Luận Văn Nghiên cứu hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại Việt nam từ cuộc khủng hoảng

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại Việt nam từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản
    CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ THN TRƯỜNG BẤT ĐỘNG
    SẢN VÀ TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN
    1.1. Bất động sản và thị trường bất động sản
    1.1.1 Bất động sản
    1.1.1.1 Khái niệm
    Theo quy định của Luật dân sự sửa đổi số 33/2005/QH11, Quốc hội khóa
    XI, kỳ họp thứ 7 thì bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình
    xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây
    dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy
    định.
    Như vậy, theo quy định này thì bất động sản có các đặc điểm sau:
    - Bất động sản là tài sản không di động được, trong đó bất động sản điển
    hình nhất là đất đai, nhà ở. Mặt khác do đặc điểm không di động được, nên vị trí
    bất động sản ở thành phố hay ở nông thôn, ở khu vực trung tâm hay ở khu vực xa
    trung tâm . đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định giá bất động sản. Cùng
    một mảnh đất diện tích như nhau, nhưng ở vị trí khác nhau thì giá bất động sản
    cũng khác nhau.
    - Các công trình xây dựng, tài sản khác nếu như không gắn liền với đất đai,
    nhà ở thì không thể xem là bất động sản, nhưng khi gắn với đất đai, nhà ở thì được
    xem là bất động sản.
    Như vậy bất động sản là yếu tố vật chất có ích cho con người, là tài nguyên
    của quốc gia và có tính lâu bền thể hiện rõ trong quá trình sử dụng đất đai bởi đất
    đai không bị hao mòn. Mặt khác, đối với bất động sản là hàng hoá còn có thể giao
    dịch trên thị trường và mang lại giá trị tăng thêm cho nền kinh tế thông qua việc
    chuyển từ giá trị hiện vật sang tiền tệ.
    Tuy nhiên, với tính chất không di động được, và có tính khan hiếm không
    thể tăng thêm dù dân số tăng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tổng cung bất
    động sản trong tương lai luôn thấp hơn so với tổng nhu cầu bất động sản xét về dài
    hạn.
    2
    1.1.1.2 Phân loại
    Căn cứ theo khái niệm trên, Bất động sản có thể chia thành 3 loại sau:
    Bất động sản có đầu tư xây dựng gồm: bất động sản nhà ở, bất động sản
    văn phòng, nhà xưởng và công trình thương mại dịch vụ, bất động sản hạ tầng (hạ
    tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) . Trong bất động sản có đầu tư xây dựng thì nhóm
    bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm
    bất động sản cơ bản, chiếm tỷ trọng rất lớn, có tính chất phức tạp và chịu ảnh
    hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhóm này chiếm đa số trong các
    giao dịch trên thị trường bất động sản ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới.
    Bất động sản không đầu tư xây dựng: bất động sản thuộc loại này chủ yếu
    là đất nông nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp,
    đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng .
    Bất động sản đặc biệt: là những bất động sản như các công trình bảo tồn
    quốc gia, di sản văn hoá vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang .
    1.1.1.3 Các nhân tố tác động đến giá trị bất động sản
    Giá cả bất động sản tuỳ thuộc một phần lớn vào quan hệ cung cầu trên thị
    trường. Khi cầu lớn hơn cung, giá bất động sản thường bị đNy cao lên; ngược lại,
    khi cầu thấp hơn cung, giá bất động sản có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, giá
    cả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như những yếu tố xuất phát từ những
    khuyết tật của thị trường như độc quyền, đầu cơ, sự can thiệp của Nhà nước như
    đầu tư của Nhà nước vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng khu dân cư như đường giao
    thông, cấp và thoát nước, cấp điện .; tăng hoặc miễn giảm thuế cho các doanh
    nghiệp kinh doanh địa ốc, áp dụng việc bán đấu giá tài sản bất động sản thuộc sở
    hữu Nhà nước, chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp .; có những yếu tố bắt
    nguồn từ tâm lý, thói quen của người dân như không muốn bán nhà đất do cha ông
    để lại, hoặc không thích ở nhà chung cư . Có 3 nhóm nhân tố tác động ảnh hưởng
    đến giá bất động sản nói riêng cũng như đối với bất động sản nói chung:
    1.1.1.3.1 Các yếu tố có mối liên hệ trực tiếp với bất động sản:
    - Các yếu tố tự nhiên:
    3
    * Vị trí bất động sản: Do bất động sản không di động được, nên vị trí bất
    động sản ở đâu, môi trường xung quanh thế nào, vị trí ở trung tâm hay xa trung
    tâm, vị trí có thể dùng làm chỗ kinh doanh hay chỉ dùng để ở . là những yếu tố tác
    động trực tiếp đến giá trị bất động sản.
    * Diện tích, hình thể thửa đất hoặc lô đất: một diện tích đất tối ưu khi nó
    thoả mãn một loại nhu cầu cụ thể của đa số dân cư trong vùng.
    * Địa hình bất động sản toạ lạc và hình thức bên ngoài của bất động sản.
    - Các yếu tố kinh tế:
    * Khả năng mang lại thu nhập từ bất động sản: mức thu nhập hàng năm từ
    bất động sản mang lại sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị của bất động sản đó.
    Khi khả năng tạo ra thu nhập từ bất động sản càng cao thì giá chuyển nhượng của
    nó càng cao và ngược lại.
    * Những tiện nghi gắn liền với bất động sản: như hệ thống điện, nước, vệ
    sinh, điều hoà nhiệt độ, thông tin liên lạc. Hệ thống tiện nghi càng đầy đủ và chất
    lượng càng tốt thì càng làm cho giá trị bất động sản càng gia tăng.
    - Các yếu tố liên quan đến thị trường:
    * Tính hữu dụng của bất động sản: Bất động sản này có thể dể dàng cho
    thuê hoặc dùng mặt bằng để buôn bán
     
Đang tải...