Đồ Án Nghiên cứu kết cấu, xây dựng quy trình sữa chữa và thử nghiệm một số thiết bị điện điều khiển trên đ

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/9/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LờI NóI ĐầU

    Để đảm bảo vận chuyển khối lượng hàng hóa, hành khách lớn giữa các vùng miền của đất nước. Ngành đường sắt đang phát triển thành một ngành vận tải quan trọng của Việt nam. Đầu máyĐổi mới (D19E) là sức kéo mới của ngành đường sắt được nhập năm 2002, do Trung quốc lắp ráp chế tạo, nó đang làmột trong những loại đầu máy có công suất lớn nhất Việt nam hiện nay. Với công suất 1970 CV, đầu máy Đổi mới(D19E) sử dụng kiểu truyền động điện hỗn hợp AC/DC. Động cơ diesel cũng như các mạch điện điều khiển khác của đầu máy Đổi mới hoạt động với sự trợ giúp của máy tính, bởi vậy đạt được độ chính xác, hiệu quả với sự an toàn cao. Việc sử dụng đầu máy đầu máy Đổi mới(D19E) hơn 7 năm qua, từ nguyên lý cấu tạo của các thiết bị điện lắp trên đầu máy, cùng kinh nghiệm khai thác các thiết bị đó. Chúng ta thấy đầu máy Đổi mới(D19E) có nhiều ưu điểm, tuy giá rẻ nhưng có độ tin cậy cao, phù hợp với khả năng và điều kiện khai thác ở nước ta. Đến nay chúng ta đã sử dụng 60 đầu máy Đổi mới(D19E) trên đường sắt Việt nam, và sắp tới với sự tiếp tục chuyển giao công nghệ của nhà máy chế tạo đầu máy Tư dương (Trung Quốc) cho nhà máy xe lửa Gia Lâm, số lượng loại đầu máy này chắc sẽ càng tăng thêm. Hiện nay đầu máy Đổi mới(D19E) là sức kéo chính trên tuyến đường sắt Bắc-Nam, và là chủ lực của hai xí nghiệp đầu máy Hà nội, Sài gòn.
    Với số lượng cùng vai trò của đầu máy Đổi mới(D19E) trên đường sắt Việt nam. Với tinh thần tự lực tự cường mong muốn chăm lo bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy tốt, đáp ứng đủ đầu máy phục vụ vận tải trong khi khả năng mua sắm phụ tùng vật tư thay thế hiện nay còn khó khăn. Để nghiên cứu về kết cấu, và xây dựng qui trình sữa chữa các chi tiết trên đầu máy, tôi được nhận nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp với đề tài “ Nghiên cứu kết cấu, xây dựng quy trình sữa chữa và thử nghiệm một số thiết bị điện điều khiển trên đầu máy D19E ”
    Sau 5 năm học trường Đại học giao thông vận tải, được các thầy cô giáo bộ môn Đầu máy- toa xe, đặc biệt là thầy Đỗ Việt Dũng giúp đỡ chỉ dạy nhiều. Nhưng do năng lực còn yếu cùng thời gian eo hẹp nên chắc chắn đề tài của tôi còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được các thầy cô và các bạn đồng nghiệp chỉ bảo thêm cho tôi để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...