Luận Văn Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giáo dục bậc tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    79 trang

    LỜI NÓI ĐẦU

    Giáo dục đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển kinh tế xã hội mỗi nước phụ thuộc vào sự phát triển của nền giáo dục và đào tạo. Nhận thực được tầm quan trọng đó qua các thời kì Đảng và nhà nước đã có những chính sách khuyến khích sự phát triển của giáo dục và đào tạo như phổ cập giáo dục toàn dân, khuyến khích mọi công dân đến trường, đầu tư hàng năm cho giáo dục ngày một tăng. . .

    Tuy nhiên giáo dục tiểu học với những đặc điểm riêng đòi hỏi phải có những tác động khéo léo, đúng phương hướng mới mong đem lại kết quả cao. Hiện nay chúng ta đã gần đạt được chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học nhưng chất lượng vẫn chưa thực sự được đảm bảo. Nguy cơ tụt hậu về giáo dục ngày một cao.

    Trước những thách thức to lớn đó đối với giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Những thông tin thống kê là hết sức cần thiết trong quản lí giáo dục-đào tạo để đưa ra những quyết sách hợp lí điều chỉnh, quản lí giáo dục.

    Là một quốc gia còn bị ảnh hưởng của tàn dư phong kiến và đang trong quá trình đổi mới. Việt Nam thực sự quan tâm đến việc phổ cập giáo dục toàn dân. Sự quan tâm đó được thể hiện ở chỗ nhà nước đã có nhiều chủ trương biện pháp đảm bảo quyền bình đẳng được học tập của mọi người dân trên khắp đất nước, tạo điều kiện được học tập cho những người ở vùng sâu vùng xa hay những người có điều kiện sống khó khăn . . .

    Trong thực tế nhiều năm qua Bộ Giáo dục & Đào tạo đã thực hiện công tác thống kê toàn ngành về giáo dục tiểu học và đã đạt được những thành công trong việc đề ra các chiến lược và mô tả được bức tranh toàn cảnh giáo dục bậc tiểu học. Tuy nhiên do xu thể phát triển của thời đại, hệ thống chỉ thiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học hiện nay không còn phù hợp với thực đế đang có nhiều thay đổi.


    Vì vậy em chọn đề tài:

    “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giáo dục bậc tiểu học”

    Làm nội dung nghiên cứu của luận văn

    Không kể phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung luận văn gồm 3 chương

    ã Ch¬ương I: Những vấn đề lí luận chung về xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học

    ã Ch¬ương II: Hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học

    ã Chương III: Một số kiến nghị để thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học đã hoàn thiện
























    CH¬ƯƠNG I

    NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ GIÁO DỤC

    BẬC TIỂU HỌC


    I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC

    1. Đặc điểm của giáo dục đào tạo bậc tiểu học.

    1.1. Tổng quan về quản lí hành chính và tổ chức hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay

    a) Quản lí hành chính giáo dục Việt Nam

    Giáo dục Việt Nam được quản lí theo các cấp từ trung ương đến địa phương, thống nhât với nhau theo ngành dọc. Quản lí hành chính được mô tả như sau.

























    Bộ giáo dục và đào tạo: là cơ quan trung ương giám sát các hoạt động giáo dục ở Việt Nam. Bộ quản lí nhà nước chịu trách nhiệm chung về việc lập chính sách, lập kế hoạch và xây dựng chương trình của ngành giáo dục. Các chức năng chính của Bộ gồm lập chính sách, thực thi và đánh giá kế hoạch giáo dục quốc gia, cũng như đề xướng biện pháp pháp luật liên quan đến giáo dục và đào tạo. Bộ cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo chính sách cho các cấp địa phương. Trực thuộc bộ có các Vụ quản lí và điều hành các mảng giáo dục khác nhau đó là.

    - Vụ giáo dục mầm non.

    - Vụ giáo dục tiểu học

    - Vụ giáo dục trung học

    - Vụ giáo dục chuyên nghiệp

    - Vụ Đại học và Sau Đại học

    - Vụ giáo dục Thường xuyên

    Ngoài ra, các vụ sau thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện các chức năng cụ thể.

    - Văn phòng

    - Vụ Kế hoạch-Tài Chính

    - Vụ Hợp tác quốc tế.

    - Vụ tổ chức cán bộ

    Tuy nhiên việc cung cấp và thực hiện giáo dục thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh và huyện. Việc điều hành và quản lí các trường và các tổ chức thuộc trách nhiệm của cơ quan hữu trách địa phương về giáo dục. Các cơ quan này ở các cấp quản lí hành chính như sau.

    Sở Giáo dục-Đào tạo: Đó là cơ quan có trách nhiệm cấp tỉnh về giáo dục với những vai trò chính bao gồm phối hợp và hỗ trợ việc thực hiện các dịch vụ ở cấp huyện. Hơn nữa, các cấp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp (Kỹ thuật và dạy nghề), cao đẳng và đại học nhìn chung thuộc trách nhiệm trực tiếp của cơ quan hữu trách về giáo dục tương ứng. Các sở giáo dục do giám đốc sở đứng đầu. Về mặt hành chính, tỉnh chia thành các huyện.

