Báo Cáo Nghiên cứu hoạt động chung của thư viện Đài tiếng nói Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Theo nghĩa thông thường, thông tin là điều hiểu biết về một sự vật, hiện tượng, sự kiện, quá trình hay một mối liên hệ nào đó thu nhận được qua quá trình khảo sát, đo lường, lý giải, nghiên cứu . Tóm lại, thông tin là tất cả những gì đem lại hiểu biết cho con người. Và thông tin đó chỉ đựơc hình thành trong quá trình hoạt động của con người.

    Bất kể một quốc gia, một đất nước hay một dân tộc nào muốn tồn tại và phát triển thì đều phải cần đến thông tin.

    Chúng ta đang sống trong một thời đại mà trình độ thông tin trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nền văn minh vật chất và tinh thần. Khác với các vật thể mang thông tin thường hiện hữu và tồn tại trong không gian cũng như thời gian, thông tin không có các đặc tính không gian, song lại tồn tại trong thời gian. Quá trình sao chép và nhân bản thông tin là nền tảng tạo nên cuộc sống, sự đa dạng và cả quá trình phát triển của nó. Thông tin xác định nhiều quá trình phát triển của các hệ thống trong xã hội.

    Khả năng tích luỹ và nhân lên của thông tin quyết định quá trình phát triển của vật chất sống và các hiện tượng kinh tế xung quanh ta. Thông tin thâm nhập vào thực tại của chúng ta và ảnh hưởng đến các đặc tính của các hệ thống trong xã hội, làm thay đổi trạng thái của chúng.

    Giá trị của thông tin được xác định bằng tổng các lợi ích vật chất và tinh thần mà thông tin đem lại cho chúng ta – những người sử dụng nó.
    Trên thực tế, thông tin cũng là một nguồn lực kinh tế, tương tự như sức lao động hay tài nguyên thiên nhiên. Thông tin có thể dùng để trao đổi, và cũng có nhu cầu mua bán thông tin. Nguồn thông tin ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong khi không cần tăng các nguồn lực truyền thống. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến con người, trình độ trí tuệ, tính chất hành vi kinh tế và xã hội của người đó, góp phần xúc tiến quá trình tái sản xuất, tiết kiệm thời gian sản xuất và lưu thông hàng hoá.




    Nghiên cứu hoạt động chung tại phòng Tư liệu – Thư viện Đài TNVN
    _______________________________________



    Nguồn thông tin chính là chìa khoá mở ra những cơ hội mới trong quá trình sản xuất.

    Thông tin chính xác, phù hợp và kịp thời giúp cho các công ty kinh doanh tiết kiệm thời gian và tiền bạc, giúp cho quá trình đưa ra quyết định được nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời đẩy nhanh việc triển khai ứng dụng những sáng kiến mới. Bên cạnh đó, thông tin còn giúp kiểm nghiệm các giải pháp và tránh được những công việc thừa, tăng hiệu quả và năng suất làm việc.

    Thông tin chính là nguồn lực phát triển và là nguồn tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia.

    Hiểu được tầm quan trọng của thông tin, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những đường lối chủ trương và chính sách để tạo điều kiện cho việc kiểm sóat và khai thác thông tin hiệu quả. Điều đó đã tạo tiền đề để các cơ quan thông tin - thư viện ra đời nhằm phục vụ và đáp ứng tối đa nhu cầu tin của xã hội. Các cơ quan thông tin - thư viện đã tạo thành một mạng lưới rộng khắp cả nước. Không chỉ dừng lại ở đó, hầu hết các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp đều có thư viện hoặc phòng thông tin tư liệu. Chính những thư viện này đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả lao động cũng như hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan đó.

    Với mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức bình thương, thông tin đã có ý nghĩa quan trọng. Với một cơ quan tuyên truyền tầm cỡ quốc gia như Đài tiếng nói Việt Nam thì thông tin càng có ý nghĩa quan trọng hơn gấp bội. Là tiếng nói của đất nước, và cũng là nơi phổ biến thông tin, việc nắm giữ và khai thác thông tin của Đài cần phải được kiểm duyệt kỹ càng.

    Thư viện Đài tiếng nói Việt Nam đã góp một phần không nhỏ vào quá trình thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, phát trên internet, phát thanh có hình và báo viết một cách tốt nhất.


    Nghiên cứu hoạt động chung tại phòng Tư liệu – Thư viện Đài TNVN _______________________________________

    Cùng với sự đi lên của Đài tiếng nói Việt Nam là sự hình thành và phát triển của thư viện Đài. Thư viện Đài tiếng nói Việt Nam là một thư viện rất khiêm tốn so với hệ thống các thư viện, nhưng nó góp đóng góp một phần quan trọng trong quá trình làm việc cũng như nhu cầu tin của các phóng viên, biên tập viên, của Đài.

    Song để hiểu rõ hơn về hoạt động thông tin - thư viện ở Đài tiếng nói Việt Nam và tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao hơn chất lượng , hiệu quả công việc này, em xin chọn đề tài : "Nghiên cứu hoạt động chung của thư viện Đài tiếng nói Việt Nam” với các mục tiêu sau:

    1 Tìm hiểu các khâu công tác từ bổ sung, xử lý, tổ chức kho và bảo quản vốn tài liệu đến khâu công tác phục vụ bạn đọc.

    2 Qua đó, đề xuất những giả pháp, cải thiện hợp lý sao cho thư viện Đài tiếng nói Việt Nam có thể làm tốt hơn nhiệm vụ và chức năng của mình.

    Mục đích nghiên cứu của đề tài:

    Tìm hiểu, đánh giá thực trạng vốn tài liệu của thư viện Đài thông qua các khâu công tác như bổ sung, xử lý, sắp xếp, phân loại tài liệu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các khâu công tác chuyên môn ngày một tốt hơn, đồng thời cũng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin.

    Đối tượng nghiên cứu:

    Nghiên cứu hoạt động chung của thư viện Đài tiếng nói Việt Nam.

    Phạm vi nghiên cứu:

    Phòng tư liệu thư viện Đài tiếng nói Việt Nam.

    Phương pháp nghiên cứu:

    Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu: thông qua các tài liệu về thư viện, về hoạt động của thư viện, đúc rút những thông tin quan trọng để phục vụ cho bài tiểu luận.


    Nghiên cứu hoạt động chung tại phòng Tư liệu – Thư viện Đài TNVN _______________________________________

    Phương pháp quan sát: trực tiếp thực hiện các hoạt động cảu thư viện, từ đó rút ra những quy luật.

    Khảo sát thực tế.

    Nghiên cứu tài liệu có liên quan.

    Trao đổi trực tiếp với cán bộ đang công tác tại Thư viện.

    Sau một thời gian dài thực tập và khảo sát tại thư viện Đài tiếng nói Việt Nam, qua tham khảo ý kiến của các cán bộ thư viện, kết hợp với kiến thức em đã học tập được tại trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, bài tiểu luận của em đã được hoàn thành. Bao gồm những phần sau:

    - Mục lục
    - Lời mở đầu
    - Nội dung: gồm 3 chương:

    Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM


    Chương 3: : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...