Luận Văn Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và kháng ung thư của loài Tầm gửi năm nhị

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến TS. Phạm Văn Ngọt, ThS. Nguyễn Hoàng Hạt người đã hết lòng chỉ dẫn tận tình, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong phòng thí nghiệm Di truyền – Thực vật và phòng thí nghiệm Vi sinh - Sinh hóa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
    Tôi xin gửi lời cảm ơn cô Trần Thị Minh Định - phòng thí nghiệm Vi sinh - Sinh hóa, anh Hoàng Văn Tới đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.
    Tôi xin chân thành cảm ơn Trường, các thầy cô trong Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có thể thực hiện khóa luận này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn lớp sinh K33 đã động viên, giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành khóa luận.
    Con xin tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ và gia đình luôn là hậu phương vững chắc cho con trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
    Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011
    Sinh viên
    Phạm Xuân Bằng


    MỤC LỤC


    Trang
    LỜI CẢM ƠN I
    MỤC LỤC II
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT III
    DANH MỤC CÁC BẢNG IV
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ V
    MỞ ĐẦU 9
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ 9
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 10
    III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 10
    IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 10
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
    1.1. Những nghiên cứu về họ Tầm gửi (Loranthaceae). 12
    1.2. Những nghiên cứu về loài Tầm gửi năm nhị 16
    1.2.1. Vị trí phân loại 16
    1.2.2. Đặc điểm loài nghiên cứu. 17
    1.2.3. Sinh thái và phân bố. 17
    1.2.4. Giá trị 18
    1.3. Những nghiên cứu về hình thái, sinh lý, sinh hoá của loài TGNN 18
    1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới 18
    1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 19
    1.4. Các cây chủ. 20
    1.4.1. Mít 20
    1.4.2. Xoài 21
    1.4.3. Dâu tằm 21
    1.4.4. Sao đen. 22
    1.4.5. Tràm liễu. 23
    1.4.6. Bàng. 24
    1.4.7. Sứ. 25
    1.4.8. Sung. 26
    1.4.9. Xoan. 27
    1.4.10. Trứng cá. 27
    Chương 2. ĐỊA ĐIỂM THU MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    2.1. Thời gian nghiên cứu và địa điểm thu mẫu. 29
    2.1.1. Thời gian nghiên cứu. 29
    2.1.2. Địa điểm thu mẫu. 29
    2.2. Phương pháp nghiên cứu. 30
    2.2.1. Phương pháp thu mẫu. 30
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái, giải phẫu lá. 30
    2.2.3. Phương pháp điều chế mẫu thử hoạt tính. 31
    2.2.4. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn của nước sắc. 32
    2.2.5. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cao khô. 35
    2.2.6. Phương pháp xử lí số liệu. 38
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 40
    3.1. Hình thái và kích thước lá TGNN 40
    3.1.1. Hình thái lá. 40
    3.1.2. Kích thước lá. 45
    3.2. Giải phẫu lá TGNN 46
    3.3. Hoạt tính kháng khuẩn. 52
    3.4. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư. 57
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
    I. KẾT LUẬN 62
    II. KIẾN NGHỊ 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
    PHỤ LỤC





    CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]TGNN[/TD]
    [TD]Tầm gửi năm nhị[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TB[/TD]
    [TD]Trung bình[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ĐLC[/TD]
    [TD]Độ lệch chuẩn[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Trang
    Bảng 2.1. Kí hiệu các mẫu cao Tầm gửi năm nhị 32
    Bảng 3.1. Các chỉ số kích thước lá TGNN kí sinh trên 10 cây chủ . 45
    Bảng 3.2. Độ dày các lớp tế bào lá TGNN kí sinh trên 10 loại cây trồng (µm). 46
    Bảng 3.3. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các mẫu thử (n = 3). 52
    Bảng 3.4. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela ở nồng độ 1000 µg/ml của các mẫu thử. 56
    Bảng 3.5. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư phổi NCI – H460 ở nồng độ 1000µg/ml của các mẫu thử. 57
    Bảng 3.6. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư phổi NCI – H460 ở nồng độ 100 µg/ml của các mẫu thử. 58
    Bảng 3.7. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư vú MCF – 7 ở nồng độ 1000 µg/ml của các mẫu thử. 59
    Bảng 3.8. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư vú MCF – 7 ở nồng độ 100µg/ml của các mẫu thử. 60

