Luận Văn Nghiên cứu hoàn thiện theo thời kỳ các giải pháp kích thích đầu tư trong một số lĩnh vực hoạt động d

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dầu khí được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như
    Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị (khóa VI) đã vạch rõ: "Đất nước ta có nguồn
    tiềm năng dầu khí đáng kể ở thềm lục địa. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải
    tập trung cố gắng đến mức cao nhất để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng
    bước đưa dầu khí trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến
    lược phát triển kinh tế trong những thập kỷ tới".
    Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 9 và Đại hội 10 của Đảng cộng sản
    Việt Nam, ngành dầu khí Việt Nam phải tiếp tục phấn đấu để trở thành ngành
    kinh tế mũi nhọn, đồng bộ, hoàn chỉnh, ngang tầm với các nước trong khu vực.
    Việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải đi đôi với việc bảo vệ tài
    nguyên và an toàn môi trường dầu khí.
    Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, PetroVietnam tiếp tục tăng cường
    cùng các Bộ ngành liên quan kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dầu
    khí. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động dầu khí giai đoạn 2006 - 2025
    khoảng 28 tỷ USD, trong đó phải kêu gọi vốn từ nước ngoài khoảng 12 tỷ USD
    và trong những thập kỷ tiếp theo nhu cầu vốn đầu tư còn cao hơn.
    Trong bối cảnh đó, việc đòi hỏi cấp bách của thực tiễn sản xuất và sự quan
    tâm của lãnh đạo ngành, tác giả nghiên cứu đề tài luận án là: "Nghiên cứu hoàn
    thiện theo thời kỳ các giải pháp kích thích đầu tư trong một số lĩnh vực hoạt
    động dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam" làm luận án tiến sĩ kinh tế.
    2. mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp kích thích đầu tư cho một số lĩnh
    vực hoạt động dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam phù hợp với giai đoạn mới.
    Nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư để thúc đẩy phát triển
    mạnh mẽ trong hoạt động dầu khí đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.
    Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích và mục tiêu nêu trên nhiệm vụ
    nghiên cứu của luận án gồm có:
    2
    a. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn đầu tư, kích thích đầu tư trong hoạt
    động dầu khí qua từng thời kỳ nhằm làm rõ bản chất, đặc điểm và mối quan hệ
    giữa các phạm trù đầu tư, kích thích đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến kết
    quả hoạt động dầu khí trong các thời kỳ; đồng thời làm rõ kinh nghiệm của các
    nước trong lĩnh vực đầu tư vào hoạt động dầu khí.
    b. Tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá cơ chế, chính sách khuyến
    khích đầu tư trong hoạt động dầu khí của Việt Nam qua các thời kỳ nhằm làm
    rõ mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa kết quả đầu tư, các giải pháp
    khuyến khích đầu tư vào các hoạt động dầu khí trong từng giai đoạn phát triển
    của nền kinh tế vừa qua; làm rõ những bất cập của các giải pháp chính sách
    khuyến khích đầu tư hiện hành cho hoạt động dầu khí.
    c. Nêu rõ phương hướng phát triển, các thuận lợi và thách thức cũng như nhu
    cầu vốn đầu tư của ngành dầu khí nước ta trong giai đoạn tới đến năm 2025.
    d. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu 3 nhiệm vụ nêu trên, đề xuất các nội
    dung hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư cho một số lĩnh vực
    hoạt động dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a. Đối tượng nghiên cứu:
    ư Các cơ chế chính sách kích thích đầu tư đối với hoạt động dầu khí tại Việt
    Nam với điều kiện trước đây cũng như bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn
    cầu hóa hiện nay.
    ư Thực tiễn hoạt động dầu khí qua các thời kỳ từ trước đến nay và dự báo
    tương lai theo quy luật hoạt động dầu khí.
    ư Pháp luật về khuyến khích đầu tư ngoài nước và những điều ước quốc tế .
    b. Phạm vi nghiên cứu:
    Hoạt động dầu khí bao gồm các khâu tìm kiếm, thăm dò và khai thác
    (thượng nguồn). Việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí được triển khai ở nước
    ta hàng chục năm nay và đã có những kết quả tốt đẹp, có nhiều triển vọng và đang
    có những bước tiếp theo khẩn trương để hoàn thiện cả quá trình hoạt động dầu khí
    tiến đến lọc hóa dầu (hạ nguồn). Để đưa nhanh quan điểm, đường lối đổi mới của
    3
    Đảng và Nhà nước vào ngành dầu khí, việc nghiên cứu hoàn thiện cơ chế khuyến
    khích đầu tư toàn bộ hoạt động dầu khí là một vấn đề lớn. Trong luận án này, phạm
    vi nghiên cứu chỉ đề cập đến chính sách đầu tư và các vấn đề có liên quan trong lĩnh
    vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tức là liên quan đến thượng nguồn ở
    thềm lục địa Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các nội dung của luận án được nghiên cứu giải quyết trên cơ sở kết hợp
    nghiên cứu lý thuyết với khảo sát, phân tích, đánh giá thực tế thông qua sử dụng
    phương pháp tư duy lôgic và phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp quy
    nạp, so sánh có chứng minh bằng thực tiễn. Các phương pháp chuyên môn cụ thể
    được áp dụng trong luận án là: Phương pháp thống kê, so sánh, nghiên cứu hệ
    thống, phân tích kinh tế và các phương pháp khoa học khác.
