Tiểu Luận Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀITrong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định một phần cũng bởi sự phát triển ổn định của ngành nông nghiệp vốn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP của cả nước. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tận dụng ưu thế và tiềm năng đất đai của từng vùng đã làm cho bức tranh nền nông nghiệp có thêm những nét mới với việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh tập trung tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Sự phát triển nhu cầu tiêu dùng cũng đồng nghĩa với đòi hỏi cao về chất lượng, đa dạng chủng loại. Vì vậy phát triển những sản phẩm đặc sản có chất lượng cao đang là một trong những hướng phát triển bền vững cho nền nông nghiệp Việt Nam. Một nghịch lý đang tồn tại hiện nay đó là nhu cầu thị trường về những sản phẩm đặc sản như: vải Thanh Hà, bưởi Phúc Trạch, Nhãn Lồng Hưng Yên ngày càng tăng. Trong khi đó người nông dân đang đứng trước những khó khăn về tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
    Hưng Yên được coi là quê hương xứ sở của các giống Nhãn Lồng. Cây nhãn đã mang lại nguồn sản phẩm có giá trị kinh tế lớn cho người trồng và tạo ra môi trường sinh thái trong lành quanh năm. Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ với lợi thế thuộc vùng phù sa sông Hồng, sông Luộc rất thích hợp cho phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhất là Nhãn Lồng Phố Hiến đã nổi tiếng từ thế kỷ 17. Quả nhãn nơi đây rất to, cùi dầy, trong, da láng ăn ngọt như đường phèn hương vị dịu thơm mà không một vùng nào sánh được. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”[39]. Quả nhãn có thể dùng cho ăn tươi, làm đồ hộp, sấy khô làm long đều là những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Các sản phẩm từ nhãn còn làm thuốc quý trong đông y như long nhãn, hạt nhãn, vỏ quả. Long nhãn làm thuốc bổ điều trị suy nhược thần kinh, chứng sút kém trí nhớ, mất ngủ hay hoảng hốt [17]. Nhiều tài liệu cho rằng đây là nơi xuất xứ của Nhãn Lồng nhất là Nhãn Lồng tiến vua và nổi danh khắp nước cũng nhờ cây nhãn. Nhãn ngon từ Hưng Yên đi khắp nơi trong nước và cả nước ngoài nên có câu ca:
    Dù ai buôn bắc bán đông
    Đố ai quên được Nhãn Lồng Hưng Yên
    Qua khảo sát đánh giá của các cơ quan chuyên môn cho thấy trong tổng số trên 7.500 ha nhãn của Hưng Yên có 5.500 ha Nhãn Lồng đặc sản chất lượng cao [34]. Được mùa nhãn cả tỉnh thu ước từ 150 đến 300 tỷ đồng [39] nhãn được trồng rải rác khắp nơi trong tỉnh, nhưng Nhãn Lồng chủ yếu được trồng ở thị xã; huyện Tiên Lữ, huyện Kim Động và huyện Khoái Châu chiếm đến 80% diện tích Nhãn Lồng cả tỉnh [38].
    Tháng 8/2006, nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn Lồng Hưng Yên” đã được đăng ký bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học công nghệ. Sản phẩm mang thương hiệu Nhãn Lồng Hưng Yên- hương vị tiến vua được xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn cần thiết gồm sản phẩm quả tươi, nhãn sấy long, đóng hộp [29]. Trong đó nhãn quả tươi có đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng với các loại vitamin, độ đường đạt trên 20%, tỉ lệ cùi trên 60%, chất lượng thơm ngon, giòn, trọng lượng trên dưới 70 quả/kg đối với Nhãn Lồng, nhãn đường phèn 90 quả/kg, về mẫu mã, quả có vỏ mỏng, màu sáng đẹp; với long nhãn, phải khô ráo, không dính tay, hình dạng tròn đều, dẻo, dai, màu vàng sáng như hổ phách, hương vị ngọt đậm thơm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...