Đồ Án Nghiên cứu Kainozoi bể trầm tích Cửu Long

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 2/4/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN-KINH TẾ - NHÂN VĂN KHU VỰC
    I. Đặc điểm địa lý tự nhiên
    1. Vị trí địa lý
    Bể trầm tích Cửu Long là một bể trầm tích trước Kainozoi nằm ở phía Đông Nam Việt Nam, trải dài từ vĩ độ 90 đến 110 Bắc với diện tích khoảng 150.000 km2 . Bể nằm trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục vồng ra về phía biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Bể Cửu Long được xem là bể trầm tích khép kín điển hình của Việt Nam. Tuy nhiên nếu tính theo đường đẳng dày trầm tích 1000m thì bể có xu hướng mở về phía Đông Bắc, phía biển Đông hiện tại. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn về phía Đông Nam bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat - Natura và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh. Bể bao gồm các lô 9, 15, 16, 17 và một phần các lô 1, 2, 25 và 31. Bể được bồi lấp chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên Kainozoi, chiều dày lớn nhất của chúng tại trung tâm bể có thể đạt tới 7 – 8 km.

    Vị trí bồn trũng cửu long
    2. Đặc điểm địa hình
    Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km với diện tích khoảng 360.000 km2 bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động của các nhánh sông Cửu Long (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó (đồng bằng phù sa ở rìa).
    Phần thượng châu thổ là một khu vực tương đối cao (2 – 4m so với mực nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn. Vào mùa mưa, chúng chìm sâu dưới nước, còn vào mùa khô chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn. Đây là vùng đất rộng, dân cư còn thưa, chưa đư ợc khai thác nhiều.
    Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng biển. Mực nước trong các cửa sông lên xuống rất nhanh. Các đồng bằng phù sa ở rìa tuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng sông Đồng Nai, đồng bằng Cà Mau).
    3. Đặc điểm khí hậu
    Vùng nghiên cứu nằm cách không xa so với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có khí hậu nhiệt đới ôn hoà do chịu ảnh hưởng của biển. Hàng năm có hai mùa: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình từ 25 đến 27 độ C, ít gió bão lớn, lượng mưa trung bình 1300mm - 1750mm. Độ ẩm bình quân cả năm là 80%. Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong mùa khô kéo dài là sự xâm nhập sâu vào đất liền của nước mặn làm tăng độ chua và chua mặn trong đất cũng như những tai biến do thời tiết, khí hậu đôi khi có thể xảy ra.
    Trong khu vực có gió thổi mạnh với tốc độ khoảng 35km/giờ, vào tháng 4 và tháng 10 là những tháng chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngoài khơi sóng nhỏ. Biển Vũng Tàu ít bão tố hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt cho thuyền bè.
    Chế độ thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều lên xuống, biên độ triều lớn nhất là 4 - 5 m. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ mặt nước khoảng 24 - 29 độ C, nhiệt độ đáy biển khoảng 20,5 – 220 C.