    5. Điểm mới của luận án.
    a. Tổng quan tương đối toàn diện, sâu sắc trên các mặt về đầu tư trực tiếp
    nước ngoài (FDI) trên thế giới và Việt Nam, là hình thức đang được áp dụng
    phổ biến hiện nay trong ngành dầu khi trên thế giới cũng như ở nước ta.
    b. Tổng hợp được một cách tương đối đầy đủ, toàn diện cơ chế, chính sách
    khuyến khích đầu tư vào hoạt động dầu khí của các nước trên thế giới. Phân
    tích rõ điều kiện áp dụng và rút ra những bài học kinh nghiệm cần tham khảo
    cho Việt Nam.
    c. Đã tổng kết, phân tích tương đối sâu sắc, toàn diện tình hình đầu tư, kết
    quả kinh doanh và cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư cho dầu khí ở nước
    ta qua các thời kỳ từ trước đến nay, đặc biệt là mô hình của Vietsovpetro, làm
    cơ sở cho việc đề xuất và hoàn thiện các giải pháp kích thích đầu tư cho thời kỳ
    tiếp theo.
    d. Đã đề xuất hoàn thiện một số giải pháp kích thích đầu tư cho hoạt dộng
    thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, có giá trị tham khảo
    cho ngành dầu khí và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các giải pháp đã
    đề xuất phân tích rõ các giải pháp kích thích đầu tư và các giải pháp tăng
    cường quản lý đối với hoạt động dầu khí.
    4
    6. Luận điểm khoa học của luận án
    a. Các giải pháp kích thích đầu tư nói chung và đối với đầu tư cho dầu khí
    nói riêng (bao gồm mức độ và hình thức) tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế - xã
    hội và trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ.
    b. Quá trình hoạt động dầu khí gồm: tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai
    thác và dịch vụ dầu khí. Các loại hoạt động này có các đặc điểm, khó khăn,
    thuận lợi và mức độ rủi ro khác nhau ngay trong từng hoạt động dầu khí ở mỗi
    giai đoạn khác nhau, nên các giải pháp kích thích đầu tư đối với từng loại hoạt
    động đó cũng khác nhau và khác nhau cho từng giai đoạn, từng địa điểm.
    c. Hiệu quả hoạt động dầu khí của mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào trữ
    lượng tài nguyên; đặc điểm cấu tạo, vị trí của mỏ dầu khí, mức độ đầu tư công
    nghệ và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, nên các giải pháp kích thích đầu
    tư vào hoạt động này không thể nhất quán cho tất cả các mỏ dầu khí, các giai
    đoạn phát triển mà nó phải được hoàn thiện theo từng thời kỳ.
    d. Các khu vực, các mỏ dầu khí có sự khác nhau về trữ lượng, chất lượng tài
    nguyên, và có độ rủi ro trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác cung như sự khác
    nhau về tính phức tạp của điều kiện mỏ địa chất phức tạp, khác nhau về vị trí địa
    lý (vùng nước sâu, xa bờ, .) nên cần phải có cơ chế tài chính và chính sách kinh
    tế khác nhau nhằm thu hút vốn đầu tư đối với từng mỏ, từng khu vực.
    7. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu, làm rõ bản chất kích thích của đầu tư nói
    chung và mối quan hệ có tính thời kỳ giữa đầu tư và các giải pháp kích thích
    đầu tư trong hoạt động dầu khí ở Việt Nam là cơ sở khoa học quan trọng góp
    phần hoàn thiện phương pháp luận xây dựng cơ chế chính sách đầu tư nói
    chung và chính sách khuyến khích đầu tư đối với hoạt động dầu khí nói riêng.
    Nhờ đó nâng cao tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của cơ chế chính sách đầu tư.
    ý nghĩa thực tiễn:
    ư Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo đối với các cơ quan
    hoạch định chính sách đầu tư nói chung và chính sách đầu tư đối với hoạt động
    dầu khí Việt Nam nói riêng.
    5
    ư Các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy việc khuyến khích thu
    hút đầu tư trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần
    kích thích đầu tư trong hoạt động dầu khí, nâng cao hiệu quả kinh tế trong thu hút
    đầu tư vào hoạt động dầu khí, nhất là khâu đầu và thúc đẩy các hoạt động khâu
    sau là lọc hóa dầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...