Luận Văn Nghiên cứu hoàn chỉnh mô hình công nghệ xử lý nước cấp cho các nhà máy sản xuất dược phẩm theo tiêu

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong bất kỳ mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử nào thì một sự thật hiển nhiên luôn luôn đúng đã được chứng minh rằng nước là một yếu tố đóng vai trò quan trọng và cần thiết quyết định sự duy trì, tồn tại của mọi vật. Từ thiên nhiên, loài vật, cho đến con người.
    Với sự phát triển mạnh mẽ của nước ta hiện nay thì ngành công nghiệp Dược luôn được đánh giá cao và dành được rất nhiều sự quan tâm, thu hút đặc biệt của không ít các nhà nghiên cứu và sản xuất trong cùng lĩnh vực, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, nhưng cũng đầy sự cạnh tranh khắc nghiệt. Trong đó, vấn đề nước sạch (nước tinh khiết và nước cất) là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng, cần thiết và đóng vai trò quyết định chất lượng sản phẩm, từ đó gây dựng được những uy tín và thương hiệu riêng cho mỗi công ty, doanh nghiệp, tạo nên vị trí đứng của các tổ chức sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, các công ty dược cần phải không ngừng cố gắng nỗ lực, nghiên cứu, cải thiện mô hình công nghệ xử lý nước sao cho thật hợp lý, đảm bảo số lượng và chất lượng nước theo đúng tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt) của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã đặt ra.
    Vậy tại sao trong các nhà máy dược, hệ thống xử lý nước lại đóng vai trò quan trọng và thiết yếu đến như vậy? Nước là nguyên liệu ban đầu được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất dược phẩm. Nước được dùng trong sản xuất tất cả các dạng bào chế và là một thành phần trong đa số các dược phẩm. Khác với các nguyên liệu ban đầu khác, nước là nguyên liệu phải được nhà sản xuất xử lý trước khi sử dụng. Ngoài ra, các đặc tính chất lượng của nước có thể thay đổi đột ngột phụ thuộc vào chất lượng nguồn cung cấp nước đầu vào, vì vậy hệ thống xử lý nước trong nhà máy phải được quản lý một cách nghiêm ngặt. Chúng ta phải xác định rõ rằng mỗi mục đích sử dụng nước đều có những yêu cầu và tiêu chuẩn khắt khe riêng để mang lại hiệu quả như mong muốn cho nhà sản xuất. Bởi lẽ nước trong ngành Dược được dùng để pha chế thuốc, nó đi trực tiếp vào từng viên thuốc và tạo nên chất lượng sản phẩm. Khi các sản phẩm đó được tung ra thị trường tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Vầy nên nước sạch rất quan trọng ngay từ những khâu đầu tiên như súc rửa chai, lọ đựng thuốc, cho đến các khâu như pha chế, sản xuất thuốc. Và nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra dây chuyền xử lý nước sao cho thật hợp lý, đảm bảo đồng thời các yếu tố: chất lượng, vận hành hệ thống ổn định để cho ra kết quả luôn luôn đạt tiêu chuẩn đã định. Hiểu rõ về sự cần thiết và tầm quan trọng của nước, cũng như hệ thống xử lý nước trong các nhà máy dược, em đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu hoàn chỉnh mô hình công nghệ xử lý nước cấp cho các nhà máy sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP - WHO ” làm chuyên đề cho Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành của mình.



    Tính cấp thiết của đề tài:
    Ngành công ngiệp Dược nói chung, sản xuất thuốc nói riêng ở nước ta đang trên đà phát triển, bằng chứng là những năm gần đây ngày càng có nhiều nhà máy dược mọc lên. Tuy nhiên, không ít các nhà máy (kể cả nhà máy mới thành lập và nhà máy đã có bề dày sản xuất hàng chục năm) vẫn không thể tránh được những vấn đề về chất lượng như thuốc bị nhiễm khuẩn, không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã quy định và hậu quả là phải bỏ tất cả những lô thuốc bị nhiễm hoặc không đạt yêu cầu đó. Chi phí do bị tổn thất là hoàn toàn không nhỏ. Công nghệ xử lý nước cấp để phục vụ cho ngành dược được xem như một yếu tố chủ chốt quyết định đến chất lượng thuốc. Vì thế nghiên cứu kỹ hơn nữa về dây chuyền, công nghệ xử lý nước cho ngành dược (cụ thể là cho súc rữa chai, lọ; pha chế thuốc, ) là cần thiết và cấp bách.



    Tình hình nghiên cứu:
    Nghiên cứu về đề tài này cần một khoảng thời gian khá lâu (lên đến hàng năm) và đặc biệt là phải trải qua thực tế, từ khâu vận hành, bảo trì – bảo dưỡng hệ thống cho đến khâu quản lý kỹ thuật, chất lượng, hồ sơ của hệ thống và phải được đào tạo riêng.



    Mục đích nghiên cứu:

    Hoàn chỉnh mô hình công nghệ xử lý nước cấp cho các nhà máy sản xuất dược phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO.
    Đưa ra một số vấn đề thường gặp trong thực tế, có thể làm mất đi tính ổn định của hệ thống, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sau xử lý, không đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn GMP – WHO và các giải pháp khắc phục.



    Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Nhiệm vụ nghiên cứu là bám sát tình hình thực tế, nghiên cứu trong phạm vi của ngành sản xuất dược phẩm trên dây chuyền hệ thống xử lý nước cấp, hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.



    Phương pháp nghiên cứu:
    Lấy nền tản từ kiến thức chuyên ngành trên ghế nhà trường làm cơ sở. Bên cạnh đó, vận dụng thêm kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực tế trong dây chuyền xử lý nước cũng như quản lý chất lượng hệ thống nước tại các nhà máy dược ra nghiên cứu, đúc kết lại thành những vấn đề chủ chốt. Ngoài ra, cũng sưu tầm thêm từ sách, internet, các nhà chuyên môn, đồng nghiệp, các công ty chuyên thiết kế hệ thống nước cấp, nước tinh khiết cho ngành công nghiệp dược .




    Các kết quả đạt được của đề tài:
    Kết quả của việc nghiên cứu chắc chắn sẽ không thể là hoàn toàn tối ưu, nhưng nó sẽ có ích cho việc tham khảo. Đề tài đã mang đến cái nhìn khá toàn diện về các vấn đề xử lý nước cho ngành công nghiệp dược. Đối với các nhà máy dược phẩm mới thành lập có thể tham khảo để tránh một phần những sai sót ngay từ khâu thiết kế, đối với những nhà máy đã hoạt động mà vấp phải những vấn đề về chất lượng nước cũng có thể tham khảo, biết đâu sẽ tìm thấy giải pháp riêng.



    Kết cấu của Khoá luận tốt nghiệp:
    Khoá luận tốt nghiệp này bao gồm bốn chương:
    Chương 1: Tổng quan về xử lý nước cấp trong ngành dược.
    Chương 2: Dây chuyền công nghệ xử lý nước.
    Chương 3: Hồ sơ nước và một số phương pháp phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước theo Dược Điển Việt Nam IV.
    Chương 4: Những kinh nghiệm trong vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...