Luận Văn Nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại xã Trường Khánh huyện Lon

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra, lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes aegypti, thứ yếu là muỗi Aedes alpopictus. Là bệnh lưu hành ở các nước đang phát triển. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
    Hiện nay theo ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 2,5 đến 3 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh, trong số đó có hàng trăm ngàn người mắc bệnh và có khoảng 1/4 phải nhập viện và điều trị, trẻ em chiếm 90%, tỷ lệ tử vong khá cao. Năm 1998, số mắc và tử vong sốt xuất huyết Dengue rất cao với 234.920 trường hợp mắc, 377 trường hợp tử vong tại 56/61 tỉnh, thành phố. Tại 20 tỉnh , thành phố khu vực phía nam có 123.997 người mắc và 347 người chết. Vì vậy, ngày 10 tháng 10 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 196/1998/QĐ-TTg đưa Dự án phòng sốt xuất huyết Dengue trở thành một mục tiêu trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm [1], [2], [13].
    Để khống chế bệnh dịch, chúng ta đã dùng nhiều biện pháp phối hợp, nhưng thực tế kết quả phòng bệnh còn rất hạn chế. Nếu chỉ dựa vào việc phun hóa chất diệt côn trùng khi có dịch thôi thì không hiệu quả, tốn kém và cũng không duy trì được lâu dài. Các biện pháp phun thuốc hoá học và sử dụng hoá chất diệt muỗi đã chiếm ưu thế trong một thời gian dài. Tuy nhiên, đã dẫn đến hậu quả là xuất hiện hiện tượng côn trùng kháng hoá chất, bên cạnh là sự ô nhiễm môi trường do sử dụng hoá chất, đồng thời kinh phí sử dụng hoá chất ngày một tăng do phải tăng nồng độ và số lượng sử dụng. Những nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng các phương pháp trên ít có hiệu quả diệt quần thể muỗi, do đó ít có hiệu quả ngăn ngừa sự lan truyền sốt xuất huyết Dengue [4], [5], [6].
    Phòng và chống sốt xuất huyết Dengue không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia hợp tác của cộng đồng. Huy động sự tham gia của toàn cộng đồng được coi là phần cơ bản trong hoạt động chống dịch khẩn cấp. Để hiểu biết và nhận thức đúng, cùng nhau hưởng ứng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue thường xuyên mới mong đem lại kết quả tốt.
    Đối với tỉnh Sóc Trăng, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả bền vững.
    Tuy nhiên tỉnh Sóc Trăng còn gặp không ít những khó khăn do biến động của khí hậu và thời tiết, cũng như sự chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản. Dân số của tỉnh là 1.308.100 người, người Kinh chiếm 65,10%, người Hoa chiếm 5,98%, người Khơ me chiếm 28,92%. Người dân có thói quen tích trữ nước và thường xuyên không đậy kín các dụng cụ chứa nước, đây là điều kiện thuận lợi dễ phát sinh và phát triển bệnh sốt xuất huyết Dengue. Vì vậy xây dựng một chiến lược phòng chống sốt xuất huyết Dengue hiện nay vẫn là vấn đề thời sự đang được tranh luận, bàn cải và các lời giải chưa thật sự thống nhất. Do vậy cần có phương thức tổ chức và quản lý thật tốt, đồng thời xác định những vấn đề đang được tiếp tục nghiên cứu một cách hợp lý [42], [43], [44].
    Với lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại xã Trường Khánh huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng năm 2009”.
    Mục tiêu của đề tài:
    1. Mô tả kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại xã Trường Khánh huyện Long Phú
    2. Đánh giá kết quả các biện pháp dựa vào cộng đồng của công tác phòng chống sốt xuất huyết Dengue.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...