Luận Văn Nghiên cứu hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động tài trợ cho nền kinh tế được tổ chức ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn với nhiều phương thức tài trợ đa dạng phong phú. Trong đó, hình thức tài trợ thông qua thị trường chứng khoán được đánh giá là kênh huy động vốn trực tiếp và thực sự hiệu quả cho nền kinh tế.
    Mục tiêu lớn nhất và cuối cùng của việc hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế một cách hữu hiệu nhất. Thông qua thị trường chứng khoán, các nguồn vốn trung và dài hạn được tập trung sử dụng cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là một xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế thị trường. Thị trường chứng khoán không những là kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế mà còn là công cụ hữu hiệu của Chính phủ điều hành vĩ mô nền kinh tế.
    Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, tập trung vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó tác động rất lớn đến môi trường đầu tư. Việt Nam với nền kinh tế thị trường và đang trong quá trình hội nhập kinh tế thới giới, đã hình thành cho mình một thị trường chứng khoán non trẻ, lịch sử với hơn 10 năm hoạt động (từ năm 2000 cho đến nay) cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong thành tựu kinh tế chung của đất nước.
    Trong khung khổ bài viết này chỉ xem xét và đánh giá về thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Phân tích Thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm mục đích tìm hiểu cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán, vai trò của thị trường đến nền kinh tế, nghiên cứu những hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán và cơ chế điều hành giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo thị trường phát triển và bền vững.




    ĐỀ TÀI:

    NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

    I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
    1. Giới thiệu về chứng khoán
    1.1 Khái niệm

    Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, gồm các loại sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán phái sinh.
    1.2 Vai trò của chứng khoán
    Chứng khoán là một công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường để tạo nên một lượng vốn tiền tệ khổng tồ tài trợ dài hạn cho các mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư của Nhà Nước và tư nhân.
    Chứng khoán là giấy tờ có giá trị kinh tế hay nói cách khác đó là công cụ tài chính có giá trị tương ứng như tiền mặt và được mua bán hoặc chuyển nhượng. Chứng khoán là một loại hàng hóa rất tiêu biểu trong cơ chế kinh tế thị trường tự do.
    1.3 Phân loại chứng khoán
    1.3.1 Căn cứ vào nội dung

