Tiến Sĩ Nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi Ficus ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC

    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    1.1. SƠ LƯỢC VỀ CHI SUNG (FICUS L.) 3
    1.2. CÁC NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CHI SUNG (FICUS L.) 5
    1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 5
    1.2.2. Các nghiên cứu trong nước 9
    1.3. CÂY GỪA F. MICROCARPA 10
    1.3.1. Mô tả, phân bố và sinh thái
    1.3.2. Công dụng và hoạt tính sinh học
    1.3.3. Thành phần các hợp chất trao đổi thứ cấp đã được nghiên cứu
    1.4. CÂY ĐA BÚP ĐỎ F. ELASTICA 25
    1.4.1. Mô tả, phân bố và sinh thái
    1.4.2. Công dụng, hoạt tính sinh học và thành phần hóa học
    1.5. CÂY ĐA LÔNG F. DRUPACEA 26
    1.5.1. Mô tả, phân bố và sinh thái
    1.5.2. Công dụng, hoạt tính sinh học và thành phần hóa học
    1.6. CÂY GÀO F. CALLOSA 26
    1.7. SỰ ÔXI HÓA VÀ GỐC TỰ DO 27
    1.7.1. Bản chất quá trình ôxi hóa
    1.7.2. Hệ thống các chất chống ôxi hóa của cơ thể
    1.8. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYM α-GLUCOSIDASE
    1.8.1. Bệnh tiểu đường
    1.8.2. Hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase
    1.9. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHỔ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN TRONG
    XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT TRAO ĐỔI THỨ
    CẤP

    CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1.1. Cây Gừa Ficus microcarpa
    2.1.2. Cây Đa búp đỏ Ficus elastica
    2.1.3. Cây Gào Ficus callosa
    2.1.4. Cây Đa lông Ficus drupacea
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.2.1. Phương pháp chiết xuất các hợp chất trao đổi thứ cấp
    2.2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất trao đổi thứ cấp
    2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất trao đổi thứ cấp
    2.2.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống ôxy hóa
    2.2.5. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng enzym α-glucosidase

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. KẾT QUẢ THU THẬP CÁC LOÀI FICUS
    3.2. KẾT QUẢ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT TRAO ĐỔI THỨ CẤP 64
    3.2.1. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất trao đổi thứ cấp từ cây
    Gừa F. microcarpa
    3.2.2. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất trao đổi thứ cấp từ cây Đa
    búp đỏ F. elastica
    3.2.3. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất trao đổi thứ cấp từ cây
    Gào F. callosa
    3.2.4. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất trao đổi thứ cấp từ cây Đa
    lông F. drupacea
    3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG ÔXI HÓA 84
    3.3.2. Kết quả đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa của các chất trao đổi thứ cấp từ
    cây Gừa F. microcarpa
    3.3.2. Kết quả đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa của các chất trao đổi thứ cấp từ
    cây Đa búp đỏ F. elastica
    3.3.3. Kết quả đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa của các chất trao đổi thứ cấp từ
    cây Gào F. callosa
    3.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG ENZYM α-GLUCOSIDASE 88
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ
    4.1. BÀN LUẬN XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT
    TRAO ĐỔI THỨ CẤP
    4.1.1. Bàn luận xác định cấu trúc hóa học các hợp chất trao đổi thứ cấp phân lập
    được từ cây Gừa F. microcarpa
    4.1.2. Bàn luận xác định cấu trúc hóa học các hợp chất trao đổi thứ cấp phân lập
    được từ cây Đa búp đỏ F. elastica
    4.1.3. Bàn luận xác định cấu trúc hóa học các hợp chất trao đổi thứ cấp phân lập
    được từ cây Gào F. callosa
    4.1.4. Bàn luận xác định cấu trúc hóa học các hợp chất trao đổi thứ cấp phân lập
    được từ cây Đa lông F. drupacea
    4.2. BÀN LUẬN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC 110
    4.2.1. Bàn luận kết quả đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa
    4.2.2. Bàn luận kết quả đánh giá hoạt tính kháng enzym α-glucosidase

