MỞ ĐẦU Từ các kết quả khảo sát địa chất đã cho thấy ở Việt Nam có một lượng than bùn rất dồi dào, được phân bố hầu như khắp các tỉnh trong cả nước. Riêng ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng đã có hàng chục mỏ than bùn được thăm dò, điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng và bước đầu được khai thác sử dụng. Với đặc điểm chứa nhiều nhóm chức có khả năng phản ứng cao, hơn nữa lại có nhiều trong than bùn nên axit humic ngày càng được chú ý, đặc biệt là khả năng hấp phụ trao đổi cation kim loại. Than bùn sau khi đã chiết tách axit humic thì gần như mất hẳn khả năng trao đổi cation. Ngược lại, axit humic sau khi được hoà tan ra dưới dạng muối humat natri, kết tủa trở lại bằng dung dịch axit vẫn thể hiện tính trao đổi cation mạnh của nó. Ở nước ta than bùn thường được dùng nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp như làm phân bón, bước đầu sử dụng axit humic chiết tách từ than bùn làm chất kích thích sinh trưởng. Việc nghiên cứu ứng dụng chúng trong lĩnh vực công nghiệp như sản xuất ắc quy, chế tạo dung dịch khoan, vật liệu hấp phụ các kim loại nặng nhằm xử lý ô nhiễm môi trường, làm giàu và tách các kim loại đất hiếm và phóng xạ đang còn rất hạn chế. Gần đây, trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng này của axit humic tách từ than bùn, như kết tủa các ion thori (V) và chì (II) của Phan Văn Tình, Lưu Minh Đại; khả năng tách các ion coban (II), mangan (II) và uran (IV) của Bùi Duy Cam, Phạm Văn Tình .Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu hoạt hóa than bùn Liên Chiểu – Đà Nẵng bằng axit HCl và ứng dụng làm vật liệu hấp phụ ion Zn2+ trong dung dịch nước ” không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà còn mở ra một khả năng ứng dụng lớn đối với tài nguyên than bùn dồi dào trong nước hiện có. Cấu trúc của đề tài bao gồm các phần sau: Lời nói đầu 1 trang (trang 1) Chương 1: Tổng quan tài liệu 26 trang ( 2 -27) Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 7 trang (28-34) Chương 3: Kết quả và bàn luận 21 trang (35-55)