Thạc Sĩ Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục biểu đồ
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU NÓI CHUNG VÀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÓI RIÊNG 5
    1.1. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập 5
    1.1.1. Khái niệm, phân loại đơn vị sự nghiệp 5
    1.2. Cơ chế tự chủ tài chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập 6
    1.2.1. Sự cần thiết ra đời cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập 6
    1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, lợi ích của cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập . 10
    1.2.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập 13
    1.2.4. Cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính trong đào tạo ở một số cơ sở giáo dục trong nước . 18
    1.3 Tổng quan về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp GD&ĐT ở Việt Nam thời gian qua 22
    1.3.1 Tổng quan về tình hình thưc hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp GD&ĐT ở Việt Nam 22
    1.3.2 Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp GD&ĐT tại Việt Nam thời gian qua . 23
    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH QUẢNG NINH THÔNG QUA GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 28
    2.1. Khái quát về Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh Quảng Ninh . 28
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh 28
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh . 28
    2.2. Cơ chế tự chủ tài chính và thực trạng thực thi cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh . 31
    2.2.1. Sự hình thành cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh . 31
    2.2.2. Thực trạng thực thi cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh 32
    2.2.3 Đánh giá chung thực trạng thực thi cơ chế tự chủ tài chính 64
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP VÀ GDTX TỈNH QUẢNG NINH . 68
    3.1. Phương hướng phát triển của Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh 68
    3.1.1. Quan điểm đầu tư, phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước về giáo dục thường xuyên . 68
    3.1.2. Phương hướng phát triển của Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh 70
    3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ trong việc huy động nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi . 72
    3.2.1. Giải pháp về bộ máy tổ chức. mô hình quản lý tài chính . 72
    3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát nội bộ khi thực thi quyền tự chủ tài chính . 76
    3.3.1 Giải pháp liên quan đến quy trình lập kế hoạch ngân sách 76
    3.3.2. Giải pháp hoàn thiện Công tác kiểm tra , giám sát nội bộ 77
    KẾT LUẬN 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 79

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục. Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trên thực tế cũng tồn tại nhiều bất cập như: quản lý ngân sách giáo dục rất phân tán, mức chi đầu tư xây dựng cơ bản còn rất thấp so với nhu cầu, định mức phân bổ ngân sách chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, chế độ học phí còn thấp không phù hợp với mặt bằng giá cả, việc quản lý các nguồn thu tại các cơ sở giáo dục còn chưa được kiểm soát. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập nhìn chung còn nhiều hạn chế về tác dụng
    Năm 2012, NSNN dành cho giáo dục tăng 5,4% so với năm 2011 đạt 5.762 tỷ đồng. Riêng dự toán chi thường xuyên là 4.832 tỷ đồng tăng 15% sơ với năm 2011, chi đầu tư phát triển là 929 tỷ đồng tăng 3,5% so với năm 2011. Năm 2012 là năm thứ 2 việc phân bổ ngân sách chi thường xuyên được thực hiện trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
    Việc tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính mới chỉ giao quyền tự chủ về nội dung chi nhưng mức thu vẫn phải thực hiện theo quy định chung, do đó các đơn vị được giao vẫn gặp khó khăn về tổng kinh phí hoạt động.
    Nghị định 10/2002/NĐ-CP và sau này Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển đổi cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục - đào tạo theo hướng tự chủ, lấy nguồn thu sự nghiệp để bù đắp chi phí cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình nghị sự cải cách tài chính công. Đó là:
    Thứ nhất, thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay bằng việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách.
    Thứ hai, xoá bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “Xin- Cho”, thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách và phần còn lại do đơn vị tự trang trải.
    Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, y tế. Khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực này.
    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện, những hạn chế đó có thể bắt nguồn từ cơ chế chính sách của Nhà nước hoặc từ bản thân các đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
    Cũng như các cơ sở giáo dục và đào tạo khác, Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Thực tế hiện nay, Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh đang phải thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ: Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề theo ba Quy chế khác nhau của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội mà ở các tỉnh khác, mỗi nhiệm vụ này được giao cho một Trung tâm có Quy chế tổ chức và chức năng nhiệm vụ độc lập để thực hiện. Việc thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ làm cho quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên gặp nhiều khó khăn, bất cập cần phải được nghiên cứu xây dựng một cơ chế tài chính hoàn thiện.
    Xuất phát từ những phân tích trên, Tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh”.
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài
    Nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn thu tại cơ sở góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tạo điều kiện cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, tổ chức sắp xếp lại bộ máy hoạt động, tăng thu nhập cho người lao động.
    3. Đôi tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Về lý luận: Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính trong cơ sở giáo dục- đào tạo nói chung và tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
    - Về thực tiễn: Nghiên cứu mô hình quản lý tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh khi phải thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ: Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề theo ba Quy chế khác nhau của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Tiến hành nghiên cứu, khảo sát cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm thực hiện (năm 2008, 2009, 2010,2011, 2012).
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và trong các giáo dục và đào tạo nói riêng.
    Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp so sánh, đánh giá kết quả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thực hiện quyền tự chủ.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Ý nghĩa khoa học: Xác định tồn tại về cơ chế quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp có thu, đặc biệt là đối với cơ sở giáo dục có nhiều loại hình đào tạo.
    - Thực tiễn: Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh nhằm mực đích tăng thu, tăng tính tự chủ trong công tác quản lý tài chính.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bản tiểu luận được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên nói riêng
    1.1 Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
    1.2 Cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính trong đào tạo ở một số cơ sở đào tạo công lập trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh.
    1.3 Tổng quan về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp thường xuyên ở Việt Nam thời gian qua
    Chương 2: Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh.
    2.1 Khái quát về Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh
    2.2 Cơ chế tự chủ tài chính và thực trạng thực thi cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh.
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh.

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
    ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU NÓI CHUNG VÀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÓI RIÊNG
    1.1. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
    1.1.1. Khái niệm, phân loại đơn vị sự nghiệp
    1.1.1.1 Khái niệm
    Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế Những hoạt động này nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị là chủ yếu, không vì mục tiêu lợi nhuận.
    1.1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp
    Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:
    - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).
    - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).
    - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
    Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có sự tha đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, phân loại lại cho phù hợp.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Báo cáo tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ năm 2008,2009, 2010, 2011, 2012 của Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh.
    2. Nguyễn Duy Lạc, Phí Thị Kim Thư, Lưu Thị Thu Hà (2004), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ, Trường đại học Mỏ - địa Chất Hà Nội.
    3. Nghị định số 43/2006/Nđ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập
    4. Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên.
    5. Quyết định số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14/5/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm dạy nghề.
    6. Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
    7. Thông tư số 203/2008/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định với các tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải trích khấu hao mòn tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước.
    8. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/Nđ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập
    9. Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập
    10. Website của Bộ Giáo dục và đào tạo, www.edu.net.vn
    11. Website của cải cách hành chính, www.caicachhanhchinh.gov.vn
    12. Website của Chính phủ , www.chinhphu.vn
    13. Website của Tài chính , www.mof.gov.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...