    Phòng Giáo dục - Đào tạo: Các phòng giáo dục cấp huyện giám sát và kiểm soát các trường phổ thông mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Trong các lớp tiểu học, việc đánh giá học lực để xét học sinh lên lớp được tiến hành ngay tại các trường đó. Tuy nhiên, đến cuối lớp năm thì học sinh phải tham gia kì thi chuyển cấp để lên trung học cơ sở do Sở Giáo dục tổ chức. Tuy nhiên, chính phủ đang có kế hoạch sẽ không tổ chức các kì thi chuyển cấp cuối lớp 5 nữa. Các cuộc thi ở các lớp trung học cơ sở do từng trường riêng biệt tổ chức, nhưng vào cuối lớp 9 sẽ có một kì thi quốc gia do Sở giáo dục tổ chức. Cuối năm lớp 12 cũng có một kì thi như vậy để đảm bảo chất lượng giáo dục đồng thời là cơ sở để học sinh đăng kí vào các trường học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

    Ngoài ra, còn một số cơ quan độc lập có chức năng chuyên ngành cũng tham gia một phần vào sự phát triển giáo dục Việt Nam như NEIS-Viện khoa học Giáo dục quốc gia, một số loại trường trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

    b) Hệ thống tổ chức giáo dục quốc dân Việt Nam

    Hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam được chia thành các cấp khác nhau. Trong đó được phân chia chính là thành hai mảng giáo dục và đào tạo. Cụ thể được minh hoạ thể hiện như sau















    Việt Nam có ba cấp giáo dục chính (tiểu học, trung học và cao đẳng, đại học) trong hệ thống giáo dục chính thức. Cấu trúc của hệ thống giáo dục có thể được minh hoạ như sau: Lớp mẫu giáo 3-5 tuổi, 5 năm tiểu học, 7 năm trung học (4 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông), và 3 -5 năm cho đại học hoặc cao đẳng, từ dưới 1 năm đến 3 năm theo các chương trình dạy nghề và kĩ thuật. Trên đó là thạc sĩ, tiến sĩ từ 2-4 năm.

    Cũng có những chương trình dạy nghề và kĩ thuật có thời gian học khác nhau để học viên có thể tham gia sau khi học xong trung học trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ngoài ra, các chương trình giáo dục phi chính quy như chương trình xoá mù chữ, sau xoá mù chữ, tiểu học và trung học cơ sở phi chính quy cũng được tổ chức trên toàn quốc. Trong đó chỉ có bậc tiểu học, trung học phổ thông trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học có những hệ thống giáo dục không chính quy. Đó là các lớp bổ túc văn hoá, lớp xoá mù, hệ tại chức, văn bằng 2.

    Bậc tiểu học và bậc trung học được quy định là nhóm giáo dục. Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học, cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ nằm trong nhóm đào tạo.

    1.2. Đặc điểm của giáo dục bậc tiểu học

    Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi: được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào năm học lớp 1 là 6 tuổi. ( ý 1 điều 22 Luật giáo dục).

    Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ mục tiêu phát triển giáo dục bậc tiểu học từ nay đến năm 2002 là: “ Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học” Nên cần hiểu rõ đặc điểm của bậc tiểu học là bậc học nền tảng. Đó là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Bậc tiểu học dành cho 100% trẻ em từ 6-11, 12 tuổi.

    Bậc tiểu học có bản sắc riêng và có tính độc lập tương đối: Đậm đặc tính sư phạm, không nhất thiết phụ thuộc vào sự giáo dục nghiêm ngặt trước đó và các bậc học sau. Bậc tiểu học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc trên.

    Bậc tiểu học có tính chất: Phổ cập và phát triển, dân tộc và hiện đại, nhân văn và dân chủ.

    a) Giáo viên, cán bộ công chức: Giáo viên dạy trong các trường tiểu học được quy định phải có trình độ tốt nghiệp trung học sư phạm. Nhung thực tế để có đủ giáo viên giảng dạy thì những người không đủ khả năng học trung học sư phạm được phép thi vào những chương trình đào tạo khác như 12+2. Đặc biệt đối với vùng sâu vùng xa giáo viên có thể chỉ cần học qua chương trình 9+7 là có thể giảng day. Điều này dẫn đến sự mất cân đối giữa các vùng, miền trong nước. Những vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi thì trình độ chuẩn giáo viên thấp hơn nhiều so với vùng thành thị.

    Tuy nhiên do đặc thù của lứa tuổi học tiểu học nên giáo viên cán bộ công chức của bậc học tiểu học cũng có nét rất riêng biệt. Đó là giáo viên tiểu học trình độ chuyên môn không cần phải cao nhưng đòi hỏi kiến thức sư phạm lại rất cao. Giáo viên ngoài nhiệm vụ giảng day, truyền đạt kiến thức tổng hoà về thế giới xung quanh cho trẻ thơ còn phải một nhà tâm lí. Giáo viên phải có lòng kiên nhẫn, nắm bắt được tâm lí trẻ thơ từ đó kết hợp với gia đình uốn nắn xây dựng nhân cách cho trẻ. Giáo viên phải có trình độ truyền đạt kiến thức một cách khoa học, phù hợp với sự nhận thức của trẻ em hình thành nhân thức mới đúng đắn đảm bảo trẻ em phát triển cân đối cảc về thể chất và tinh thần.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...