    Mục lục

    I. Đặc điểm địa lý tự nhiên 1
    1. Vị trí địa lý 1
    2. Đặc điểm địa hình 1
    3. Đặc điểm khí hậu 2
    II. Đặc điểm kinh tế-nhân văn 2
    1. Đặc điểm dân cư 2
    2. Giao thông vận tải 2
    2.1. Giao thông đường thủy 3
    2.2. Đường bộ 3
    2.3. Hàng không 3
    2.4. Nguồn điện 4
    3. Đặc điểm kinh tế 4
    3.1. Công nghiệp 5
    3.2. Nông, lâm, ngư nghiệp 5
    3.3. Du lịch 5
    3.4. Y tế 5
    3.5. Các dịch vụ khác 6
    4. Đời sống văn hóa xã hội 6
    III. Các yếu tố thuận lợi và khó khan đối với công tác TKTD dầu khí 6
    1. Thuận lợi 6
    2. Khó khăn 7
    CHƯƠNG II: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, TÌM KIẾM THĂN DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ 7
    I. Lịch sử nghiên cứu bể trầm tích Cửu Long 7
    1. Giai đoạn trước năm 1975 8
    2. Giai đoạn 1975-1979 9
    3. Giai đoạn 1980-1988 9
    4. Giai đoạn từ 1989 đến nay 10
    II. Lịch sử nghiên cứu lô 01/97 & 02/97 Đông Bắc bể Cửu Long 10
    CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG 16
    I. Địa tầng 16
    1. Đá móng trước Kainozoi 16
    2. Trầm tích Kainozoi 17
    2.1. Hệ Paleogen 17
    2.2. Hệ Neogen 21
    II. Kiến tạo bể trầm tích Cửu Long 22
    1. Kiến tạo khu vực 22
    2. Các đơn vị kiến tạo bể Cửu Long 23
    3. Hệ thống đứt gãy 24
    III. Lịch sử phát triển địa chất bể trầm tích Cửu Long 25
    1. Giai đoạn trước tách giãn 25
    2. Giai đoạn đồng tách giãn 26
    3. Giai đoạn sau tách giãn 27
    CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ 01/97 & 02/97 VÀ MỎ ĐN 27
    I. Vị trí địa lý lô 01/97 & 02/97 và mỏ ĐN 27
    II. Đặc điểm địa tầng của mỏ ĐN 28
    1. Đá móng trước Kainozoi 28
    2. Thống Oligocene dưới hệ tầng Trà Tân dưới (tập E) 29
    3. Thống Oligocene trên, hệ tầng Trà Tân giữa (tập D) 30
    4. Thống Oligocene trên, hệ tầng Trà Tân trên (tập C) 31
    5. Thống Miocene dưới, hệ tầng Bạch Hổ dưới (tập BI.1) 31
    6. Thống Miocen dưới hệ tầng Bạch Hổ trên (tập BI.2) 31
    7. Thống Miocene giữa, hệ tầng Côn Sơn dưới (tập BII.1) 32
    9. Thống Miocene giữa/Pliocen đến nay, hệ tầng Đồng Nai/Biên Hòa (tập BIII vàtập A) 32
    III. Đặc điểm cấu kiến tạo lô 01/97 & 02/97 32
    1. Vị trí kiến tạo 32
    CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG DẦU KHÍ MỎ ĐN 36
    I. Đá sinh 36
    II. Đá chắn 40
    III. Thời gian tạo dầu 41
    IV. Đá chứa 42
    1. Đá móng trước Kainozoi 42
    2. Đá chứa cát kết 43
    V. Dịch chuyển, tích tụ và yếu tố bảo tồn tích tụ 44
    VI. Đặc điểm bẫy chứa 45
    CHƯƠNG VI: PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ 49
    I. Phân cấp trữ lượng 49
    1. Mục đích của việc phân cấp trữ lượng 49
    2. Phân cấp trữ lượng dầu khí theo quan điểm của Nga, Tây Âu và Tập Đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam 49
    2.1. Phân cấp trữ lượng của Nga 50
    2.2. Phân cấp trữ lượng của Mỹ - Tây Âu 53
    2.3. Phân cấp trữ lượng của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam 59
    II. Các phương pháp tính trữ lượng dầu khí 63
    1. Phương pháp thể tích 63
    2. Phương pháp cân bằng vật chất 63
    3. Phương pháp biểu đồ thống kê 64
    CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ TRONG CÁC VỈA MIOCENE DƯỚI, MỎ X, LÔ 01/97 & 02/97, BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG 65
    I. Tính toán trữ lượng 65
    1. Phương pháp tính trữ lượng 65
    2. Cơ sở tài liệu 66
    II. Biện luận các tham số trong phương pháp thể tích 66
    1. Thể tích của đá chứa (BRV) 66
    Bảng: thể tích đá chứa vỉa BI.1.20 68
    2. Tỷ số chiều dày hiệu dụng 69
    3. Các tham số thạch học đá chứa 69
    3.1. Đánh giá hàm lượng sét 69
    3.2. Đánh giá độ rỗng 69
    3.3. Đánh giá độ bão hòa nước vỉa 71
    3.4. Biện luận ranh giới dầu nước 72
    3.5. Kết quả minh giải theo địa vật lý giếng khoan 72
    4. Hệ số thể tích của dầu 74
    III. Tính toán trữ lượng dầu tại chỗ cho vỉa BI.1.20 74
    1. Kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan 74
    2. Tính toán trữ lượng dầu tại chỗ cho vỉa BI.1.20 dựa theo mô phỏng Monte Carlo 75
     
Đang tải...