Tiến Sĩ Nghiên cứu kết quả điều trị của hai phác đồ Peginterferon alfa-2a kết hợp Ribavirin và Peginterferon

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2012



    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cám ơn
    Mục lục
    Danh mục chữ viết tắt trong luận án
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ
    Danh mục các hình
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Cấu trúc virus viêm gan C và các vùng dịch tễ lưu hành 3
    1.1.1. Cấu tạo bộ gen của virus viêm gan C và chức năng của các protein 3
    1.1.2. Cấu trúc của các thành phần của virus 5
    1.1.3. Chu trình nhân lên của virus viêm gan C 5
    1.1.4. Sự lưu hành HCV trong cộng đồng chung và ở các nhóm nguy cơ 7
    1.1.5. Sự lây truyền HCV 8
    1.2. Diễn tiến tự nhiên và chẩn đoán bệnh viêm gan virus C 8
    1.2.1. Diễn tiến tự nhiên của viêm gan virus C 8
    1.2.2. Chẩn đoán 12
    1.3. Điều trị viêm gan C 19
    1.3.1. Interferon . 19
    1.3.2. Peginterferon 21
    1.3.3. Ribavirin . 26
    1.3.4. Chỉ định điều trị IFN . . 28
    1.3.5. Đánh giá trước điều trị 29
    1.3.6. Chống chỉ định và tác dụng không mong muốn 30
    1.3.7. Yếu tố liên quan hiệu quả điều trị 32
    1.3.8. Ích lợi của điều trị 36
    1.3.9. Các thuốc mới đang phát triển . 37
    1.4. Điểm qua các công trình đã công bố trong và ngoài nước . 37

    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. . 39
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân. 39
    2.1.2 . Tiêu chuẩn loại trừ. 39
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 40
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 40
    2.2.2. Vật liệu nghiên cứu. . 43
    2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu. 49
    2.3. Các chỉ tiêu đánh giá 53
    2.3.1. Chỉ tiêu trước điều trị . 53
    2.3.2. Chỉ tiêu trong điều trị . 54
    2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi mức độ tiến triển trong các giai đoạn điều trị 54
    2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá sau điều trị và theo dõi 55
    2.3.5. Chỉ tiêu đáp ứng lâm sàng . 55
    2.3.6. Giảm liều hay ngưng điều trị vì tác dụng không mong muốn 55
    2.3.7. Chỉ tiêu theo dõi sau khi ngừng điều trị 57
    2.4. Thu thập và phân tích số liệu . 58
    2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 58

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
    3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. 60
    3.1.1. Đặc điểm tuổi và giới. . 60
    3.1.2. Nghề nghiệp. 63
    3.1.3 . Tiền sử bản thân và gia đình . 64
    3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân trước điều trị 66
    3.2.1. Triệu chứng lâm sàng 66
    3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 67
    3.3. Kết quả điều trị bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính bằng Peginterferon kết hợp Ribavirin 74
    3.3.1. Kết quả 74
    3.3.2. Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đáp ứng virus . 79
    3.4. Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị 89

    Chương 4: BÀN LUẬN . 92
    4.1. Đặc điểm về tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử bản thân và gia đình của nhóm nghiên cứu 92
    4.1.1. Đặc điểm về tuổi . 92
    4.1.2. Đặc điểm về giới . 92
    4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp . 93
    4.1.4. Tiền sử về bản thân và gia đình 93
    4.1.5. Yếu tố liên quan 94
    4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 2 nhóm bệnh nhân trước điều trị 95
    4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 95
    4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 96
    4.3. Kết quả điều trị bệnh nhân viêm gan C mạn bằng Peginterferon alfa-2a kết hợp Ribavirin và Peginterferon alfa-2b kết hợp Ribavirin 99
    4.3.1. Đáp ứng sinh hóa theo thời gian điều trị 99
    4.3.2. Đáp ứng virus trong thời gian điều trị . 100
    4.3.3. Thay đổi FibroScan trong điều trị 102
    4.3.4. Thay đổi triệu chứng lâm sàng sau điều trị 103
    4.4. Tác dụng không mong muốn của thuốc . 103
    4.4.1. Các tác dụng không mong muốn thường gặp . . 103
    4.4.2. Các tác dụng không mong muốn quan trọng . 105
    4.5. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị 108
    4.5.1. Yếu tố thuộc về virus . 108
    4.5.2. Yếu tố thuộc về người bệnh . 110
    4.5.3. Yếu tố tiên đoán SVR trong quá trình điều trị: đáp ứng virus nhanh (RVR), đáp ứng virus sớm (EVR) 113
    KẾT LUẬN . 118
    KIẾN NGHỊ
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 1. Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
    PHỤ LỤC 2. Mẫu bệnh án nghiên cứu