    - Chứng khoán nợ: là loại chứng khoán do Nhà Nước hoặc các doanh nghiệp phát hành cần huy động vốn cho các mục đích tài trợ dài hạn. Điển hình là các loại trái phiếu.
    - Chứng khoán vốn: là giấy tờ chứng nhận sự góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần. Đó là các loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
    1.3.2 Căn cứ vào hình thức
    - Chứng khoán vô danh (bearer sercurities): trên các chứng nhận nợ hay góp vốn không có ghi tên người sở hữu. Loại chứng khoán này có thể dễ dàng mua bán hay chuyển đổi trên thị trường chứng khoán.
    - Chứng khoán ký danh (registered sercurities): là loại chứng khoán mà tên người sở hữu lưu giữ trong hồ sơ của chủ thể phát hành cũng như trên tờ giấy chứng khoán. Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán này có phần khó khăn hơn loại chứng khoán vô danh ngay khi có sự đồng ý của cơ quan phát hành ra nó.
    1.3.3 Căn cứ vào lợi tức chứng khoán
    - Chứng khoán có lợi tức ổn định: là loại chứng khoán mà người cầm giữ loại chứng khoán này được hưởng lợi tức ổn định theo tỷ lệ lãi suất tính trên mệnh giá chứng khoán. Điển hình là trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi.
    - Chứng khoán có lợi tức không ổn định: là loại chứng khoán mà các nhà đầu tư mong đợi 1 mức lợi tức cao hơn nhiều so với chứng khoán có lợi tức ổn định, lãi suất không được ghi trên chứng khoán. Các loại chứng khoán này thường mang tính chất rủi ro cao và không ổn định. Điển hình là cổ phiếu thường của công ty cổ phần.
    2 Giới thiệu về thị trường chứng khoán
    2.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
    Thị trường chứng khoán (TTCK) ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu. vào giữa TK 15, ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi mua bán các vật phẩm hàng hóa . Lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị trường”.
    Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 của gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ), tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một từ tiếng Pháp là Brouse tức là mậu dịch thị trường hay còn gọi là sở giao dịch.
    Vào năm 1547, thành phố ở Bruges (Bỉ) mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị lấp cát nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers (Bỉ), ở đây thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ XVI một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và thiết lập một mậu dịch thị trường tại London, nơi mà sau này được gọi là sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
    Sự phát triển của thị trường ngày càng mạnh cả về lượng và chất, với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau, vì vậy theo tính chất tự nhiên nó nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hóa, thị trường hối đoái đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó.
    Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây âu khác và Bắc mỹ.
    Các phương pháp giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Cho đến năm 1921, ở Mỹ, khu chợ ngoài trời được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập.
    Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán đã được cải tiến theo tốc độ.và khối lượng yêu cầu nhằm đêm lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch. Các sở giao dịch dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử.
    Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán thế giới trải qua một sự phát triển thăng trầm lúc lên lúc xuống. vào những năm 1875 – 1913, TTCK thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới lúc đó, nhưng rồi đến “ngày thứ năm đen tối”, tức ngày 29/10/1929, TTCK Tây Âu, Bắc âu và Nhật Bản đã khủng hoảng. mãi cho đến khi chiến trah thế giới kết thúc, các thị trường mới dần phục hồi và phát triển mạnh cho tới năm 1987, một lần nữa TTCK trên thế giới đêi đảo với “Ngày thứ hai đen tối”, do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm đương được yêu cầu của giao dịch, gây mất lòng tin và phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó cò nặng nề hơn cuộc khu3g hoảng năm 1929. Gần đây nhất, TTCK ở lãnh thổ Đông Á, Nga và một số thị trường ở Châu Mỹ đã rơi vào vòng xoáy của cơn lốc khủng hoảng tài chính tiền tệ, giảm lòng tin và có tính chất lây lan, tạo ra sự suy giảm ghê gớm chỉ số giá chứng khoán.
    Cho đến nay, các nước trên thế giới đã có khoảng trên 160 sở giao dịch chứng khoán phân tán trên khắp các châu lục, bao gồm cả các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 1960 – 1970 và những nước như Ba Lan, Hunggary, CH Séc, Nga, Trung Quốc vào những năm đầu 1990
    Quá trình hình thành và phát triển của TTCK thế giới cho thấy giai đoạn đầu thị trường phát triển một cách tự phát với sự tham gia của các nhà đầu cơ, dần dần mới có sự tham gia của công chúng đầu tư. Khi phát triển đến một mức độ nhất định, thị trường phát sinh trục trặc dẫn đến thành lập cơ quan quản lý nhà nước và và hình thành hệ thống pháp lý để điều chỉnh hoạt độngcủa thị trường. Kinh nghiệm cho thấy, phần lớn TTCK sau khi mới thành lập muốn hoạt động có hiệu quả, ổn định và phát triển vững chắc phải có sự chuẩn bị chu đáo mọi mặt về hàng hóa, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt là sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của nhà nước. Song cũng có một số TTCK có sự trục trặc ngay từ ban đầu như TTCK Thái Lan, Indonesia hoạt động trì trệ trong một thời gian dài do thiếu hàng hóa và do không được quan tâm đúng mức, TTCK hoạt động kém hiệu quả.
    2.2 Khái niệm thị trường chứng khoán
    TTCK là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp vốn từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
    TTCK là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh – hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền.
    TTCK là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế. Do đó, có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, TTCK là thị trường cao cấp nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch các sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc tính đó khiến cho TTCK là môi trường dễ xảy ra hoạt động kiếm lợi không chính đáng, thông qua các hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư; tổn thất cho thị trường và cho toàn bộ nền kinh tế.
    Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính chất phức tạp như vậy của TTCK, việc điều hành và giám sát thị trường là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả, công bằng lành mạnh trong hoạt động của thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, dung hòa lợi ích của các nhà đầu tư tham gia thị trường, tận dụng và duy trì các nguồn vốn để phát triển kinh tế. Mỗi thị trường có cơ chế giám sát thị trường riêng để giám sát thị trường riêng phù hợp với các tính chất và đặc điểm của riêng nó.
    2.3 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán
    Nhìn chung các tổ chức tham gia quản lý và giám sát thị trường gồm 2 nhóm: các cơ quan quản lý của Chính phủ và các tổ chức tự quản.
    2.3.1 Các cơ quan quản lý của Chính phủ
    Đây là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thị trường. Nhìn chung, các cơ quan quản lý thị trường của Chính Phủ chỉ thực hiện các chức năng quản lý chung chứ không điều hành và giám sát thị trường. Các cơ quan này có thẩm quyền ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động trên TTCK tạo nên cơ sở cho các tổ chức tự quản trực tiếp thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường của mình.
    + Ủy ban chứng khoán: là cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, với các chức năng sau:
    - Thực hiện các quy định ngành chứng khoán của Bộ tài chính, phối hợp với các tổ chức tự quản để điều hành và giám sát có hiệu quả hoạt động của TTCK.
    - Kiểm soát mọi vấn đề trong hoạt động của thị trưởng như đăng ký chứng khoán, giám sát các công ty niêm yết, phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận.
    - Quản lý trực tiếp các tổ chức tự quản, giám sát hoạt động của các tổ chức này, xử lý các vi phạm nếu các tổ chức tự quản không xử lý được.
    - Thanh tra đối với các cá nhân, tổ chức để bảo vệ lợi ích chung của công chúng trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...