    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

    Trang
    Hình 1.1. Sự phân bố của Tầm gửi trên thế giới 12
    Hình 1.2. Cấu tạo hoá học của quercitrin và querceti 19
    Hình 1.3. Cấu trúc hợp chất MM1. 19
    Hình 1.4. Cấu trúc hợp chất MM2. 19
    Hình 1.5. TGNN kí sinh trên cây Mít 20
    Hình 1.6. TGNN kí sinh trên cây Xoài 21
    Hình 1.7. TGNN kí sinh trên cây Dâu tằm 22
    Hình 1.8. TGNN kí sinh trên cây Sao đen. 23
    Hình 1.9. TGNN kí sinh trên cây Tràm Liễu. 24
    Hình 1.10. TGNN kí sinh trên cây Bàng. 25
    Hình 1.12. TGNN kí sinh trên cây Sứ. 25
    Hình 1.11. TGNN kí sinh trên cây Sung. 26
    Hình 1.13. TGNN kí sinh trên cây Xoan. 27
    Hình 1.14. TGNN kí sinh trên cây Trứng cá. 28
    Hình 2.1. Bản đồ tự nhiên Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 29
    Hình 2.2. Vị trí thu hái lá trên cành. 31
    Hình 2.3. Vị trí đo kích thước (A) và cắt giải phẫu lá (B). 31
    Hình 2.4. Vị trí đục lỗ thạch và vòng vô khuẩn. 34
    Hình 3.1. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Mít 39
    Hình 3.2. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Dâu tằm 40
    Hình 3.3. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Xoài 40
    Hình 3.4. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Sao đen. 41
    Hình 3.5. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Tràm liễu. 41
    Hình 3.6. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Bàng. 42
    Hình 3.7. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Sứ. 42
    Hình 3.8. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Sung. 43
    Hình 3.9. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Xoan. 43
    Hình 3.10. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Trứng cá. 44
    Hình 3.11. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Mít (x 100). 47
    Hình 3.12. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Dâu tằm (x 100). 47
    Hình 3.13. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Xoài (x 100). 48
    Hình 3.14. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Sao đen (x 100). 48
    Hình 3.15. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Tràm liễu (x 100). 48
    Hình 3.16. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Bàng (x 100). 49
    Hình 3.17. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Sứ (x 100). 49
    Hình 3.18. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Sung (x 100). 49
    Hình 3.19. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Xoan (x 100). 50
    Hình 3.20. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Trứng cá (x 100). 50
    Hình 3.21. Kết quả hoạt tính kháng Bacillus subtilis của các mẫu thử (26/12/2010) 53
    Hình 3.22. Kết quả hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của các mẫu thử (26/12/2010) 54
    Hình 3.23. Kết quả hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa của các mẫu thử (25/01/2011) 55
    Hình 3.24. Kết quả hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela sau 48 giờ cảm ứng mẫu thử (10/03/2011). 56
    Hình 3.25. Kết quả hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư phổi: NCI – H460 sau 48 giờ cảm ứng mẫu thử ở nồng độ 1000µg/ml (19/03/2011). 57
    Hình 3.26. Kết quả hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư phổi: NCI – H460 sau 48 giờ cảm ứng mẫu thử ở nồng độ 100 µg/ml (07/04/2011). 58
    Hình 3.27. Kết quả hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư vú: MCF – 7 sau 48 giờ cảm ứng mẫu thử ở nồng độ 1000 µg/ml (19/03/2011). 59
    Hình 3.28. Kết quả hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư vú: MCF – 7 sau 48 giờ cảm ứng mẫu thử ở nồng độ 100µg/ml (07/04/2011). 60
    Biểu đồ 3.1. So sánh sự khác nhau về độ dày trung bình của lá TGNN ký sinh trên các loài cây chủ khác nhau 50




