều thời gian nhưng cho độ chính xác cao
    hơn so với hình thức gởi bảng câu hỏi qua thư.
    6. Mô hình hóa quy trình nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...