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    DANH MỤC CÁC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    LUẬN ÁN
    TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG ANH
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có tới 3/4
    diện tích của cả nước là rừng núi trùng điệp, địa hình chia cắt nên điều kiện khí hậu
    cũng rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu khá đặc trưng. Đất đai của cả nước đều
    thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm điển hình, rất phức tạp, rất đa dạng về loại hình, về
    phân bố và về chất lượng. Những yếu tố đó tạo nên những điều kiện sinh thái,
    những thảm thực vật nhiệt đới rậm, ẩm, thường xanh, hoặc thưa, nửa rụng lá và cả
    các thảm thực vật mang tính cận nhiệt đới ở các khu vực núi cao . Theo ước tính,
    Việt Nam có khoảng gần 13000 loài thực vật bậc cao có mạch trong đó có khoảng
    hơn 4000 loài được sử dụng làm thuốc. Đa số các loài thực vật đó đều sống hoang
    dại. Một số cây thuốc quý được nhập trồng phổ biến ở nhiều địa phương như bạc
    hà, bạch chỉ, bạch truật, đương quy, huyền sâm, ngưu tất, vân mộc hương, xuyên
    khung . cũng trở nên quen thuộc.
    Ngoài sự phong phú về thành phần chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam
    còn có giá trị to lớn ở chỗ chúng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa
    nhiều chứng bệnh khác nhau. Các cây thuốc được sử dụng dưới hình thức độc vị
    hay phối hợp với nhau tạo nên các bài thuốc cổ phương, còn tồn tại và thịnh hành
    đến ngày nay. Ngoài ra, hàng trăm cây thuốc đã được khoa học y - dược hiện đại
    chứng minh về giá trị chữa bệnh của chúng. Nhiều loại thuốc được chiết xuất từ
    dược liệu Việt Nam như rutin, D-strophantin, berberin, palmatin, Ltetrahydropalmatin,
    artermisinin, các sản phẩm từ tinh dầu đã được sử dụng rộng rãi
    trong nước và xuất khẩu. Xu hướng đi sâu nghiên cứu xác minh Y học cổ truyền và
    tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược liệu
    ngày càng được thế giới quan tâm.
    Việc sử dụng các hợp chất thiên nhiên và các sản phẩm có nguồn gốc thiên
    nhiên làm dược phẩm chữa bệnh đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các
    nhà khoa học cũng như cộng đồng bởi ưu điểm của chúng là độc tính thấp, dễ hấp
    thu và chuyển hóa trong cơ thể hơn so với các dược phẩm tổng hợp.


    Mặc dù Ficus là một chi lớn, được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm
    nghiên cứu và thể hiện nhiều hoạt tính sinh học quý báu, nhưng ở nước ta, vẫn chưa
    có nhiều nghiên cứu mang tính hệ thống để tạo ra cơ sở khoa học phục vụ lâu dài.
    Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu hoạt tính sinh
    học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi Ficus ở Việt Nam", với mục
    tiêu và nội dung nghiên cứu sau:
    Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Nghiên cứu được thành phần các hợp chất trao đổi thứ cấp theo định hướng
    hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Sung (Ficus L.).
    3. Đánh giá được hoạt tính sinh học (secondary bioassay) của các hợp chất đã
    phân lập được nhằm tìm kiếm các dược chất có triển vọng.
    Nội dung nghiên cứu:
    1. Thu thập mẫu lượng lớn 04 loài Ficus là: F. callosa, F. elastica, F. drupacea và
    F. microcarpa để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
    2. Nghiên cứu phân lập các hợp chất trao đổi thứ cấp theo định hướng hoạt tính
    sinh học của các loài F. callosa, F. elastica, F. drupacea và F. microcarpa sử
    dụng các phương pháp sắc ký.
    3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng các phương
    pháp phổ
    4. Đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa (phương pháp ORAC) và hoạt tính ức chế
    enzym α-glucosidase của các hợp chất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...