    MỞ ĐẦU

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tầm gửi (còn gọi Chùm gửi, Tầm gởi, Chùm gởi) là tên gọi chỉ các loài thực vật kí sinh hay bán kí sinh trên một hay một số loài cây khác nhau ở những vùng ôn đới, nhiệt đới thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) [5]. Có ý kiến cho rằng, Tầm gửi là loài sống bám và là loài không mong muốn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, từ nhiều thế kỷ trước, Tầm gửi đã được dùng để chữa tai biến mạch máu, đau đầu và một số bệnh khác. Ngoài ra, Tầm gửi còn được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để trị bệnh ung thư [6][21].
    Mới đây trên báo Tuổi trẻ có bài viết “Hái tiền trên cây Gạo” (Thứ Tư, 13/04/2011, 14:04 (GMT+7), viết về những nông dân ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ bỗng dưng kiếm được hàng trăm triệu đồng nhờ bán một loại tầm gửi mọc trên thân cây Gạo được cho là để chữa bệnh. Bài báo cũng dẫn lời Bác sĩ Trần Xuân Trường, chuyên khoa y học dân tộc Trạm y tế Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ: “Theo nhiều sách về y học dân gian, một số loại cây Tầm gửi có tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng như một vị thuốc nam. Người dân thường dùng trong các trường hợp bị cao huyết áp, lở ngứa . và các bệnh hậu sản của phụ nữ”. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào về loài Tầm gửi này.
    Một số loài Tầm gửi như loài Tang kí sinh (Loranthus parasiticus (L.) Merr.) kí sinh trên cây Dâu tằm (Morus alba (L.)) đã được dùng làm thuốc từ xa xưa với cái tên “Cây thần kỳ”. Trong thần thoại cổ của dân tộc Đức người ta gọi Tầm gửi là “Cành chữa bệnh”. Ở châu Âu đã dùng liềm bằng vàng để cắt Tầm gửi chế tạo “Nước uống thần kỳ”. Đầu thế kỷ 20, bác sĩ người Pháp Rone Gothiê nhận thấy nước ép lá Tầm gửi có tác dụng chữa bệnh tim mạch (giai đoạn đầu). Năm 1920 nhà triết học Đức, Ruđônphơ Stâyne đã đề nghị dùng nước ép Tầm gửi để chữa bệnh ung thư nhưng chưa được công nhận. Hiện nay, Tang kí sinh mới chỉ được dùng làm nguyên liệu cho các chế phẩm của công ty Bảo Long và các phòng mạch của công ty. Trong đó, Trà Takysi BL là một mặt hàng mới đang ở thời gian thử nghiệm. Tổng giám đốc công ty Đông dược Bảo Long - Nguyễn Hữu Khai đã làm chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp chủ động Tang kí sinh thật” và loài này đã được công ty trồng ở Hà Tây để cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty [35].
    Đối với loài Tầm gửi năm nhị (TGNN) (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) trong dân gian thường dùng lá phối hợp với lá chè nấu nước uống trị ho. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá giã đắp trị chỗ đau và loét [32]. Ở Java thuộc Indonesia người ta còn sử dụng TGNN để trị bệnh ung thư [29]. Vì vậy, đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm hình thái giải phẫu lá, hoạt tính kháng khuẩn và kháng ung thư của loài TGNN (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) kí sinh trên một số loài cây chủ khác nhau.
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    Tìm hiểu một số đặc điểm hình thái giải phẫu lá, khả năng kháng khuẩn, kháng ung thư của loài TGNN (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) nhằm cung cấp những dẫn liệu về loài này cho những nghiên cứu tiếp theo.
    III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    Nghiên cứu về hình thái, giải phẫu lá của loài TGNN kí sinh ở 10 loài cây chủ khác nhau ở Quận Thủ Đức TP HCM: Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Xoài (Mangifera indica L.), Dâu tằm (Morus alba L.), Sao (Hopea odorata Roxb.), Tràm liễu (Callistemon citrinus (Curtis) Skeels.), Bàng (Terminalia catappa L.), Sứ (Plumeria rubra L.), Sung (Ficus racemosa L.), Xoan (Melia azedarach L.), Trứng cá (Muntingia calabura L.).
    Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài bước đầu tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng ung thư của loài TGNN kí sinh trên vài cây chủ.
    IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    - Nghiên cứu hình thái, giải phẫu lá loài TGNN kí sinh ở 10 loài cây chủ.
    - Thử hoạt tính kháng khuẩn trên nước sắc li trích từ loài TGNN kí sinh ở 10 loài cây chủ: Mít, Xoài, Dâu tằm, Sao đen, Tràm Liễu, Bàng, Sứ, Sung, Xoan, Trứng cá.
    - Thử hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư cổ tử cung trên năm mẫu cao khô li trích từ TGNN kí sinh ở 05 loài cây chủ Mít, Xoài, Dâu tằm, Sao đen, Tràm Liễu.
    - Thử hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư phổi và tế bào ung thư vú trên ba mẫu cao khô li trích từ TGNN kí sinh trên 03 loài cây chủ Mít, Xoài, Dâu tằm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...