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Nhiễm virus viêm gan C (Hepatitis C virus: HCV) là một trong những nguyên nhân chính gây viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan.
    Những năm gần đây, nhiễm HCV đã trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới và là một vấn đề y tế đối với toàn cầu. Nhiễm HCV có xu hướng tăng lên do nhiều yếu tố tác động (điều kiện kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia, sự hiểu biết của cộng đồng dân cư về viêm gan do HCV còn hạn chế và đến nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, có hiệu quả). Bên cạnh đó, một đặc điểm quan trọng của nhiễm HCV là nhiễm trùng mạn tính, diễn biến âm thầm, phức tạp thường để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho những bệnh nhân mắc bệnh nên việc phát hiện sớm để điều trị và phòng chống bệnh cho cộng đồng còn gặp rất nhiều khó khăn.
    Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khoảng 17% - 55% bệnh nhân viêm gan mạn tính thể hoạt động do HCV có thể phát triển thành xơ gan và khoảng 1% - 23% bệnh nhân xơ gan do HCV có nguy cơ phát triển thành ung thư tế bào gan và tử vong là 4% [26], [71], [89].
    Khoảng 175 triệu người tức khoảng 3% dân số thế giới nhiễm HCV [25], [112]. Ở Việt Nam tỉ lệ thay đổi tùy đối tượng và vùng địa lý, ở quần thể bình thường 3,2% - 4,2% tại thành phố Hồ Chí Minh [6].
    Việc nghiên cứu và điều trị viêm gan C được sự quan tâm của nhiều tác giả và tiến bộ rất nhanh. So với 15 năm trước kể từ khi phát hiện virus viêm gan C, việc sử dụng phối hợp Interferon và Ribavirin đã cho tỉ lệ điều trị thành công tăng gấp 3 lần. Đặc biệt gần đây Peginterferon là một bước tiến quan trọng trong lãnh vực điều trị viêm gan virus C mạn tính, thuốc có thời gian bán hủy dài hơn, hiệu quả hơn, có thể rút ngắn thời gian điều trị. Ưu thế này càng tăng hơn khi kết hợp Ribavirin [89]. Hiện tại có hai loại Peginterferon đang lưu hành là Peginterferon alfa - 2a và Peginterferon alfa - 2b, vì vậy hai phác đồ điều trị viêm gan virus C mạn tính cho kết quả khả quan hiện nay là Peginterferon alfa - 2a kết hợp Ribavirin và Peginterferon alfa - 2b kết hợp Ribavirin. Tuy nhiên hai loại Peginterferon này vẫn có những tính chất dược động học và dược lực học rất khác nhau và hiệu quả điều trị có thể khác nhau [76], do vậy nhiều công trình trên thế giới đang nghiên cứu về vấn đề này. Ở nước ta cho đến nay rất ít công trình nghiên cứu kỹ lưỡng, theo dõi lâu dài, với số lượng lớn bệnh nhân viêm gan virus C được điều trị bằng Peginterferon alfa - 2a và Peginterferon alfa - 2b kết hợp với Ribavirin (bởi một trong những nguyên nhân có lẽ do chi phí điều trị quá cao).
    Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu kết quả điều trị của hai phác đồ Peginterferon alfa - 2a kết hợp Ribavirin và Peginterferon alfa - 2b kết hợp Ribavirin trong điều trị bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính’’ với 3 mục tiêu chính sau:
    1. Đánh giá kết quả hai phác đồ Peginterferon alfa - 2a kết hợp Ribavirin và Peginterferon alfa - 2b kết hợp Ribavirin trong điều trị bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính.
    2. Đánh giá các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
    3. Nhận xét tác dụng không mong muốn của hai phác đồ điều trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...